Ngành công nghệ thông tin – Sinh viên học công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Trong thời kỳ hội nhập, Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, ngành Công nghệ thông tin đã trở thành một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính và đam mê công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “Ngành Công nghệ thông tin là gì, ra trường làm gì?”. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về ngành công nghê thông tin qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Ngành công nghệ thông tin là gì ?

Ngành công nghệ thông tin là gì ?

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành các chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính truyền thông, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng… Công nghệ thông tin hầu như được sở dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.

Tại sao nên học ngành công nghệ thông tin

Tại sao nên học ngành công nghệ thông tin

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai, với cơ hội việc làm lớn. Theo học ngành này, khi ra trường, bạn có thể dễ dàng xin việc với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm;
Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra;
Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng  máy tính…
Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

Mức lương ngành Công nghệ thông tin

Mức lương dành cho các công việc liên quan đến công nghệ thông tin luôn ở mức từ khá đến cao, dao động trong khoảng 10 – 20 triệu tùy từng vị trí công việc. Ngoài ra, bạn còn có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài vì kiến thức bạn được học về cơ bản đều có thể sử dụng ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Những thách thức của ngành công nghệ thông tin

Hiện nay có 153 trường đào tạo nhóm ngành CNTT, mỗi năm cung cấp khoảng 150.000 sinh viên tốt nghiệp. Nhưng trong đó, chỉ có khoảng 30% ra trường có thể làm việc ngay, còn lại phải học thêm, đào tạo thêm mới có thể làm việc. Vì vậy, nhu cầu nhân lực chất lượng cao rất nhiều. Theo dự báo, nhu cầu nhân lực tiếp tục tăng và đang thiếu trầm trọng.

Rất nhiều trường ĐH còn mở thêm các ngành liên quan nhóm ngành CNTT như: internet vạn vật (IoT), khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo… Nhóm ngành này có sự cạnh tranh cao, lại đòi hỏi việc học tập suốt đời. Những người làm CNTT phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Khi ra trường, nếu lười biếng cập nhật thì sẽ ít có thành công trong công việc. “Học ngành này sẽ vất vả hơn nhiều ngành khác để có thể khẳng định mình. Nhưng lương nhóm ngành này vẫn nằm trong nhóm cao nhất. Trong 5 – 10 năm tới, nhóm ngành này vẫn còn nhu cầu nhân lực rất cao”.

Học ngành công nghệ thông tin là học gì ?

Học ngành công nghệ thông tin là học gì ?
Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology).  Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.
Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông tin trên toàn quốc. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Học công nghệ thông tin ra trường làm gì ?

Học công nghệ thông tin ra trường làm gì ?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách các công việc sau:
Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám. . .). Tập trung vào những ứng dụng về GIS trên thiết bị di động và trao đổi dữ liệu với máy chủ.
Các công ty điển hình: Esri, ArcGIS, FPT, TMA và các công ty phần mềm chuyên dụng khác. . .
Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT
Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp.
Các đơn vị: Ngân hàng, Bưu điện, Siêu thị . . .
Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT
Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và ra quyết định.
Các đơn vị: tập đoàn kinh doanh, sản xuất lớn như Samsung, IBM, CoopMart, Thế giới di động . . .
Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp
Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lãnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web, một trong những lĩnh vực nóng của CNTT.
Các đơn vị chuyên phát triển phần mềm: Microsoft, Google, CMC, các công ty phần mềm khác.

Người học ngành công nghệ thông tin cần những tố chất gì?

Người học ngành công nghệ thông tin cần những tố chất gì?
Mỗi công việc và nghề nghiệp đều có những yêu cầu riêng biệt đối với người đảm nhận vị trí đó. Tính cách và các kỹ năng mềm trong cuộc sống quan trọng không kém kiến thức chuyên môn hay các kỹ năng làm việc. Đối với các nhà tuyển dụng, việc quan sát cử chỉ, thái độ, tính cách của ứng viên quyết định một phần tương đối lớn cho kết quả tuyển dụng. Vì thế ngoài trau dồi kiến thức và kỹ năng làm việc, rèn luyện để hình thành các tố chất mà ngành Công nghệ thông tin cần giúp sinh viên tự tin hơn để theo đuổi công việc mình lựa chọn.

Đam mê với công nghệ, máy tính

Bất kì ngành nào cũng đòi hỏi người học có niềm yêu thích và hứng thú, đặc biệt đối với ngành Công nghệ thông tin luôn được đánh giá là khô khan thì niềm đam mê càng trở nên quan trọng. Nếu người học không yêu thích ngành này, việc học và làm sẽ dễ đem đến những căng thẳng, áp lực. Ngược lại nếu đã say mê tìm tòi, học hỏi thì ngành học này luôn mang lại những kiến thức mới lạ, hiện đại vì sự phát triển của ngành công nghệ kỹ thuật là không giới hạn, thậm chí còn có tốc độ phát triển vượt trội hơn một số ngành khác.

Nhạy bén, sáng tạo

Đây là nghề nghiệp đòi hỏi tư duy phân tích cao, khả năng tối ưu hóa các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả ứng dụng thực tiễn tốt nhất. Thêm vào đó, Công nghệ thông tin là ngành học khó và có tính cạnh tranh cao, vì vậy để dễ dàng thành công và vượt qua các đối thủ bạn cần có sự nhạy bén và sáng tạo trong mọi tình huống.

Sự cẩn thận, chính xác trong công việc

Trong quá trình xây dựng một ứng dụng, một phần mềm, hay một hệ thống xử lý, nếu xảy ra một sai sót nhỏ, toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến công ty của bạn, thậm chí gây ra thiệt hại không đáng có. Chính vì điều này để hoàn thành tốt các công việc liên quan đến khoa học, kỹ thuật và công nghệ, người làm cần tập cho mình tính cẩn thận và chính xác.

Những trường đào tạo ngành công nghệ thông tin

Những trường đào tạo ngành công nghệ thông tin
Ở nước ta hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin khiến các thí sinh và phụ huynh băn khoăn không biết nên học trường nào tốt nhất. Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Công nghệ thông tin theo từng khu vực dưới đây.
– Khu vực miền Bắc:
Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Hải Phòng
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Học viện Kỹ thuật Mật mã
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Công nghiệp Việt Hung
Đại học Điện lực
Đại học Giao thông vận tải
Đại học Hà Nội
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Đại học Thủy lợi
Đại học Xây dựng
Viện Đại học Mở Hà Nội
Đại học Đông Đô
Đại học Phương Đông
Đại học Đại Nam
Đại học Hòa Bình
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đại học Quốc tế Bắc Hà
Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
Đại học Thành Đô
Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
– Khu vực miền Trung:
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Đại học Nha Trang
Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Đại học Hà Tĩnh
Đại học Quy Nhơn
Đại học Quảng Bình
Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng
Đại học Quảng Nam
Đại học Phan Thiết
Đại học Vinh
Đại học Khoa học – Đại học Huế
Đại học Công nghệ Vạn Xuân
– Khu vực miền Nam:
Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM
Đại học Ngoại Ngữ – Tin học TP. HCM
Đại học Sư phạm TP. HCM
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
Đại học Giao thông vận tải TP. HCM
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Hùng Vương – TP. HCM
Đại học Công nghệ TP. HCM
Đại học Văn Lang
Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM
Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
Đại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Mở TP.HCM
Đại học Nông Lâm TP.HCM
Đại học Sài Gòn
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
Đại học Công nghệ Sài Gòn
Đại học Hoa Sen
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Văn Hiến
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành công nghệ thông tin do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về nghiệp nghiệp của mình và có những lựa chọn đúng cho tương lai bạn nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Link SocoLive TV chính thức.

Truy cập Uniscore kênh tỷ số bóng đá Xem trực tiếp Socolive TV hôm nay bóng đá kèo nhà cái