Nghề biên tập viên – Những kỹ năng cần trang bị để học tốt nghề biên tập viên

Tuy không phải là nghề “Hot”, hay “hái ra tiền” như các ngành ngoại ngữ, kỹ thuật,… xong nhiều bạn trẻ đam mê viết lách vẫn lựa chọn nghề biên tập viên. Nhưng đam mê viết lách thôi là chưa đủ, ngoài kỹ năng làm việc ra nếu đã là biên tập viên, nhất định không thể thiếu những kỹ năng này. Cùng chúng tôi tìm hiểu những kỹ năng cần trang bị để có thể thực hiện tốt công việc biên tập bạn nhé!

Nghề biên tập viên là gì ?

Nghề biên tập viên là gì ?

Biên tập viên truyền hình là một vị trí công việc trong lĩnh vực truyền thông và báo trí. Các biên tập viên truyền hình thực chất chính là các phóng viên truyền hình. Không nhà nhã như hình ảnh chỉ ngồi đọc tin lúc lên hình, trước đó họ là người lên ý tưởng, tìm kiếm các thông tin, biên tập thành bản tin và đảm bảo công việc ghi hình thuận lợi nhất.

Tại sao nên học nghề biên tập viên ?

Cơ hội thăng tiến của ngành biên tập viên

Đi cùng với những sự phát triển không ngừng của công nghệ, những ngành nghề có sự liên quan mật thiết đến truyền thông cùng ngày càng trở nên phát triển và có những bước nhảy vọt đầy ấn tượng.
Ứng dụng từ những sự phát triển của công nghệ như, tivi hay sóng truyền hình và mạng internet đã trở nên ngày càng phổ biến. Chính điều này đã trở thành cơ hội để cho những biên tập viên có thể vươn mình vùng dậy. Đối với nghề biên tập viên hiện nay không chỉ làm trong những lĩnh vực về sách, báo, mà họ còn đảm nhận những lĩnh vực khác trên sóng truyền hình.
Tại sao biên tập viên lại là một nghề hot
Từ đây ta có thể nhận định rằng nghề biên tập viên luôn có cơ hội để phát triển rất lớn khi những trang báo,, sách, nội dung trên các kênh sóng truyền hình,.. đều có sự đổi mới và cải tiến không ngừng nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của chính con người.
Vì vậy biên tập viên sở hữu cơ hội phát triển trong tương lai là điều có thể nhận thấy rõ ràng, điều mà bạn cần phải quan tâm là có thể thích nghi ở vị trí biên tập viên trong bao lâu, bởi nếu như không có đủ năng lực cũng như sự sáng tạo cần thiết thì quy luật đào thải của nghề này tới là rất lớn.

Mức lương của nghề biên tập viên

Đối với với vị trí của một biên tập viên thì bạn không nên quá lo lắng về mức lương của mình nếu như năng lực của bạn có đủ, nếu như bạn có sự sáng tạo trong công việc thì có thể khẳng định là mức lương của bạn sẽ được chi trả vô cùng xứng đáng. Theo như khảo sát về mức lương được trả cho các vị trí biên tập viên có thể giao động như sau:
 Mức lương thấp nhất được trả là: 3 triệu đồng/tháng
Mức lương trung bình được trả là: 7,1 triệu đồng/tháng
 Mức lương được trả ở bậc khá là: 11 triệu đồng/tháng
 Mức lương bậc cao được trả là: 25 triệu đồng/tháng
Tất nhiên đây chỉ là con số tham khảo, tiền lương có thể sẽ giao động tùy vào tính chất công việc đi kèm với những khoản được thưởng thêm!

Những thách thức của nghề biên tập viên

Công việc BTV là vậy nhưng mức lương lại không đủ sống. Hay nói cách khác, giữa đòi hỏi của công việc với thu nhập là một khoảng cách rất xa. Ngoài mức lương nhận theo hệ số nhà nước, các nhà xuất bản có thêm một khoản tiền nữa gọi là hệ số kinh doanh. Cộng hai khoản đó lại, BTV vẫn không thể lo nổi các chi phí sinh hoạt ở mức sống bình thường. Quá là túng bấn với gia đình nào mà cả hai vợ chồng đều làm nghề biên tập.

Học ngành nào để trở thành biên tập viên?

Hiện nay có khá nhiều bạn thắc mắc rằng không biết nên học ngành gì thì mới có thể trở thành một biên tập viên thực thụ. Hay bạn có những câu hỏi là ngành học để trở thành một biên tập viên là gì?
Nếu như bạn muốn trở thành một biên tập viên về sách, báo thì bạn nên có những kỹ năng về các công việc xuất bản tại những nhà sách, nhà xuất bản, hay nếu như bạn muốn trở thành một biên tập viên truyền hình bạn sẽ cần phải có những kỹ năng của một sinh viên ngành báo chí tuyên truyền.
Học ngành nào để trở thành biên tập viên?
Tuy nhiên trên thực tế lại cho thấy một điều khá thú vị là không cứ phải bắt buộc bạn học những khối ngành có liên quan thì mới được đảm nhận vai trò biên tập viên. Điều cốt lõi nằm ở chỗ là chỉ cần bạn có những tố chất của một biên tập viên, cùng với sự nhiệt huyết yêu nghề là bạn đã có thể trở thành một biên tập viên đầy triển vọng trong tương lai rồi!

Làm biên tập viên truyền hình thi khối nào?

Làm biên tập viên truyền hình thi khối nào?
Theo quy chế cũ của Bộ Giáo Dục đào tạo, ngành biên tập viên chủ yếu được tuyển sinh ở hai khối là C và khối D. Nhưng thời gian gần đây khi có sự thay đổi về quy chế, đối với chuyên ngành Báo chí hay biên tập viên truyền hình các em học sinh sẽ tiến hành thi THPT Quốc Gia và tiến hành xét tuyển ở nhiều tổ hợp môn khác nhau như:
Ví dụ như ở tường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một trong những trường top đầu của cả nước về đào tạo chuyên ngành Báo chí và Biên tập viên sẽ xét tuyển các tổ hợp môn:
R15 Văn, Năng khiếu báo chí, Toán
R05 Văn, Năng khiếu báo chí, Anh
R06 Văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học tự nhiên
R16 Văn, năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội

Những kỹ năng một biên tập viên chuyên nghiệp không thể thiếu

Những kỹ năng một biên tập viên chuyên nghiệp không thể thiếu

Kỹ năng chỉnh sửa bài viết

Một bài viết muốn đạt chất lượng tốt chưa kể câu cú phải hoàn chỉnh, lời văn trau chuốt, ý văn rõ ràng, không sai chính tả,… Xong để có được một bài viết đạt chuẩn chất lượng như thế đòi hỏi người biên tập viên phải có khả năng “nhặt sạn”, hiểu và có thể diễn đạt ý sao cho người đọc nắm bắt được nội dung chính bài viết mà câu văn không bị lủng củng, trùng lặp. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không hề đơn giản chút nào.

Khả năng ngôn từ

Chắc chắn rồi, công việc biên tập liên quan đến viết lách nên khả năng ngôn từ là không thể thiếu của một biên tập viên. Sức mạnh của “ngôn từ” được coi là trợ thủ đắc lực của người làm biên tập, hỗ trợ trong việc diễn đạt rõ ràng ý tưởng, nội dung một bài viết và cũng là công cụ hỗ trợ họ rất nhiều trên con đường sự nghiệp của mình.

Khả năng ngữ pháp và chính tả

Lỗi chính tả, ngữ pháp là một trong những lỗi phổ biến mà các biên tập viên hay mắc phải. Xong đây lại là những lỗi “tối kỵ”, chỉ một sai sót ngữ pháp nhỏ cũng có thể khiến độc giả hiểu nhầm nội dung của bài viết. Chưa kể khi nhìn vào một bài viết dính lỗi chính tả, độc giả có thể đánh giá người viết trình độ còn thấp.

Tỉ mỉ, cẩn thận

Nhiệm vụ của một biên tập viên là nhặt sạn và sửa lỗi bài viết của cộng tác viên sao cho bài viết chỉnh chu và đạt chất lượng tốt nhất. Nếu không cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý đến từng tiểu tiết thì làm sao họ có thể nhặt được sạn. Trong khái niệm của một biên tập viên chuyên nghiệp không bao giờ được tồn tại 2 từ “cẩu thả”.

Quản lý đội ngũ cộng tác viên

Quản lý con người là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một biên tập viên. Ngoài việc chỉnh sửa bài viết, công việc của một biên tập viên còn bao gồm cả quản lý đội ngũ cộng tác viên của mình, giúp đỡ họ những khó khăn trong công việc. Bên cạnh đó, biên tập viên còn phải đưa ra các nhận xét, đánh giá khách quan những hạn chế, điểm yếu để phát triển đội ngũ của mình tốt hơn về mọi mặt.

Trách nhiệm với công việc

Cuối cùng một biên tập viên phải nhận thức được trách nhiệm của mình với công việc. Trách nhiệm ở đây bao gồm phải hoàn thành đúng công việc được giao theo đúng tiến độ để không làm ảnh hưởng đến dự án, đồng thời tiếp thu ý kiến của quản lý và độc giả để hoàn thiện các kỹ năng của mình tốt hơn, mang lại cho độc giả các bài viết chất lượng hơn. Vậy nên để trở thành một biên tập viên giỏi hãy luôn biết trau dồi những kỹ năng mềm cần thiết giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực nhé.

Sinh viên học nghề biên tập viên ra trường làm gì ?

Sinh viên học nghề biên tập viên ra trường làm gì ?
Bất kể là tổ chức tuyển dụng BTV truyền hình nào thì công việc chung cho mọi BTV có thể kể đến sau đây:
Chỉnh sửa film: Xem lại và chỉnh sửa film để đảm bảo cung cấp trải nghiệm xem chất lượng cao cho khán giả và đáp ứng yêu cầu về thời lượng chương trình; đảm bảo cảnh quay chính xác và lôi cuốn.
Giám sát tổ quay phim: Theo sát công việc của nhân viên quay phim, ánh sáng, thiết kế và âm thanh để hoàn thiện sản phẩm cuối.
Quản lý thời lượng chương trình: BTV chịu trách nhiệm đáp ứng nhiều deadline sản xuất hàng ngày với chương trình quy định về thời gian.
Cải tiến chương trình: thêm hiệu ứng âm thanh, nhạc nền, đồ họa và các hiệu ứng đặc biệt khác vào video để tăng sự hài lòng và duy trì tỷ suất người xem tốt.
Xây dựng ý tưởng: Suy nghĩ và đưa ra ý tưởng về chương trình mới mà đài có thể sản xuất để tăng tỷ suất người xem và xếp hạng của đài

Học nghề biên tập viên ở đâu tốt ?

Trên cả nước có nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành Báo chí tiến hành xét tuyển hiều tổ hợp môn khác nhau như:
C00: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh
C00, D01, D14: ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG TP.HCM
D01, D14: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh
C00, D01: Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng
C00, D01, C03, C04: Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
C00, D01, A00, A01: Đại học Vinh
Trên đây là những thông tin về nghề biên tập viên do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ biết được nghề biên tập viên cần học những gì và kỹ năng cần có để có thể trở thành một biên tập viên tài ba, chúc bạn sẽ sớm theo đuổi được đam mê của mình bạn nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *