Bảng tuần hoàn Hóa học Chuẩn & Đầy đủ mới nhất

Bảng tuần hoàn hóa học không còn lạ lẫm với các bạn học môn hóa trong chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông nữa, tuy nhiên để bạn học tốt nhớ lâu phải cần đến phương pháp học hay. Bài viết sau dean2020 giới thiệu đến các bạn về lịch sử ra đời, nguyên tắc đọc, cách học bảng tuần hoàn hóa học đơn giản, dễ nhớ nhất.

Bảng tuần hoàn Hóa học Chuẩn & Đầy đủ mới nhất
Bảng tuần hoàn Hóa học Chuẩn & Đầy đủ mới nhất

Bảng tuần hoàn hóa học là gì ?

Với bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cách thức hiện thị dạng bảng các nguyên tố hóa học do nhà hóa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh vào năm 1869. Ông phát minh là bảng để sắp xếp chu ký các nguyên tố hóa học, đễ nhận biết và co quy luật dễ học hơn. Bố cục của bảng tuần hoàn hóa học đã được tinh chỉnh và mở rộng dần theo thời gian khi mà các nguyên tố dần được phát hiện. Tuy nhiên, các hình thức hiển thị cơ bản vẫn khá giống với thiết kế ban đầu của Mendeleev.

Bảng tuần hoàn còn được gọi với cái tên là: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.

Bảng tuần hoàn hóa học là gì
Bảng tuần hoàn hóa học là gì

Đây là bố cục bảng tuần hoàn 8 cột phổ biến nhất, được gọi là dạng thông thường hoặc dạng tiêu chuẩn, hoặc có khi gọi là dạng bảng dài để so với dạng bảng ngắn hay bảng kiểu Mendeleev, thường các nhóm từ 3 tới 12 bằng cách gộp vào nhóm chính.

Bảng tuần hoàn rộng khác ở chỗ chứa luôn cả họ lantan và họ actini, thay vì tách chúng khỏi phần thân chính của bảng. Bảng tuần hoàn mở rộng thì thêm các chu kì 8 và 9 chứa các nguyên tố xa hơn nhóm actini.

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố

  • Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
  • Các nguyên tố có cùng số lớp e xếp vào cùng một hàng (chu kì).
  • Các nguyên tố có cấu hình e tương tự nhau được xếp vào cùng một cột (nhóm).

Chu kỳ

Một chu kỳ là một hàng ngang trong bảng tuần hoàn. Mặc dù nhóm thông thường có các xu hướng quan trọng hơn, có những vùng trong bảng mà xu hướng theo chiều ngang quan trọng hơn chiều dọc, như ở khối f, với các họ Lantan và họ Actini tạo nên hai chuỗi hàng ngang quan trọng.

Trong một chu kì từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần do mỗi nguyên tố thêm vào proton khiến cho electron lớp ngoài bị kéo lại gần hạt nhân hơn.

Bán kính nguyên tử giảm làm năng lượng ion hóa và độ âm điện tăng dần Ái lực electron cũng ít nhiều có một xu hướng, với kim loại (phía trái) thường có ái lực electron thấp hơn phi kim (phía bên phải) với ngoại lệ là các khí hiếm.

Nhóm

Một nhóm, còn gọi là một họ, là một cột đứng trong bảng tuần hoàn. Các nhóm thường thể nhiều xu hướng tuần hoàn quan trọng hơn là các chu kỳ và các khối.

Các thuyết về cấu trúc nguyên tử trong cơ học lượng tử hiện đại giải thích rằng các nguyên tố trong cùng một nhóm có cấu hình electron như nhau trong lớp hóa trị của chúng, và do đó các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất hóa học giống nhau và thể hiện một xu hướng rõ ràng trong các tính chất với số hiệu nguyên tử tăng dần.

Tuy nhiên, trong một vài phần của bảng tuần hoàn, như các khối d và f, tính tương đồng theo chiều ngang có thể quan trọng không kém, hoặc thậm chí quan trọng hơn, tính tương đồng theo chiều dọc.

Các nguyên tố cùng nhóm có khuynh hướng thể hiện các dáng điệu tương tự về bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, và độ âm điện. Từ trên xuống trong cùng một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần.

Do có nhiều mức năng lượng được lấp đầy hơn, các electron hóa trị xuất hiện ở xa hạt nhân hơn. Từ trên xuống, các nguyên tố sau có mức năng lượng ion hóa thấp hơn, tức là dễ tách electron ra khỏi nguyên tử bởi liên kết lỏng lẻo đi.

Tương tự, trong một nhóm từ trên cuống sẽ giảm độ âm điện do khoảng cách giữa các electron hóa trị và hạt nhân tăng dần. Tuy nhiên các xu hướng này cũng có ngoại lệ, ví dụ trong nhóm 11 thì độ âm điện tăng từ trên xuống

Cách xem bảng tuần hoàn hóa học

Cách xem bảng tuần hoàn hóa học
Cách xem bảng tuần hoàn hóa học

Để sử dụng bảng tuần hoàn hóa học một cách dễ dàng, dễ nhớ bạn cần chú ý đến những thành phần sau đây:

  • Số nguyên tử: Số nguyên tử hay số proton của 1 nguyên tố hóa học là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của 1 nguyên tử. Nó chính là số điện tích của hạt nhân. Số nguyên tử giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Trong một nguyên tử không tích điện, số nguyên tử cũng bằng số electron.
  • Nguyên tử khối trung bình: Gần như các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định Suy ra nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.
  • Độ âm điện: Độ âm điện của 1 nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Vì thế độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại, độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng nhỏ thì tính kim loại càng mạnh
  • Cấu hình Electron: Cấu hình electron, cấu hình điện tử, nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng
  • Số Oxi hóa: Số oxi hóa là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử.Nhờ số oxi háa này chúng ta có thể nhận biết được số electron được trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng
  • Tên nguyên tố: Nguyên tố hóa học,hay được gọi đơn giản là nguyên tố, là 1 chất hóa học tinh khiết, bao gồm 1 kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân
  • Ký hiệu hóa học: Trong hóa học, ký hiệu là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học đó. Biểu tượng cho các nguyên tố hóa học thường bao gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latinh và được viết với chữ cái đầu tiên viết hoa. Các biểu tượng trước đó cho các nguyên tố hóa học bắt nguồn từ từ vựng cổ điển Latin và Hy Lạp.

Video học bảng tuần hoàn hóa học

Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev

Để ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học, khi làm bài kiểm tra hay trong các thic nghiệm hóa học bạn có hai cách nhớ nhanh chúng tôi sẽ liệt kê dưới đây.

Nghiên cứu bảng tuần hoàn Mendeleev

Xác định bản chất các thành phần khác nhau của mỗi nguyên tố hóc học, trong bảng tuần hoàn hóa học, mỗi một ô sẽ gồm nguyên tố cùng các thuộc tính, thành phần của nguyên tố đó. Vì thế, để tìm hiểu bảng tuần hoàn, bạn cần biết tên nguyên tố cùng ký hiệu hóa học, số nguyên tử… Tất cả các thông tin này đều có trong ô nguyên tố đó.

Bạn hãy học bảng tuần hoàn hóa học với mười nguyên tố đầu tiên bên trong bảng. Khi nhớ và thành thao các nguyên tố này, bạn học cách duy diễn các giá trị nguyên tố tiếp theo. Sau đó, bạn sử dụng phương phát so sánh với giá trị đã học. Cứ như vậy, bạn sẽ học hết hơn 120 nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev.

In ra một bản màu dán để trong cặp

Bạn có thể in học mua một bản tuần hoàn, bạn sẽ mang đi mọi nơi và học bất cứ khi nào thuận tiện. Hãy in thật nhiều bản và dán những nơi cần thiết trong không gian học. Hãy gim một tờ note trên bản dán nhiều lúc bạn phải ghi nhớ.

Thời buổi công nghệ học bảng tuần hoàn có vẽ rất là dễ dàng, bạn hãy chụp lại bản chính và để ở nơi bạn hay vô nhất. Thường xuyên mở ra xem để nhớ được lâu hơn

Thay vì nhồi nhét quá nhiều nguyên tố bạn có thể chia thành các phần nhỏ để học, sử dụng lối suy diễn theo nhóm bạn dễ dàng biết nguyên tố hóa trị mấy, cáo bao nhiêu E, và nó có khối lượng bao nhiêu.

Cách nhớ dãy kim loại bá đạo nhất: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu

Chia nhóm và đặt tên dễ nhớ

Hãy liên kết chúng lại với nhau thành những câu hoàn chỉnh để dễ nhớ hơn. Bạn có thể tham khảo cách dưới đây:

Cách học như sau:

  1. Nhóm IA: Hai, Li, Nào, Không, Rót, Cà, Fê (H,Li,Na,K,Rb,Cs,Fr)
  2. Nhóm IIA: Banh, Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng (Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra)
  3. Nhóm IIIA: Bố, Ai, Gáy, Inh, Tai (B,Al,Ga,In,Tl)
  4. Nhóm IV: Chú, Sỉ, Gọi em, Sang nhắm, Phở bò (C,Si,Ge,Sn,Pb)
  5. Nhóm V: Nhà, Phương, Ăn, Sống, Bí (N,P,As,Sb,Bi)
  6. Nhóm VI: Ông, Say, Sỉn, Té, Pò (O,S,Se,Te,Po)
  7. Nhóm VII: Phải, Chi, Bé, Yêu, Anh (F,Cl,Br,I,At)
  8. Nhóm VIII: Hằng , Nga , Ăn , Khúc , Xương , Rồng (He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn)

Với những chia sẻ bên trên dean2020.edu.vn mong sẽ giúp được các bạn học bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố một cách dễ dàng nhất không sợ nhầm lấn, học đâu nhớ đó, thi đâu đậu đó và có những sáng tạo độc đáo cho việc học môn Hóa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *