Nghề lập trình viên – Những thông tin cần biết liên quan đến nghề lập trình

Lập trình thuộc nhóm ngành cấp cao đòi hỏi phải qua đào tạo và có một quá trình học tập nghiêm túc. Chính vì thế, mức lương của một lập trình viên nằm trong top đầu các ngành nghề dù ở quốc gia nào. Nếu bạn có mong muốn sẽ trở thành một nhà Lập Trình Viên trong tương lai, chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn nhiều câu hỏi về nghề lập trình như “Lập trình viên là gì?” “Học xong có thể làm việc gì?” và “Học lập trình viên quốc tế ở đâu tốt, chất lượng?” Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến nghề lập trình viên, cùng theo dõi bạn nhé!

Nghề lập trình viên là gì ?

Nghề lập trình viên là gì ?

Lập trình viên(Developer) được hiểu là những kỹ sư phần mềm, người sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính. Có thể ví lập trình viên như một “nhạc trưởng”, người chỉ huy dàn nhạc (các đoạn mã lập trình) để sáng tạo ra một bản nhạc hoàn hảo (phần mềm máy tính).

Tại sao nên học nghề lập trình ?

Tại sao nên học nghề lập trình ?

Công nghệ ở mọi nơi

Những ngày này, ngành công nghệ cao không còn chỉ đơn thuần là ngành công nghiệp công nghệ. Máy tính và code có ở khắp mọi nơi. Trường học, bệnh viện, văn phòng chính phủ — tất cả đều dựa vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số — và điều đó có nghĩa là cơ hội việc làm cho các lập trình viên sẽ ngày càng tăng cao.
Tech là một lĩnh vực cực kì đa dạng và linh hoạt, vì vậy, bạn sẽ không bao giờ biết nó có thể đưa mình đến đâu. Tuy vậy, bạn sẽ cần có công cụ trong chuyến hành trình đó và việc học coding chính là chiếc chìa khóa mà bạn đang tìm kiếm.

Tính linh hoạt

Trong thế giới công nghệ ngày nay, càng nhiều kỹ năng thì bạn càng có giá trị. Giả sử nếu bạn là một chuyên gia về Photoshop và Illustrator, nhưng bạn cũng quen thuộc với WordPress và PHP (Hoặc HTML và CSS).
Mỗi kỹ năng này sẽ khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng và người tuyển dụng. Bạn càng có nhiều kỹ năng, càng hiểu rõ về code thì bạn càng có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Không lo thất nghiệp

Theo burning-glass.com, các công việc lập trình đang tăng nhanh hơn 50% so với thị trường việc làm nói chung và nhanh hơn 12% so với mức trung bình của thị trường. Do đó, nếu được trang bị những kỹ năng này, bạn sẽ không lo việc bị thất nghiệp.
Mặt khác, bạn cũng sẽ có được các đặc quyền như khả năng làm việc từ xa, lịch công việc linh hoạt và mức lương cao hơn hẳn nhiều người.

Kiếm thêm tiền

Tiền không phải là tất cả. Nhưng ai cũng muốn kiếm nhiều tiền hơn, đúng không? Với một nghiên cứu trong năm 2014 đã cho thấy các vị trí bắt đầu trong IT tại một số công ty dao động từ 88.500 đô la ~ đến 128.000 đô la.
Nói cách khác, cuộc sống của bạn sẽ được cải thiện đáng kể khi mức chi tiêu trở nên thoải mái hơn cũng như việc bớt phải bận tâm về gánh nặng tiền bạc.

Bạn có thể làm gần như mọi thứ!

Kỹ năng mã hóa cho phép xây dựng các trang web và ứng dụng bạn cần để hoàn thành công việc mà không cần phải dựa vào những người khác. Trong một thế giới kinh doanh nơi các trang web và ứng dụng là cực kì quan trọng thì khả năng để làm những việc này cho chính bạn sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả trong công việc.
Bạn có thể tự tạo nội dung của riêng mình trong HTML để mọi thứ đều theo đúng như ý muốn. Và bạn cũng sẽ không phải chờ hỗ trợ kỹ thuật để giúp điều hành blog hoặc trang web hay email. Mọi thứ sẽ được tạo từ bởi chính bạn.

Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ nghề nào, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Code chính là ngôn ngữ của sự sáng tạo của chính bạn. Vì vậy, việc học cách viết code sẽ không chỉ mang lại những lợi ích liên quan trực tiếp đến kỹ năng lập trình mà nó còn giúp bạn trau dồi tư duy logic và đưa bạn đến một cấp độ giải quyết vấn đề hoàn toàn mới.

Làm chủ robot

Khi automation tiếp tục phát triển và thay thế dần cho lực lượng lao động, nhiều công việc cũng sẽ bắt đầu… tuyển robot vào làm. Một điều chắc chắn là con người vẫn sẽ cần thiết để lập trình và giám sát các hệ thống tự động.
Nói cách khác, vị trí của bạn sẽ được cải thiện và nhảy vọt từ những người làm công thành những nhà quản lí cấp cao.

Những khó khăn khi học nghề lập trình viên

Lập trình viên nói riêng và nhân lực ngành CNTT nói chung vẫn còn là thách thức lớn trong công cuộc CNH-HĐH đất nước. Nguồn nhân lực này thiếu nghiêm trọng về lượng và còn yếu về
Ngành CNTT hiện nay cần khoảng 50.000 nhân lực nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Còn số lao động đã tốt nghiệp thì có tới 72% không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kĩ năng làm việc nhóm và đến 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên mới (theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT).
Trong khi đó, chương trình đào tạo cử nhân mất quá nhiều thời gian cho các môn học đại cương nhưng lại đầu tư ít thời gian cho môn học chuyên ngành, cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp và dạy ngoại
Mặt khác, hiện nay Việt Nam chưa hình thành hệ thống chứng chỉ quốc gia về đào tạo CNTT để chuẩn hóa và liên thông đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo còn thiếu và nhanh lạc hậu. Do vậy chất lượng đào tạo nhân lực CNTT ở Việt Nam bị đánh giá là thấp so với các nước tiên tiến.

Học lập trình viên là học gì ?

Học lập trình viên là học gì ?

Kiến thức chuyên môn

Đây là những môn căn bản cực kì quan trọng. Nó là nền tảng để bạn theo ngành lập trình, cho việc viết code sau này. Mấy môn này học lơ tơ mơ là sau này sẽ ngáo ngơ, không học nổi mấy môn sau, ra đi làm không biết code luôn!
Do vậy, với những môn này, hãy cố gắng học hành chăm chỉ, không cúp tiết, chịu khó làm bài tập trên lớp, tối về nhà tìm hiểu thêm nhé.
Những môn này bao gồm:
Nhập môn lập trình: Thường dạy bằng C/C++, hướng dẫn bạn lập trình, làm quen với các khái niệm như biến, hàm, chuỗi, con trỏ
Hướng đối tượng: Dạy bạn các khái niệm lập trình hướng đối tượng (OOP) như class, object; cách thiết kế class, object
Nhập môn công nghệ phần mềm: Giới thiệu tổng quát về ngành phần mềm, về cách máy tính hoạt động, qui trình làm việc v…v
Thiết kế vi mạch, xử lý tín hiệu số: Đây là những môn quan trọng cho các bạn học nhúng.
Cơ sở dữ liệu (SQL): Giới thiệu về database, nơi lưu trữ dữ liệu người dùng, cách thiết kế và lấy dữ liệu từ database ra sao. Hiện tại thì 69.96% các phần mềm lẫn web đều dùng database, không học môn này là hơi bị mệt.
Những môn khá quan trọng, dùng nhiều trong công việc
Đây là những môn dựa trên các môn nền tảng mình nói ở phần 1. Kiến thức trong các môn này sẽ được áp dụng nhiều trong quá trình làm việc.
Đa phần những bạn tự học hoặc học trung tâm thường bỏ qua những môn này. Nếu có nền tảng vững, bạn cũng có thể tự học và tìm hiểu mấy môn này nhé, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất vấn đề, bản chất công nghệ hơn:
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chỉ cần nắm vững và biết cách áp dụng, ko cần quá giỏi để thi HSG hoặc ACM
Hệ điều hành, mạng máy tính: Học để hiểu các khái niệm trong hệ điều hành, các máy tính liên lạc và kết nối với nhau. Giả sử bạn làm web mà không có kiến thức mạng, không hiểu gói tin (packet) có hình dạng ra sao, khi gặp vấn đề sẽ không debug được đâu.
Kiểm thử phần mềm: Dạy bạn cách tư duy như một tester, làm sao để kiểm thử phần mềm. Trước đây mình đã có bài giải thích tại sao developer cần có tư duy tester rồi nhé!
Ngôn ngữ lập trình chuyên sâu: Tùy trường, có thể họ sẽ dạy cho bạn những khái niệm chuyên sâu (concurrency, UI, database) của 1 ngôn ngữ như C#, Java. Hãy tranh thủ học để biết một ngôn ngữ có thể làm được những gì nhé!

Kiến thức phụ thêm

Những môn còn lại là bonus thêm, đa phần nó giúp các bạn rèn luyện tư duy và cách suy nghĩ như:
Xác xuất thống kê: Đi làm thì ta ít áp dụng trực tiếp mấy cái này. Thế nhưng, nó sẽ giúp bạn nhiều trong cuộc sống, hoặc khi cần estimate xác xuất gặp bug của user, tần suất lỗi của chương trình.
Toán rời rạc, cao cấp: Tích phân, đạo hàm v…v thì đi làm mình không đụng nhiều lắm. Tuy nhiên khi học lên Master thì mình phải xem lại mấy môn này để hiểu cách tính, đọc paper hiểu công thức Toán.

Sinh viên học lập trình viên ra trường làm gì ?

Sinh viên học lập trình viên ra trường làm gì ?
Nghề lập trình cho bạn rất nhiều lựa chọn việc làm hấp dẫn:
Lập trình viên: Trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin.
Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: Trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra.
Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính (B.A: Business Analyst)
Quản lý dự án phát triển phần mềm (PM: Project Manager): Quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin.
Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…
Như vậy, để trở thành một nhà Lập Trình Viên thành công bạn phải lựa chọn cho bản thân một hướng đi đúng, một chương trình đào tạo và môi trường học tập hội tụ các yếu tố cần và đủ như:
Chương trình đào tạo theo giáo trình quốc tế.
Chương trình học chú trọng thực hành.
Thời gian học ngắn, chuyên sâu.
Sĩ số học viên ít (tối đa 15 học viên/lớp)
Thương hiệu có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về đào tạo lập trình

Học lập trình viên ở đâu tốt nhất

Học lập trình viên ở đâu tốt nhất

* Trường đại học Bách khoa Hà Nội (HUST)

Trường đại học bách khoa Hà Nội là một trong những ngôi trường có truyền thống đào tạo, giảng dạy tốt nhất Việt Nam. Không chỉ tập trung vào mảng kỹ thuật đa ngành, hiện tại, trường đại học Bách Khoa Hà Nội còn triển khai nhiều ngành học mới, phục vụ nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho nhiều ngành nghề trong xã hội

* Học viện kỹ thuật quân sự (MTA)

Học viện kỹ thuật quân sự là ngôi trường đầu tiên nghiên cứu, đào tạo đội ngũ kỹ sư khoa học, công nghệ cao phục vụ cho quân đội và nhà nước. Ngoài việc được học, đào tạo các kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, sinh viên trong trường còn được sống, học tập theo tác phong của quân đội và được miễn giảm học phí 100%
Không chỉ là ngôi trường đào tạo lập trình viên hàng đầu Việt Nam, học viện kỹ thuật quân sự còn là trung tâm nghiên cứu khoa học quan trọng của quân đội và đất nước. Chương trình học tại trường thường xuyên được cập nhật, đổi mới để đảm bảo tính định hướng nghề nghiệp chuyên sâu cho sinh viên, đáp ứng được các yêu cầu chung của xã hội

* Đại học công nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội (UET)

Nằm trong hệ thống các trường đại học thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học công nghệ – Đại học quốc gia hà Nội được biết đến như một trường đào tạo lập trình viên tốt nhất hiện nay
Sở hữu khuôn viên rộng, cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, chương trình đào tạo liên tục được đổi mới, hàng năm, trường đã cung cấp cho thị trường hàng trăm cử nhân có kiến thức nền tảng vững vàng, có kỹ năng đánh giá, phân tích và đưa ra những đề xuất tốt nhất cho công việc lập trình

* Trường đại học Bách khoa – Đại học quốc gia TPHCM (HCMUT)

Đại học Bách Khoa TPHCM được xem là trường đào tạo lập trình viên đầu ngành tại miền Nam. Với thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên chất lượng cao cùng các chính sách về miễn giảm học phí, trường là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn sinh viên ưu tú, đam mê lập trình viên muốn theo học

* Đại học FPT (FPT)

Đại học FPT là trường đại học trực thuộc tập đoàn FPT, được thành lập từ năm 2006. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, đại học FPT được biết đến như một trường đào tạo lập trình viên tốt nhất tại Việt Nam về cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo
Tất cả các sinh viên theo học tại đại học FPT đều phải trải qua 1 năm học tiếng Anh. Sau khi trải qua 5 kỳ học đầu tiên, sinh viên theo học sẽ được gửi vào học tập, làm việc tại các công ty thành viên của tập đoàn FPT trong vòng 4-8 tháng.
Với những kiến thức, kỹ năng được học tập trong môi trường mở, trẻ trung, năng động, sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học FPT sẽ có đầy đủ kiến thức nền và kiến thức chuyên sâu để hoàn thành công việc của mình
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến ngành lập trình viên do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành lập viên bạn nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *