Ngành Thông tin – Thư viện – Những phẩm chất cần có để học tốt ngành thông tin – thư viện

Thông tin – thư viện là nghề phát hiện nguồn tin và xác định nhu cầu thông tin của người dùng trong xã hội để biết cách khai thác, thu thập tài liệu, xử lý tạo dựng hệ thống các sản phẩm thông tin. Ngành Thông tin – thư viện đào tạo ra những quản lý chuyên nghiệp cho các trường học, cơ quan Nhà nước và công ty, doanh nghiệp. Và để hiểu rõ hơn về ngành thông tin – thư viện mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nghề thông tin – thư viện là gì ?

Nghề thông tin – thư viện là gì ?

Ngành Thông tin – thư viện là ngành đào tạo những chuyên gia về thông tin, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, phân loại thông tin, đánh bút lục, và hướng dẫn tra cứu thông tin. Nắm chắc các hệ quản trị thư viện tích hợp trong việc quản trị thông tin, tư liệu; có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin – thư viện.

Tại sao nên học nghề thông tin – thư viện ?

Tại sao nên học nghề thông tin – thư viện ?

Cơ hội việc làm của nghề thông tin – thư viện

Khả năng hiểu và đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng người dùng tin trong mọi lĩnh vực là điểm mạnh giúp sinh viên ngành Thư viện – Thông tin học có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường và làm đúng ngành nghề.
Sau khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị thông tin có thể làm các vị trí như quản trị thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở giáo dục, đào tạo…; nhân viên quản trị website, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính…ở các cơ quan, tổ chức; giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về khoa học thư viện, thông tin học.
Đối với ngành Thư viện – Thông tin, sinh viên có thể trở thành chuyên viên thư viện – thông tin tại các cơ quan thông tin và thư viện; chuyên viên quản lý thông tin, hồ sơ, tài liệu tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tương tự, sinh viên có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về khoa học thư viện, thông tin học.

Mức lương của nghề thông tin – thư viện

Mức lương ngành Thông tin – thư viện như sau:
Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm từ 5 – 7 triệu/tháng.
Đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm là 7,5 – 13 triệu/tháng, tùy theo năng lực của bạn.
Đối với cấp quản lý cấp cao, có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên mức lương trung bình từ 13 – 16 triệu/tháng.

Những thách thức của nghề thông tin – thư viện

Toàn cầu hóa cũng mang lại cho ngành thông tin thư viện Việt Nam nhiều thách thức. Trước đây, với thư viện truyền thống, các hoạt động nghiệp vụ cảu thư viện từ trung ương đến địa phương đều có một số công đoạn giống nhau như xử lý tài liệu theo phương pháp thủ công, tổ chức mục lục, phục vụ bạn đọc,…

Ngày nay, như người ta đã nói, không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt khỏi với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bởi vậy, trong xu thế hội nhập, để tránh lạc hậu, các cơ quan thông tin thư viện đã nhanh chóng tiếp thu và triển khai các công nghệ, kỹ thuật và các chuẩn nghiệp vụ mới mà các chuyên gia của các nước phát triển đã nghiên cứu và phổ biến. Chính điều này đã làm cho ngành thông tin thư viện Việt Nam hòa nhập theo sự phát triển của ngành trên thế giới. Song cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại cho các thư viện và cơ quan thông tin không đồng đều như nhau. Cơ quan nào có quan hệ hợp tác tốt và nhiều dự án thì sẽ có những bước tiến rất nhanh trong việc phát triển công nghệ thông tin, xây dựng nguồn lực, đào tạo cán bộ,…

Học ngành thông tin – thư viện là học gì ?

Học ngành thông tin – thư viện là học gì ?

Kiến thức chuyên môn

Chương trình đào tạo ngành Thông tin – thư viện trang bị cho sinh viên những kiến thức về hoạt động thư viện và thông tin từ những vấn đề như: cách tổ chức xây dựng vốn tài liệu, cách lưu trữ và bảo quản tài liệu, đến việc khai thác xử lý thông tin, quản trị thông tin hiệu quả nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu của bạn đọc. Giúp sinh viên thông thạo việc tổ chức và quản lý dịch vụ thông tin hoặc các tài liệu cho những người có nhu cầu cập nhật thông tin.

Kiến thức kỹ năng

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng về phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm thông tin, số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục và cơ sở dữ liệu toàn văn cùng các sản phẩm thông tin tư liệu đa phương tiện khác phục vụ cho công việc. Có kỹ năng thực hành thành thạo các hoạt động nghiệp như: Xây dựng và phát triển nguồn tin, tổ chức kho và quản lý tài liệu, xử lý thông tin – tài liệu, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, tổ chức phục vụ người đọc, chia sẻ nguồn lực thông tin; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng soạn thảo, kỹ năng giao tiếp nói và viết và quản lý.

Những tố chất phù hợp với ngành Thông tin – thư viện

Những tố chất phù hợp với ngành Thông tin – thư viện
Ngành Thông tin – thư viện có cơ hội việc làm cao và hầu như không cần lo lắng về vấn đề thất nghiệp. Tuy nhiên, để làm được công việc này đòi hỏi bạn cần có những tính cách và tố chất sau đây:
Tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và cực kỳ cẩn thận;
Có khả năng về tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc nhanh;
Yêu sách, ham mê tìm tòi và học hỏi;
Biết sử dụng thành thạo vi tính;
Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc;
Có khả năng giao tiếp tốt;
Biết ngoại ngữ;
Kỹ năng phát hiện và xử lý thông tin tốt;
Kỹ năng tư duy, sáng tạo.

Sinh viên học thông tin – thư viện ra trường làm gì ?

Sinh viên học thông tin – thư viện ra trường làm gì ?
Cử nhân ngành Thông tin – thư viện sau khi ra trường có khả năng làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về ngành Thông tin – thư viện, hoặc làm việc trực tiếp tại thư viện các tỉnh thành, các trung tâm thông tin, thư viện tại trường đại học, cao đẳng, và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể:
Quản lý thư viện tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, trường THCS, THPT trên địa bàn cả nước.
Xuất bản sách: Bạn có thể sử dụng kiến thức về sách đã học trong nhà trường để lựa chọn và hiệu đính những xuất bản phẩm tại các cơ quan xuất bản, phát hành sách.
Lãnh đạo công nghệ thông tin người quyết định việc lựa chọn và ứng dụng những công nghệ tin học cho một doanh nghiệp và tiến hành quản lý cách thức chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong doanh nghiệp đó.
Quản lý nội dung thông tin: Chịu trách nhiệm tìm kiếm và tổ chức hệ thống thông tin cho cộng đồng mạng online. Đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin, tài liệu của người dùng.
Quản trị dữ liệu: Chuyên tổ chức, cập nhật và lưu trữ dữ liệu của tổ chức, công ty doanh nghiệp. Hoặc có thể đảm nhiệm việc môi giới cung cấp thông tin cần thiết cho đối tác có nhu cầu.
Phân loại dữ liệu: Phân loại và sắp xếp thông tin vào các mục phù hợp cho các công ty thương mại điện tử.
Ngoài ra, có thể đảm nhiệm công việc trong các cơ quan thông tin văn hóa của Trung ương đến địa phương, hay công tác tại các trang báo, tạp chí truyền thống, điện tử nhà nước và tổ chức phi chính phủ.

Các trường đào tạo ngành Thông tin – thư viện

Các trường đào tạo ngành Thông tin – thư viện
Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Thông tin – thư viện, chỉ có các trường sau:
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đại học Văn hóa Hà Nội
Đại học Nội vụ
Đại học Sài Gòn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành thông tin – thư viện do dean2020.edu.vn đã ttongr hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành nghề mà bạn đang muốn theo đuổi nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *