Holding company là gì? Lợi ích của công ty Holding company?

Holdings company là một trong mô hình công ty phổ biến nhất, thường được sử dụng tại các công ty đa quốc gia và đặc biệt là tại các doanh nghiệp tại Châu Á. Trong những năm qua, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thay thế mô hình doanh nghiệp cũ và sử dụng mô hình này như một cách để tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những lý thuyết cơ bản nhất xung quanh mô hình.

Holding company là gì?

Holding company là gì?

Công ty Holding (Holding Company) là công ty nắm giữ. Trong luật doanh nghiệp 2015 đều không đề cập gì về loại hình công ty này vì bản chất đây không phải là một loại hình công ty mà là một cách thức quản lý vốn của các nhà đầu tư trong công ty. Trong chương VIII điều 188 luật doanh nghiệp 2015 có nói: “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.”

Các loại Holding company

Các loại Holding company
  • Công ty holding về kinh doanh (Operating holding company): Công ty holding là công ty mẹ, bên cạnh việc đầu tư vốn vào các công ty con, công ty mẹ còn tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Công ty holding về đầu tư (Investment holding company): Công ty holding là công ty mẹ, thuần túy nắm vốn và tìm kiếm lợi nhuận bằng việc đầu tư vốn vào các công ty con.
  • Công ty holding về quản lý điều hành (Management holding company): Công ty holding tìm kiếm thêm lợi nhuận từ lợi nhuận của các công ty con, can thiệp trực tiếp vào các giao dịch của các công ty con.

Ưu điểm của Holding company

Một trong số các ưu điểm của công ty holding là che dấu được danh tính nhà đầu tư. và dư luận ít chú ý.

Giảm các khoản thuế phải nộp trong trường hợp phân chia cổ tức. Nếu cổ đông của công ty là cá nhân thì khi nhận được cổ tức, cá nhân đó sẽ bị tính thuế 5%, nhưng nếu cổ đông đó là pháp nhân thì theo luật pháp Việt Nam hiện hành, sẽ khỏi phải bị khấu trừ thuế

Chuyển nhượng tài sản đơn giản bằng cách chuyển nhượng phần vốn hoặc cổ phần trong công ty.

Nếu kết quả kinh doanh ấn tượng, các công ty con sau này đều có khả năng cổ phần hóa và khi đó giá trị tài sản thu được cho chủ nhân ban đầu còn có thể tăng lên nhiều lần nữa. Thậm chí, nhờ công ty riêng này, người ta có thể đi vay vốn ngân hàng để có thể mở rộng các hoạt động kinh doanh hay thâu tóm các công ty khác.

Đối với ban điều hành, Công ty theo mô hình Holding sẽ giúp: Thiết kế mô hình quản trị, kiểm soát và hệ thống văn bản nội bộ điều chỉnh, điều hành chính xác; Phân bổ các nguồn lực chính xác; Kiểm soát được các giao dịch chuyển giá, thuế, hạn chế vi phạm về giao dịch nội bộ theo luật chứng khoán,… Khi đó, công ty holdings (hay công ty mẹ) sẽ tập trung quản lý và kiểm soát các công ty con một cách chuyên nghiệp theo chiến lược chung, nâng cao hiệu quả quản lý, tăng tính cộng hưởng và giảm các xung đột, cạnh tranh nội bộ. Thông qua cơ chế sở hữu, mô hình holdings tạo ra cơ hội linh hoạt trong chuyển đổi trọng tâm chiến lược và chia sẻ với các đối tác đầu tư, huy động vốn cho các dự án quan trọng hoặc dự án mới.

Vấn đề của Holding company

Một số công ty theo hình thức Holding ở Việt Nam như CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN) cũng sở hữu tới 20 công ty con với những thương hiệu sản phẩm khác nhau và đang rất thành công. Ở một thái cực ngược lại, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – Mã: HAG) cũng từng được coi là mô hình holdings thành công. Hiện nay, HAGL sở hữu 34 công ty con kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau (khoáng sản, mía đường, bất động sản, cao su…). Tuy nhiên, việc sở hữu nhiều đơn vị thành viên và đầu tư dàn trải cùng việc quản trị các công ty không hiệu quả đã khiến tình hình kinh doanh những năm gần đây của Hoàng Anh Gia Lai đi xuống.

Vấn đề của Holding company

Bên cạnh việc tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp, mô hình holdings vẫn tồn tại một số thách thức khi các đơn vị phải đối mặt với những xung đột lợi ích giữa công ty mẹ và các công ty thành viên. Việc công ty mẹ nắm quyền sở hữu 51% vốn cổ phần có thể chi phối các công ty con nhưng chưa hẳn đã nắm rõ hoạt động của các đơn vị này. Chưa kể, những người “cầm lái” của doanh nghiệp mẹ phải có đủ tâm, có tầm và hiểu biết về lĩnh vực muốn đầu tư. Việc xây dựng các tiêu chuẩn về quản trị tài chính, tránh rủi ro trong kinh doanh giúp kiểm soát tốt các công ty con luôn là một bài toán khó mà lãnh đạo cần vượt qua để tránh lâm vào tình trạng thua lỗ.

Về mặt lý thuyết, tuy nói mô hình holdings sẽ tạo ra sự rõ ràng trong hoạt động của DN và nếu công ty này “vỡ”, thì công ty còn lại cũng không bị ảnh hưởng nhưng điều này còn tùy thuộc vào nội tại của từng DN, tính tự chủ trong hoạt động và giao dịch kinh doanh của công ty con với công ty mẹ và có thể xem xét từ góc độ cơ cấu tài chính của DN đó (thu chủ yếu từ đâu, nợ ra sao…).

Cốt lõi và cũng có thể xem là “gót chân Achilles” của mô hình công ty holdings là hệ thống quản trị. Theo chia sẻ của ông Mai Hữu Tín, bí quyết thành công của mô hình Holding nằm ở chỗ chọn người phù hợp rồi giao việc cho họ với các hỗ trợ và giám sát cần thiết. Mức độ giám sát sẽ tùy thuộc quy mô và sự phức tạp của từng doanh nghiệp thành viên. Nhưng khi chọn được người, phải sẵn sàng giao trách nhiệm với thật nhiều quyền tự quyết cho người đó. Trong holdings, nếu xác định khoản đầu tư nào đó không hiệu quả, không có khả năng cải thiện thì ông sẽ cắt lỗ sớm. Nhưng một khi đã đầu tư, thì phải xác định đi dài hạn với doanh nghiệp đó, dù có khó khăn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Holding company do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *