Ngành Marketing – Những cơ hội phát triển khi học ngành marketing ở thời đại ngày nay
Cập nhật ngày: 02/01/2024 lúc 6:22 sáng
Lựa chọn nghề nghiệp là một quyết định gây ảnh hưởng toàn diện đến cuộc sống của bất kỳ ai. Xã hội ngày càng phát triển, những yêu cầu của công việc cũng thay đổi và đòi hỏi nhiều yếu tố từ ứng viên hơn. Và tiêu chí chọn ngành của con người cũng thay đổi ít nhiều khi quyết định chọn ngành chịu tác động từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
Với những người có hứng thú với kinh doanh, Marketing là một trong những sự lựa chọn hàng đầu, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay. Hãy cùng nhau đưa ra một cái nhìn tổng quát về ngành Marketing, để có một quyết định đúng đắn, liệu có nên chọn ngành Marketing?
Nghề marketing là gì ?
Hiểu đơn giản, marketing là việc phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách hiệu quả. Chức năng chủ yếu của marketing là “thu hút và gìn giữ” khách hàng thông qua chương trình marketing (còn gọi là marketing mix) với mô hình 4P nổi tiếng: Product (sản phẩm); Price (giá); Place (phân phối); Promotion (khuếch trương, xúc tiến). Cơ hội kinh doanh chính là các nhu cầu và ước muốn của khách hàng cần đươc thỏa mãn. Marketing tìm cách trả lời cho câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho nó?
Tại sao nên học nghề marketing ?
Cơ hội phát triển của ngành nghề marketing
Ngành nghề marketing hiện là một trong những nghề có nhu cầu lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển, người ta càng cần đến marketing. Có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao.
Marketing được sử dụng trong mọi công ty, mọi ngành nghề, vì vậy tiềm năng nghề nghiệp là không giới hạn. Bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội trong lĩnh vực Marketing với các vị trí công việc sau đây:
– Nghiên cứu thị trường
– Brand Management ( Quản lý thương hiệu )
– Advertising ( Quảng cáo )
– Promotions
– PR Quan hệ công chúng
Mức lương của ngành nghề marketing
– Đối với nhân viên marketing mới vào nghề có mức lương từ 3 – 5 triệu mỗi tháng
– Đối với chuyên viên marketing có mức lương từ 5 – 7 triệu mỗi tháng
– Đối với trưởng phòng Marketing có mức lương từ 8 – 12 triệu mỗi tháng, thậm chí lên tới 15 triệu/tháng tuỳ theo hiệu quả công việc của phòng ban đó.
– Đối với Giám đốc Marketing có mức lương từ 15 – 25 triệu mỗi tháng tuỳ theo mức độ hiệu quả của phòng, của bộ phận phụ trách.
Những thách thức khi học nghề marketing
Hiện nay mức lương trung bình cho vị trí nhân viên Marketing dao động từ 7-10 triệu đồng, trong khi đó các vị trí quản lý như: Marketing manager, cố vấn truyền thông, quản lý thương hiệu… thì lên tới 15-30 triệu đồng – những con số cực kỳ hấp dẫn so với mặt bằng chung của thị trường lao động.
Cơ hội và triển vọng là rất lớn, nhưng thách thức với các bạn trẻ muốn thành công ở lĩnh vực này cũng không hề nhỏ. Số lượng người tìm việc trong ngành Marketing hiện tại lên tới 12.579 người, trong khi số lượng công việc đang tuyển dụng chỉ là 1.206. Sự chênh lệch này cho thấy mức độ cạnh tranh là cực kỳ khốc liệt.
Để có thể thành công khi tìm việc làm ngành Marketing, bạn trẻ cần phải xác định được bản thân có những khả năng phù hợp hay không, tránh tình trạng lao vào như “thiêu thân” để rồi cuối cùng chìm nghỉm trong vòng xoáy cạnh tranh.
Học ngành marketing là học gì ?
Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…
Với kiến thức được trang bị, người học có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường; nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng; hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả; nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…
Những Kĩ năng cần thiết của một marketer
Đặc biệt khi bạn còn là sinh viên. Để trở thành một marketer giỏi trong tương lai thì ngoài kiến thức chuyên môn bạn cần bổ sung nhiều kĩ năng quan trọng khác:
Khả năng thích nghi và linh hoạt
Trong kinh doanh, những vấn đề bất ngờ hay các yếu tố môi trường có thể khiến chúng ta phải thay đổi phương án. Nhưng marketers cần có một khả năng thích ứng cao để linh hoạt, bình tĩnh hơn trong việc xử lý tình huống.
Hơn thế nữa họ cũng có thể biến những tình huống này thành lợi thế cho bản thân.
Quan sát và lắng nghe
Khả năng quan sát và lắng nghe giúp các marketers nắm bắt được tâm lý khách hàng. Từ đó, có thể nắm rõ được mong muốn, nguyện vọng khách hàng. Đồng thời cải tiến sản phẩm hay tạo ra những sản phẩm mới tốt hơn đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Nhiệt tình và sáng tạo
Trước tiên bạn cần có được sự nhiệt tình và sự sáng tạo không ngừng. Những người làm marketing cần có một cái đầu nhạy bén cùng với những ý tưởng có khi là điên rồ. Nhưng việc chấp nhận những rủi ro, tình huống hóc búa hay thậm chí là những sự kiên quái gở cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công.
Kĩ năng giao tiếp
Ngoài ra khả năng giao tiếp cũng vô cùng cần thiết đối với các marketers. Bạn không chỉ thường xuyên trao đổi tiếp xúc khách hàng và bạn còn phải làm việc với nhân viên cũng như các đối tác.
Một marketers giỏi sẽ biết linh hoạt điều chỉnh hành vi phù hợp với từng đối tượng mà họ tiếp xúc, trao đổi.
Ngoài ra, trong cuộc đối thoại, các marketers cần tạo được những câu chuyện và dẫn dắt khách hàng theo câu chuyện của chính mình, chạm đến cảm xúc người mua và làm cho họ thấy thú vị với sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn.
Kĩ năng làm việc nhóm
Một chiến dịch marketing không thể thành công nếu như chỉ có một người. Đây là một việc đòi hỏi sự đóng góp của cả một tập thể.
Vì thế mà khả năng làm việc nhóm là điều vô cùng cần thiết.
Marketers không chỉ phối hợp với team của mình mà còn phải phối hợp với các bộ phận khác để có được cái nhìn bao quát tổng thể từ đó đưa ra hướng đi phù hợp và thực hiện nó một cách tốt nhất.
Kĩ năng sale
Kĩ năng này tưởng chừng như chỉ cần có ở những nhân viên sales. Nhưng không. Những người làm marketing rất cần kĩ năng bán hàng. Vì họ có nhiệm vụ làm cho khách hàng nhận ra rằng họ cần mua sản phẩm ngay cả khi họ không có ý định đó ban đầu.
Sinh viên học marketing ra trường làm gì ?
Có rất nhiều bộ phận trong ngành marketing và mỗi công ty thường có những tên gọi khác nhau cho các bộ phận này. Dưới đây là danh sách bao gồm một số bộ phận mà các sinh viên ngành marketing có khả năng ứng tuyển được sau khi ra trường:
Quảng cáo (Advertising)
Bộ phận Advertising có nhiệm vụ quảng bá một ý tưởng hay một sản phẩm dịch vụ trên thị trường bằng cách đặt quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
Quan hệ công chúng (Community Involvement hay Public Relations)
Một chiến lược truyền thông sẽ tạo dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Chăm sóc khách hàng (Customer service)
Về cơ bản, marketing cũng có vai trò trong việc đưa ra sự hỗ trợ và những lời khuyên cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp, người bán không chỉ cung cấp dịch vụ trước, trong mà còn cả sau khi bán sản phẩm.
Dịch vụ tốt sẽ khiến khách hàng hài lòng và thậm chí mang lại giá trị vượt xa những gì họ mong đợi. Nếu bạn không thể làm được điều này thì bạn sẽ thua kém đối thủ của mình ngay cả khi sản phẩm của bạn tốt hơn.
Direct marketing
Bộ phận này bao gồm những việc gửi thông điệp của bạn trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua tờ rơi, biểu mẫu, tờ quảng cáo,…
Phân phối (Distribution)
Phân phối là một phần của chuỗi cung ứng. Bộ phận này có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ kho đến các cửa hàng hoặc siêu thị.
Nghiên cứu thị trường (Market Research)
Nghiên cứu thị trường là một trong những quá trình thu thập và phân tích thông tin.
Dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về cách mà mọi người phản ứng trước những sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường liên tục và không ngừng. Việc họ trao đổi, tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu đối thủ cũng chính là đang nghiên cứu thị trường.
Việc này sẽ giúp tạo ra nhiều dữ liệu về sản phẩm, khách hàng và thị trường của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch truyền thông (Media Planning)
Kế hoạch truyền thông có liên quan chặt chẽ đến chiến lược marketing. Nó sử dụng các kênh truyền thông tốt nhất để tiếp cận thị trường mục tiêu. Chúng bao gồm internet, TV, radio, báo, tạp chí,…
Định giá sản phẩm (product pricing)
Khi đặt giá, bạn nên tính đến chi phí sản xuất và vận chuyển. Bạn cũng nên xem xét các đối thủ của mình đang bán nó với giá bao nhiêu, chất lượng như thế nào.
Hầu hết các sản phẩm hiếm khi giữ nguyên giá trong thời gian dài. Vì có khả năng chi phí sản xuất thay đổi, tiền lương tăng hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn cũng giảm giá đột ngột. Bạn cần nên nhận thức được mọi yếu tố ảnh hưởng đến giá cả mọi lúc.
Kinh doanh bán hàng (sales)
Sales bao gồm việc lập kế hoạch và hỗ trợ đội ngũ bán hàng bằng việc hướng dẫn họ các cách thúc đẩy các chỉ tiêu bán hàng. Nó cũng liên quan đến việc tổ chức sắp xếp một kế hoạch làm thế nào để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiện có. Nhân viên sales có vai trò trong việc hoàn thành các chỉ tiêu đó.
One-to-one marketing
One-to-one marketing liên quan đến việc giao tiếp, trao đổi một cách trực tiếp với từng khách hàng. Công ty sau đó có thể đưa ra một số điều chỉnh để tiếp cận thị hiếu và sở thích của mỗi khách hàng.
Impression marketing
Là thành viên của phòng ban này, bạn phải làm sao để khiến người dùng có được nhận thức tốt về sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Học ngành marketing ở đâu tốt ?
1. Khoa Marketing tại trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM)
Địa chỉ: Có 3 cơ sở
Cơ sở 1: 306 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình. Nơi này tập trung các phòng đào tạo.
Cơ sở 2: Số 2C Phổ Quang, Quận Tân Bình. Nơi này dành cho các sinh viên lớp chất lượng cao, quốc tế, đặc biệt.
Cơ sở 3: Số 458/3F Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7. Nơi này dành cho sinh viên các lớp đại trà.
2. Khoa Marketing tại trường đại học Kinh tế – Tài chính (UEF)
Địa chỉ: 276 Điện Biên Phủ, Phường 17, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
3. Khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing tại đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH)
4. Ngành Marketing tại Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
Địa chỉ: Số 669, QL1, Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Trên đây là những thông tin về ngành marketing do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành nghề mà bạn đang lựa chọn. Và hãy nhớ phải tìm hiểu kỹ tất cả những thông tin về ngành nghề của mình để sau này không phải hối hận bạn nhé!