Ngành kỹ thuật vật liệu – Học ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu ra trường làm gì?

Kỹ thuật Vật liệu không phải là một ngành học mới nhưng luôn thu hút rất nhiều thí sinh lựa chọn tại các trường đại học, bởi nhu cầu nhân lực ngành này tại các công ty, doanh nghiệp vô cùng lớn. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về khối thi, trường đào tạo và cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật Vật liệu trong bài viết dưới đây nhé.

Ngành kỹ thuật vật liệu là gì ?

Ngành kỹ thuật vật liệu là gì ?

Ngành kỹ thuật vật liệu là gì ?

Ngành Kỹ thuật Vật liệu (một số trường đại học là Công nghệ vật liệu) là ngành nghiên cứu và triển khai các phương pháp chế tạo, xử lý vật liệu nhằm mục đích thu được vật liệu mới bền hơn, nhẹ hơn, có đặc tính ưu việt hơn, hấp dẫn và tiện dụng hơn trước đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.

Tại sao nên học ngành kỹ thuật vật liệu

Tại sao nên học ngành kỹ thuật vật liệu

Ngày nay, cùng với sự phát triển của rất nhiều các ngành kỹ thuật như công nghệ cơ khí, công nghệ hóa học, công nghệ hóa học, điện tử, công nghệ giao thông vận tải, kỹ thuật hàng không… ngày càng đòi hỏi ngành công nghệ vật liệu cũng phải phát triển nhằm đáp ứng phù hợp với sự phát triển chung của ngành công nghiệp.

Với đặc thù là ngành nghiên cứu về mối quan hệ, ảnh hưởng của thành phần và cấu trúc và công nghệ chế tạo đến tính chất của vật liệu, chúng ta đã được chứng kiến sự lớn mạnh của ngành công nghệ vật liệu qua từng giai đoạn: từ việc chế tạo, ứng dụng các vật liệu sơ khai như đồng, gang, thép…phục vụ chủ yếu cho chế tạo công cụ lao động thô sơ đến việc tách, tinh luyện nâng cao độ tinh khiết và chất lượng của các hệ vật liệu từ các dạng quặng của chúng phục vụ sản xuất máy móc, thiết bị, cho đến việc chế tạo được các hệ vật liệu có khối lượng riêng nhỏ hơn nhưng lại có độ bền tổng hợp lớn hơn, tuổi thọ cao hơn như hợp kim Al-Ti, Al-Mg, vật liệu composite để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không, vật liệu chịu mài mòn, vật liệu ma sát cho ngành giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu bán dẫn, quang điện có cấu trúc nano cho ngành điện, điện tử cho đến vật liệu nhớ hình cho ngành Y sinh…

Mức lương của ngành kỹ thuật vật liệu

Sinh viên ra tốt nghiệp có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm có thể dễ dàng đạt mức lương khoảng 650 USD/tháng, với vị trí giám đốc sản xuất, giám đốc kỹ thuật thì mức lương trong khoảng từ 2.000 USD – 3.700 USD/tháng (khoảng từ 40 triệu đến trên 70 triệu).

Học ngành kỹ thuật vật liệu là học gì ?

Học ngành kỹ thuật vật liệu là học gì ?

Ngành Kỹ thuật Vật liệu trang bị những kiến thức cơ bản và cơ sở khoa học để sinh viên hiểu biết nền tảng chung các nhóm vật liệu chính như: Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme, vật liệu Năng lượng và các vật liệu tiên tiến như vật liệu Bán dẫn, vật liệu Siêu dẫn, vật liệu Y sinh. Từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu.

Ngành học này đào tạo sinh viên có năng lực về: Lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng tăng tính hiệu quả cho công trình, thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ XD và có khả năng nghiên cứu phát triển vật liệu mới, công nghệ sản xuất và thi công vật liệu mới.

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị thêm những kỹ năng mềm như: Kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý điều hành và kỹ năng về nghiên cứu, đánh giá các vật liệu chuyên ngành; giúp sinh viên ra trường thích nghi nhanh với môi trường làm việc thực tế.

Một số ngành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu

Một số ngành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu

– Cơ học biến dạng và Cán kim loại

Sinh viên học ngành này trang bị cho học viên kiến thức chung về lĩnh vực khoa học tự nhiên: Đại số và Hình giải tích – Giải tích – Hình họa – Xác suất thống kê – Vật lý – Hóa học – Phương trình vi phân cơ bản – Cơ lý thuyết… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Vẽ kỹ thuật – Kỹ thuật điện – Kỹ thuật điện tử – Kỹ thuật nhiệt – Lý thuyết cán kim loại – Lý thuyết biến dạng dẻo – Cơ học ứng dụng… trước khi cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Công nghệ cán hình – Công nghệ cán tấm – Máy và Thiết bị cán kéo – Tự động hóa quá trình sản xuất cán – Công nghệ sản xuất ống – Thiết kế lỗ hình trục cán – Các phương pháp tính lực và công nghệ biến dạng – Thiết kế xưởng – Mô phỏng và Tối ưu hóa trong quá trình biến dạng – Biến dạng tạo hình vật liệu bột…

– Vật liệu và Công nghệ đúc

Sinh viên học chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ đúc được cung cấp các kiến thức chung dành cho Toán, Lý, Hóa và những kiến thức cơ bản về ngành giống như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại, ngoài ra còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Đại cương công nghệ vật liệu – Mô hình hóa và Điều khiển quá trình công nghệ – Mô hình hóa và Điều khiển quá trình đúc – Cơ sở lý thuyết đúc – Hợp kim đúc – Gia công nhiệt và Kỹ thuật bề mặt vật đúc – Công nghệ nấu luyện kim – Vật liệu làm khuôn – Công nghệ đúc – Thiết kế công nghệ đúc và CAD/CAM – Cơ khí hóa và Hiện đại hóa sản xuất đúc (Thiết bị đúc) – Lập dự án đầu tư và Xây dựng xưởng đúc – Xử lý số liệu và Quy hoạch thực nghiệm… Khi ra trường, sinh viên có khả năng làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, sản xuất gia công và phân phối các vật liệu luyện kim trong toàn quốc.

– Luyện kim màu và Luyện kim bột

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Luyện kim màu và Luyện kim bột không chỉ có kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên mà còn được học các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nhiệt động và Động học luyện kim – Luyện kim đại cương – Hỏa luyện – Thủy luyện – Điện phân – Qúa trình và Thiết bị luyện kim – Công nghệ luyện các kim loại màu quý hiếm – Luyện kim bột – Luyện kim loại hiếm, bán dẫn – Luyện kim loại sạch và siêu sạch – Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim màu – Khoáng vật và Tuyển khoáng – An toàn lao động… Tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng làm việc trong các nhà máy tinh luyện các loại kim loại màu, kim loại bột…

– Vật liệu và Nhiệt luyện

Chuyên ngành Vật liệu và Nhiệt luyện trang bị cho sinh viên kiến thức chung thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành giống như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại đồng thời còn được cung cấp những kiên thức chuyên sâu của chuyên ngành: Chuyển pha trong vật liệu – Lý thuyết điện tử trong vật liệu – Các phương pháp phân tích cấu trúc – Công nghệ nhiệt luyện – Xử lý bề mặt – Thiết bị và Thiết kế xưởng nhiệt luyện – Công nghệ vật liệu tiên tiến – Hợp kim kệ sắt – Kim loại và Hợp kim màu – Vật liệu phi kim loại… Sau khi học xong chuyên ngành này, sinh viên có khả năng ứng dụng các khoa học kỹ thuật về vật liệu và nhiệt luyện vào trong thực tế cuộc sống.

– Luyện kim đen

Kỹ sư chuyên ngành Luyện kim đen được trang bị những kiến thức chung về Toán, Lý, Hóa, kiến thức cơ bản dành cho ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Các kim loại, ngoài ra còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Lý thuyết các quá trình luyện kim – Nguyên liệu luyện kim – Công nghệ luyện gang – Công nghệ luyện lim phi cốc – Công nghệ luyện thép – Công nghệ luyện thép hợp kim và Luyện thép đặc biệt – Công nghẹ luyện ferro – Công nghệ đúc thỏi thép – Công nghệ tinh luyện kim loại – Ăn mòn và Bảo vệ kim loại – Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim – An toàn lao động và Bảo vệ môi trường trong nghệ luyện kim… Khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại các sở nghiên cứu, sản xuất gia công và phân phối các vật liệu luyện kim trong toàn quốc.

– Vật liệu Polyme

Chuyên ngành Vật liệu Polyme nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về Toán, Lý, Hoá: Đại số và hình học giải tích – Vật lý chất rắn – Kỹ thuật điện – Nhiệt động lực học kỹ thuật – Truyền nhiệt thiết bị trao đổi nhiệt – Hoá… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Hoá lý Polyme – Vật liệu học – Kỹ thuật sản xuất chất dẻo – Kỹ thuật gia công Polyme… đồng thời còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Vật liệu kim loại – Vật liệu Silicat – Công nghệ chất tạo màng… Ngoài ra sinh viên còn được lựa chọn rất nhiều môn học bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Polyme sinh học và Polyme phân huỷ – Phương pháp  thiết kế sản phẩm cao su, nhựa – Các phương pháp tính và đánh giá Polyme – cao su biến tính và cao su blend – Gia công Polyme bằng phương pháp ép phun và đùn trục vít – nghiên cứu vi cấu trúc vật liệu – nhiệt động lực học vật liệu – gia công vật liệu – Giản đồ pha và chuyển pha…
Sau khi ra trường sinh viên có khả năng thiết kế, gia công chế tạo, ứng dụng và vận hành dây chuyền sản xuất cho các đơn vị hoạt động liên quan đến ngành công nghệ vật liệu nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vật liệu Polyme…

– Vật liệu màng mỏng

Chuyên ngành công nghệ vật liệu màng mỏng trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về công nghệ và chế tạo vật liệu màng mỏng thông qua nội dung các môn học về cấu trúc, tính chất và ứng dụng của màng mỏng, một số phương pháp chế tạo màng mỏng kim loại, ceramic, polyme và các phương pháp khảo sát cấu trúc, tính chất màng mỏng.

Các khối thi vào ngành Kỹ thuật Vật liệu

Các khối thi vào ngành Kỹ thuật Vật liệu
– Mã ngành Kỹ thuật Vật liệu: 7520309 (ngành Công nghệ Vật liệu tại một số trường đại học sử dụng mã ngành là 7510402).
– Ngành Kỹ thuật Vật liệu xét tuyển những khối sau:
A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Học ngành kỹ thuật vật liệu ra trường làm gì ?

Học ngành kỹ thuật vật liệu ra trường làm gì ?
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Vật liệu, người học có đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc sau:
Kỹ sư thiết kế, nghiên cứu, vận hành trong các công ty, tập đoàn công nghiệp trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, vật liệu điện – điện tử…
Giảng viên tại các trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và Viện nghiên cứu có liên quan đến vật liệu.
Quản lý giám sát, kiểm soát chất lượng vật liệu và thi công các dự án xây dựng trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như: bê tông, xi măng, gốm xây dựng, thủy tinh xây dựng.
Cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng.
Kỹ sư vận hành tại các công ty luyện kim, đúc, cán-kéo, nhiệt luyện kim loại, các công ty sản xuất xi măng, bê tông, gốm sứ…
Kỹ sư chế tạo thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp tại các công ty sản xuất thiết bị sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió, các công ty sản xuất pin, ắc quy.
Làm việc trong các cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ và cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh, tư vấn, cung cấp vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất máy móc cơ khí hoặc dân dụng.

Những trường đào tạo ngành kỹ thuật vật liệu

Ở nước ta hiện có các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Vật liệu sau:
– Khu vực miền Bắc:
Đại học Lâm nghiệp
Đại học Bách khoa Hà Nội
– Khu vực miền Trung:
Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
– Khu vực miền Nam:
Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Đại học Cần Thơ
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành kỹ thuật vật liệu do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *