Ngành Cơ khí chế tạo máy – Học cơ khí chế tạo máy ra trường làm gì ?

Cơ khí chế tạo máy được đánh giá là một trong những ngành có nhu cầu lao động cao trong hiện tại và tương lai. Vậy bạn có biết ngành cơ khí chế tạo máy là học gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Ngành cơ khí chế tạo máy là gì ?

Ngành cơ khí chế tạo máy là gì ?
Khi nhắc tới công việc của ngành cơ khí thì thường có liên tưởng ngay tới sắt thép, liên quan tới các công việc như tiện, phay, bào, hàn…Có thể coi cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc vật dụng hữu ích. Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại.
Cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Khi nhắc tới trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia thì chế tạo máy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Tại sao nên học ngành cơ khí chế tạo máy ?

Tại sao nên học ngành cơ khí chế tạo máy ?

Tiềm năng của ngành cơ khí chế tạo máy

Báo cáo của ngân hàng Natixis (Pháp) đã đưa ra nhận định, Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan và Philippines để trở thành trung tâm sản xuất của khu vực thay thế Trung Quốc khi dòng đầu tư chuyển hướng ra khỏi đại lục. Theo đó, cơ hội việc làm sẽ mở rộng với lao động ngành cơ khí chế tạo máy, đặc biệt là những lao động có kỹ năng và được đào tạo bài bản.
Theo bản báo cáo, Việt Nam được đánh giá là vượt trội nhất bởi lương lao động thấp, môi trường kinh doanh và hạ tầng cơ sở tốt. Bản báo cáo chỉ ra rằng, chi phí lao động ở Việt Nam thấp hơn bên Trung Quốc và cơ sở hạ tầng được phát triển khá tốt, thuận lợi cho các nhà đầu tư… Thêm vào đó, thuế doanh nghiệp đã giảm xuống còn 22% và sẽ xuống còn 20% vào năm 2016, trong khi ở Trung Quốc vẫn duy trì ở mức 25%. Từ đó, ngân hàng Pháp cho rằng ngành Công nghiệp sản xuất ở Việt Nam có thể phát triển mở rộng rất nhanh ngành cơ khí chế tạo máy
Nhìn tổng thể nền kinh tế hiện nay và sự đổi mới ngày càng mạnh mẽ của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì ngành công nghiệp cơ khí chế tạo đóng vai trò hết sức quan trọng tạo đà cho đất nước phát triển góp phần xây dựng lên những công trình vĩ đại cũng chính vì vậy mà ngành công nghiệp cơ khí trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa và là một ngành mũi nhọn trong tương lai được mọi người quan tâm.
Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành Cơ khí chế tạo máy

“Khát” nhân lực chất lượng cao ngành cơ khí chế tạo

Tuy có ưu thế để phát triển ngành cơ khí chính xác nhưng chất lượng nguồn lao động chưa cao đang khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn khi lựa chọn Việt Nam.
Ông Mark Billington – Giám đốc ICAEW Khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Việt Nam tuy có lợi thế cạnh tranh về chi phí lao động thấp nhưng chưa bền vững. Vì thế, Việt Nam cần đầu tư vào giáo dục, đào tạo để xây dựng đội ngũ lao động có kỹ năng” Ngành cơ khí chế tạo máy.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Kazutoyo Sasaki, Giám đốc Công Ty TNHH Sayen Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam muốn phát triển và đạt hiệu quả cao, trước tiên cần có được nguồn nhân lực chất lượng, tính chuyên nghiệp và chính xác cao. Có như vậy mới tạo được uy tín với các đối tác nước ngoài”.
Dù ở các doanh nghiệp Việt Nam hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì những lao động có tính chuyên nghiệp, sáng tạo và có kiến thức về máy móc, kỹ thuật cũng luôn được chào đón. Nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành cơ khí chế tạo luôn rất lớn.

Mức lương của ngành cơ khí chế tạo máy

Ngành Công nghệ chế tạo máy có mức lương cạnh tranh, tùy thuộc vào vị trí công tác và năng lực chuyên môn. Mức lương phổ biến của ngành dao động trong khoảng 8 – 15 triệu.

Những thách thức khi học cơ khí chế tạo máy

Bên cạnh những cơ hội kể trên bản thân ngành cũng có rất nhiều thách thức. Ngành cũng gặp phải sự cạnh tranh vô cùng lớn. Từ các quốc gia có ngành công nghệ phát triển.  Ngoài những thách thức ở thị trường ngoại địa. Còn có những thách thức từ thị trường nội địa như thiếu lực lượng nghiên cứu phát triển. Thiếu lực lượng lao động chất lượng cao. Cùng với đó là năng lực tư vấn và thiết kế của ngành cơ khí thấp. Vì vậy chúng ta phải thuê tư vấn. Mua thiết kế của nước ngoài để làm các công trình và sản phẩm quan trọng.
Việt Nam có thị trường cơ khí được đánh giá là khá lớn. Ngành cơ khí còn thiếu nhiều hiệp hội chuyên ngành để tập hợp. Phối hợp lực lượng phân công chuyên môn hoá. Hợp tác hoá làm tăng sức mạnh cạnh tranh. Năng lực marketing còn yếu kém. Các doanh nghiệp cơ khí của ta mới chỉ biết làm ra sản phẩm. Còn làm tiếp thị bán sản phẩm thì rất kém.

Ngành cơ khi chế tạo máy là học gì?

Ngành cơ khi chế tạo máy là học gì?
Chương trình đào tạo ngành Cơ khí chế tạo được thiết kế để đào tạo kỹ sư Cơ khí chế tạo, có kiến thức, kỹ năng cơ bản về cơ khí chế tạo.

Kiến thức chuyên môn

– Nội dung chương trình bao gồm những kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn về Chế tạo cơ khí cụ thể như trợ giúp thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm cơ khí như công nghệ chế tạo máy, kỹ thuật đo lường, dung sai lắp ghép, chi tiết máy, sức bền vật liệu, vật liệu cơ khí, máy công cụ, công nghệ CNC…. Chương trình nhấn mạnh việc tích hợp lý thuyết với thực hành về Cơ khí chế tạo. Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh.
– Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ sư cơ khí chế tạo có đủ trình độ văn hóa, kỹ thuật và năng lực thực hành bậc đại học, có tiềm năng phát triển, có thể thực hiện được nhiệm vụ của một kỹ sư/kỹ thuật : Vận hành được các thiết bị cơ khí; chế tạo chi tiết máy; làm việc tại các cơ sở sản xuất chế tạo, kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí.

Kiến thức kỹ năng

Người học còn được trang bị kỹ năng thu thập xử lý thông tin, phân tích cách yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc; kỹ năng tìm lời giải qua các bước phân tích và các công cụ hỗ trợ… để có thể đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư chế tạo máy sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên ra trường làm gì ?

Sinh viên ra trường làm gì ?
Nước ta đang nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO. Do đó, nhu cầu về máy móc, thiết bị rất lớn khiến cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn hoặc làm chủ những cơ sở, công ty cơ khí riêng.
Những vị trí việc làm các kỹ sư chế tạo máy có thể đảm nhiệm:
– Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp,
– Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
– Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD
– Lập trình gia công máy CNC
– Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…
– Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp
– Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó
– Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu….

Môi trường làm việc

– Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc nếu bạn làm ở vị trí sản xuất, bảo dưỡng thiết bị.
– Nếu chuyên về thiết kế, bạn sẽ làm việc trong môi trường sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi: Phòng kỹ thuật, phòng dự án…
– Nếu bạn làm trong môi trường sản xuất, thì thường phải tiếp xúc với các máy móc, sắt thép, dầu nhớt,… và kể cả tiếng ồn.
– Với tính chất của công việc thì bạn thường phải làm việc theo nhóm và theo tổ, cakíp.

Học nghề cơ khí chế tạo máy ở đâu?

Để trở thành lao động chất lượng cao bạn cần tham gia một chương trình đạo tạo chuyên nghiệp tại các trường đào tạo uy tín.
Để trở thành lao động chất lượng cao ngành cơ khí chế tạo, bạn cần tham gia một chương trình đạo tạo chuyên nghiệp
Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, nếu bạn muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
– Khu vực miền Bắc:
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Đại học Hải Phòng
Đại học Thủy lợi
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
Đại học Công nghệ Đông Á
Đại học Bách khoa Hà Nội
– Khu vực miền Trung:
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
Đại học Nha Trang
– Khu vực miền Nam:
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghệ Đồng Nai
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Đại học Công nghệ Đồng Nai
Nếu bạn là người có sức khỏe, đam mê ngành cơ khí, có tình cần cù và kiên nhẫn, tư duy logic, cẩn thận thì nên đi theo ngành cơ khí chế tạo máy. Ngành cơ khí chế tạo máy trong 5 10 năm tới chắc chắn sẽ rất phát triển và có tương lai rộng mở khi Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất của ASEAN.
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành cơ khí chế tạo máy do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Nếu như bạn đang có ý định đi học ngành cơ khí chế tạo máy thì hãy nghiên cứu kỹ về ngành nghề này để xem có phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân không nhé, chúc bạn sớm tìm được một ngành nghề thích hợp với khả năng của mình!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *