SCM là gì? Tầm quan trọng của SCM với doanh nghiệp?

SCM là một thuật ngữ chuyên ngành khá quen thuộc đối với những nhà quản trị doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn hoạt động trơn chu từ khâu sản xuất đến khi hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng thì bắt buộc phải xây dựng hệ thống SCM. Vậy SCM là gì? Tầm quan trọng của SCM với doanh nghiệp như thế nào? Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức về SCM cho doanh nghiệp.

Khái niệm SCM là gì ?

Khái niệm SCM là gì ?

SCM (Supply Chain Management) là hệ thống cho phép quản trị các nhà máy và các điểm cung ứng của Doanh nghiệp.

Nói cách khác: SCM là hệ thống quản trị chuỗi cung ứng. Nó có thể là 1 module trong phần mềm ERP, hoặc là 1 phần mềm độc lập.

SCM là sự phối kết hợp nhằm cải thiện cách thức tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ. Sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ và phân phối tới các khách hàng.

Việc hiểu sức mạnh của các nguồn tài nguyên, mối tương quan giữa chúng trong dây chuyền cung ứng sản xuất là điều rất quan trọng.

Về cơ bản, SCM cung cấp giải pháp cho hoạt động đầu vào của doanh nghiệp. Từ việc đặt mua hàng, cho đến các giải pháp tồn kho. Bởi vì, SCM cung cấp giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, phân phối, nó ngày càng quan trọng với Doanh nghiệp.

SCM cho phép Doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.

Ứng dụng của SCM là gì ?

Ứng dụng của SCM là gì ?

Hệ thống SCM được ứng dụng để theo dõi việc lưu hành của sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng. SCM cũng được sử dụng để quản lý nhà kho, lưu vận, các yêu cầu liên quan khác.

Các chức năng cơ bản của SCM gồm tối ưu hóa chuỗi cung cấp, quản lý các biến cố, tồn kho, lưu hành. Ngoài ra SCM còn bao gồm quản lý thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp…

Cấu trúc của SCM là gì ?

Cấu trúc của SCM là gì ?

Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tối thiểu ba yếu tố chính:

  • Nhà cung cấp: Các công ty bán sản phẩm, dịch vụ. Họ là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, họ cung cấp nguyên liệu trực tiếp, các chi tiết của sản phẩm.
  • Đơn vị sản xuất: Nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
  • Khách hàng: Đơn vị sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.

Lợi ích của SCM là gì ?

  • Tăng hiệu suất sản phẩm thông qua kết hợp giữa các nhà cung cấp với nhau.
  • Nâng cao dịch vụ khách hàng, giảm tồn kho tối đa.
  • Hạn chế chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu.
  • Giảm thiểu chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty.
  • Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác truyền thống với nhau.
  • Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.

Rủi ro khi sử dụng SCM là gì ?

Nếu lựa chọn một hệ thống SCM sai có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối.

Hệ thống SCM không tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách, các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng có thể dẫn đến việc phá hủy toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Tầm quan trọng của SCM là gì ?

Tầm quan trọng của SCM là gì ?

SCM có vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của công ty. Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, giúp Doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng cạnh tranh.

Thực hiện tốt quản lý chuỗi cung ứng sẽ đảm bảo đầu vào, đầu ra của hàng hóa.

Ở đầu vào, hàng hóa  được dự báo đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ rủi ro. Ở đầu ra, sản phẩm cung cấp đủ cho thị trường, đem lại tiến triển doanh thu.

Ngoài ra, hệ thống còn đem lại hiệu quả về hoạt động logistics, hậu cần. SCM giúp đưa hàng hóa tới tay khách hàng nhanh nhất, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Kết hợp SCM và CRMVIET sẽ giúp Doanh nghiệp vừa quản lý chuỗi cung ứng tốt, vừa quản lý khách hàng tối ưu.

Bởi vì, đã liên tục cải tiến và đổi mới liên tục, CRMVIET đang là nền tảng quản lý khách hàng Top 1 Việt Nam.

Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả

Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả

Chiến lược chuỗi cung ứng của bạn nên tập trung vào việc chuyển giao và di chuyển hàng tồn kho hiệu quả – đó là cách hiệu quả duy nhất để cân bằng giữa những khó khăn thường khó dự báo về nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp.

Các sản phẩm có vòng đời ngắn có thể yêu cầu chuỗi cung ứng tập trung vào tốc độ. Thay vào đó, các ngành công nghiệp cạnh tranh cao có thể tập trung vào hiệu quả chuỗi cung ứng để tiết kiệm chi phí.

Thiết lập chuỗi cung ứng toàn diện

Một chuỗi cung ứng toàn diện bao gồm tất cả các hoạt động: Sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận chuyển.

Sản xuất là hoạt động bên trong doanh nghiệp từ việc quản lý nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, tạo ra thành phẩm, đóng gói, lưu kho.

Tồn kho: Bao gồm: Tồn kho chu kì, tồn kho theo mùa, tồn kho an toàn.

Địa điểm: địa điểm lưu kho, địa điểm nhà kho,…

Vận chuyển: Vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ, đường tàu,…

Công nghệ về dự báo đã trở nên đáng tin cậy và chi tiết hơn nhiều. Các công cụ dự báo được hỗ trợ bởi các tài nguyên tính toán hiệu năng cao có thể tạo ra các dự báo đáng tin cậy dựa trên dữ liệu bán hàng cũng như dữ liệu nhân khẩu học, xu hướng địa lý và thậm chí dự báo thời tiết.

Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả

Xu hướng SCM của ngành

Nếu một số nhà cung cấp của bạn bắt đầu yêu cầu một số loại thông tin nhất định hoặc đang chuyển sang các mô hình cung ứng chỉ kịp thời hay nếu các nhà cung cấp dường như kết hợp với một tiêu chuẩn dữ liệu cụ thể, ít nhất bạn nên chuẩn bị thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng của mình để bạn sẵn sàng chấp nhận những thay đổi khi cần thận trọng.

Kết hợp quản lý rủi ro với quản lý chuỗi cung ứng

Xác định các rủi ro để thực hiện tối ưu tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các liên kết yếu nhất hoặc kém an toàn nhất trong chuỗi cung ứng của bạn là gì? Làm thế nào bạn có thể giảm thiểu những rủi ro? Hãy đưa ra các kế hoạch hành động!

Sau đó xác định các nhà cung cấp thay thế hoặc tài nguyên vận chuyển và chỉ định các thành viên trong nhóm cho các hành động phản ứng cụ thể khi có sự cố trong chuỗi cung ứng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến SCM do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *