Ngành du lịch – Ngành du lịch có phải là ” việc nhẹ lương cao”

Ngày nay, du lịch là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người, ngoài ra chúng đã, đang và tiếp tục trở thành lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng bản chất, khái niệm của ngành du lịch là gì? Chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Ngành du lịch là gì ?

Ngành du lịch là gì ?

Du lịch (tiếng Anh là Tourism) là hoạt động khám phá của con người khi vượt ra khỏi nơi làm việc và nơi sinh sống hàng ngày để đến một nơi khác để tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi hoặc chữa bệnh, hoạt động tâm linh, phục vụ mục đích vui chơi giải trí…

Ngành Du lịch là ngành đào tạo ra những sinh viên có năng lực làm việc ở các vị trí điều hành và quản lý điều hành trong lĩnh vực du lịch khách sạn nhà hàng trong nước và quốc tế. Có kiến thức về quản trị, có kỹ năng nghiệp vụ trong tất cả các bộ phận của nhà hàng và khách sạn. Có trình độ ngoại ngữ nhất đinh, phục vụ cho việc hướng dẫn viên và những công việc liên quan đến lĩnh vực du lịch sau này.

Tại sao nên học ngành du lịch ?

Tại sao nên học ngành du lịch ?

Nhu cầu của ngành du lịch

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng mở rộng và được biết đến nhiều hơn trên thế giới, rất nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2017, riêng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam là 9.448.331 lượt, tăng 28,4% so với cùng kì năm 2016 (chưa kể khách du lịch nội địa). Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú, có thể kể đến tiêu biểu như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An, Phố cổ Hội An, Quần thể di tích Cố Đô Huế, Cao nguyên đá Đồng Văn…
Bên cạnh đó, ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm và giải quyết an sinh xã hội cho hàng triệu người dân Việt Nam. Đến năm 2013, ước tính đã có hơn 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp.

Mức lương ngành Du lịch

Học và mong muốn có mức lương cao, thu nhập ổn cũng là mong muốn có tất cả các bậc phụ huynh và học sinh. Khám phá mức lương của nghề hướng dẫn viên du lịch và ngành Du lịch giúp bạn có thêm tự tin lựa chọn nghề này. Thông thường bạn sẽ nhận được mức lương từ 5 đến 9 triệu đồng, chưa tính các khoản tiền “tip” và hoa hồng. Tuy nhiên, mức lương ngành du lịch cao hay thấp còn tùy thuộc vào yếu tố như: quy mô công ty, hiệu suất công việc, mức độ đáp ứng khách hàng…

Thách thức của ngành du lịch

Thách thức lớn nhất của ngành du lịch đó là Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp của ta vừa thiếu, lại vừa yếu, trình độ ngoại ngữ các thị trường mục tiêu vẫn hạn chế. Chính sách quốc gia để du lịch phát triển theo đúng nghĩa ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường chưa rõ nét. Cùng với đó nguồn nhân lực của ta còn bộc lộ nhiều nguyên nhân tiêu cực, như: ngoại ngữ, chuyên môn văn hóa, lịch sử, kiến thức cuộc sống, cũng như khả năng đối ngoại còn hạn chế…Chúng ta còn thiếu đội ngũ doanh nhân lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu, có bản lĩnh, sáng tạo, tự tin. Trên hết, du lịch Việt Nam còn thiếu vai trò của một “nhạc trưởng” dẫn dắt toàn ngành đi vào thế giới hội nhập…

Học ngành du lịch là học gì ?

Học ngành du lịch là học gì ?

Sinh viên khi theo học ngành Du lịch sẽ được trang bị mọi kiên thức liên quan tới ngành nghề theo học. Được học tập những môn cơ sở ngành Du lịch, môn học đại cương như Triết học Mác-lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng Việt Nam… Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là rất có tương lai. Bạn có thể làm hướng dẫn viên du lịch – nghề hái ra tiền. Làm tại Bộ văn hó thể thao và Du lịch, điều hành công ty du lịch, chuyên viên tổ chức du lịch tại các nhà hàng và khách sạn…

Các nhóm nghề trong ngành du lịch

Các nhóm nghề trong ngành du lịch

1, Nhóm nghề quản lý, điều hành du lịch

Nghề quản lý du lịch
Đây là ngành nghề đòi hỏi phải có năng lực xuất sắc trong vấn đề quản lý, có kiến thức sâu rộng về du lịch. Đây là nghề thuộc vào cấp quản lý, lãnh đạo cho nên người làm nghề cần phải có hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ, có những mối quan hệ trong nghề tốt.
Người làm nghề quản lý du lịch chủ yếu sẽ làm việc tại văn phòng, chuyên xử lí, phê duyệt hồ sơ, báo cáo, đề án… Ngoài thời gian làm việc tại văn phòng thì cũng cần đi gặp gỡ đối tác, tham gia dự hội thảo hoặc các chương trình liên quan tới ngành du lịch.
Nghề điều hành du lịch
Công việc của nghề điều hành du lịch là điều phối hoạt động của một chương trình du lịch, sắp xếp và nhận thông tin từ phía khách hàng, liên kết với các đơn vị hợp tác về dịch vụ tàu xe, vé máy bay, phòng, địa điểm vui chơi… nhằm đảm bảo được chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Người làm nghề điều hành du lịch chủ yếu sẽ làm việc tại văn phòng với chiếc máy tính, đây là nghề đòi hỏi kỹ năng bình tĩnh cao, có khả năng kiềm chế cảm xúc của bản thân, thêm tính nhạy bén và thông minh, biết cách giải quyết các vấn đề bất ngờ có thể xảy ra, chịu được áp lực lớn.
Nghề Marketing du lịch
Người làm nghề này cần có tư duy phân tích, nghiên cứu thị trường ngành du lịch. Đơn giản là người làm nghề phải hiểu khách hàng muốn gì? Cần gì? Xu hướng như thế nào? Để từ đó có thể xây dựng sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường, tìm được cách tiếp cận khách hàng đúng đắn nhất.
Đặc thù công việc của người làm Marketing sẽ làm việc tại văn phòng và đi tham quan khảo sát thị trường liên tục, tiếp xúc với nhiều người để thu thập thêm thông tin, biết cách phân tích dữ liệu từ những thông tin đã có, từ đó lên được phương án Marketing phù hợp.

2, Nhóm nghề phục vụ

Nghề Lễ tân khách sạn
Nghề Lễ tân được xem như bộ mặt của khách sạn, nhân viên lễ tân chính là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Người làm lễ tân có nhiệm vụ đón tiếp khách hàng, giới thiệu với khách hàng về dịch vụ của khách sạn, những thủ tục cần có hoặc cung cấp, giải đáp cho khách hàng thông tin về dịch vụ ăn uống, vui chơi, ký gửi đồ đạc, thanh toán…
Nghề lễ tân ngành du lịch
Người làm nghề Lễ tân phải có trình độ chuyên môn về du lịch tốt, thành thạo ngoại ngữ theo yêu cầu của khách sạn, ngoại hình dễ nhìn, khả năng giao tiếp tốt, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự. Nơi họ làm việc thường là quầy lễ tân của khách sạn.
Nghề phục vụ bàn, bar, buồng, bếp
Đây là những công việc cực kỳ quan trọng trong ngành du lịch, ảnh hưởng trực tiếp tới trải nhiệm và sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ mà công ty cung cấp.
Người phục vụ bàn cần có tư chất nhanh nhẹn, hiểu biết về các món ăn, thức uống có trong menu nơi mình làm việc, biết cách giải thích và giúp khách hàng chọn thực đơn khi cần thiết, quan sát và giúp đỡ khách hàng kịp thời. Biết cách setup bàn tiệc và bày biện đồ ăn trên bàn cho phù hợp.
Người làm bar phải thông thạo tất cả các loại đồ uống, từ rượu, đồ uống có ga, nước trái cây, nước khoáng… Biết nhiều công thức pha chế khác nhau, biết linh động sáng tạo cho phù hợp với khẩu vị của khách hàng, biết cách giao tiếp và xử lí tình huống phát sinh tốt.
Người làm bếp tuy không tiếp xúc với khách hàng trực tiếp nhiều như 2 nghề nói trên, tuy nhiên sự hiểu biết về các món ăn và đặc trưng ẩm thực của cơ sở mình là không thể thiếu, người làm bếp cần biết cách sáng tạo, thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng, đôi khi phải đáp ứng sự thay đổi do khách hàng yêu cầu.
Nghề đầu bếp ngành du lịch
Người làm buồng, phòng chịu trách nhiệm vệ sinh nơi ở của khách hàng. Người làm buồng phải có đủ các loại tiêu chuẩn từ cách sắp xếp đồ đạc, bài trí hợp lí, có tính thẩm mỹ, đảm bảo được độ sạch sẽ, hướng dẫn khách hàng sử dụng trang thiết bị, vật dụng trong khách sạn.
3, Nghề Hướng dẫn viên du lịch
Người làm hướng dẫn du lịch có nhiệm vụ đón tiếp khách hàng đã mua chương trình du lịch của công ty, hướng dẫn khách hàng cách đi lại, giới thiệu về địa điểm mà khách hàng sẽ tới tham quan, sắp xếp lên lịch trình cho khách hàng, trực tiếp đi theo khách hàng suốt thời gian của chương trình du lịch.
Người làm hướng dẫn cũng phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của khách hàng, giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong suốt chuyến đi.
Một người làm hướng dẫn tốt cần có ngoại hình ổn (không bị khuyết tật về hình thể và giọng nói) có kiến thức hiểu biết tốt về nơi mà khách hàng sẽ đến, có kỹ năng mềm tốt, khéo léo, ứng xử lịch sự, có sức khỏe tốt và tâm lý ổn định…

Học ngành du lịch ra trường làm gì ?

Học ngành du lịch ra trường làm gì ?
Không phải ngẫu nhiên mà ngành Du lịch  có thể thu hút một lượng lớn thí sinh theo học như thế này. Bời ngành học này được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai với mức lương vô cùng hấp dẫn. Học ngành Du lịch, khi ra trường bạn có thể dễ dàng xin được việc làm tại nhiều cơ quan khác nhau:
Nhân viên, hướng dẫn viên du lịch;
Chuyên viên và quản lý từng bộ phận;
Chuyên viên marketing, tiếp thị và chăm sóc khách hàng;
Điều hành trung tâm thông tin du lịch;
Quản lý các văn phòng công ty du lịch;
Chuyên viên tư vấn du lịch trong và ngoài nước;
Chuyên viên tổ sức sự kiện, du lịch nhà hàng, khách sạn;
Làm tại sở Văn hóa thể thao và Du lịch…

Những tố chất phù hợp với ngành Du lịch

Những tố chất phù hợp với ngành Du lịch
Để học tập và thành công trong ngành Du lịch, bạn cần hội tụ những tố chất, kỹ năng sau:
Sự yêu thích, lòng say mê khám phá những vùng đất;
Tính năng động, vui vẻ;
Khả năng ăn nói, ngoại giao tốt;
Trình độ ngoại ngữ thành thạo;
Sức khỏe dẻo dai;
Chấp nhận công tác dài và đi xa;
Có kiến thức và kỹ năng tốt;
Chuyên môn nghề nghiệp sâu rộng;
Luôn biết học hỏi và tìm tòi các kiến thức về văn hóa, xã hội, lịch sử…
Tự xây dựng hình ảnh tốt đẹp của mình với đối tác, khách hàng.

Học ngành du lịch ở đâu uy tín

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Du lịch. Dưới đây là danh sách các trường có ngành Du lịch để bạn có thể tham khảo:
– Khu vực miền Bắc:
Đại học Văn hóa Hà Nội
Đại học Hùng Vương
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
– Khu vực miền Trung:
Khoa Du lịch – Đại học Huế
Đại học Hồng Đức
Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
– Khu vực miền Nam:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học An Giang
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành du lịch do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành Du lịch, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *