EPS và công thức tính EPS chuẩn nhất hiện nay

Đối với nhiều người, nếu không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh tế. Chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng xa lạ khi nghe tới EPS.  Đây là chỉ số thường xuyên được xuất hiện trong đầu tư chứng khoán hay báo cáo tài chính.

Vậy chỉ số EPS là gì? Công thức tính EPS ra sao? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này cũng như ý nghĩa và cách phân loại EPS. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết của chúng tôi dưới đây nhé!

Khái niệm về EPS là gì?

EPS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Earnings Per Share, dịch nghĩa là tỷ số thu nhập trên cổ phần. Chỉ số này nói lên lợi nhuận trên một cổ phiếu mà bạn thu được khi đầu tư trong tài chính.

Phần lợi nhuận này có được trên mỗi khoản bạn đầu tư ban đầu. Chính vì thế nó được xem là chỉ số xác định về khả năng sinh lời của một dự án đầu tư hoặc của một công ty. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều người đã chọn giao dịch cổ phiếu thông qua các sàn chứng khoán lớn và uy tín. Tại các sàn giao dịch này, nhà đầu tư cũng có thể tìm hiểu về tài khoản super zero.

Chẳng hạn như, một công ty có khoảng 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Tương ứng với tổng lợi nhuận sau thuế là 1 triệu USD. Thì lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (chỉ số EPS) sẽ là 1 USD.

Công thức chuẩn tính chỉ số EPS như thế nào?

Để tính được EPS cơ bản cho một doanh nghiệp thì cần bảng cân đối kế toán và báo cáo hoạt động kinh doanh. Khi đó bạn sẽ gom được các số liệu như:

  • Khối lượng của cổ phiếu bình quân đang được lưu hành.
  • Chi trả về cổ tức cho cổ đông ưu đãi (nếu có).
  • Lợi nhuận sau thuế.

Từ đó sẽ có công thức tính EPS cơ bản như sau:

Khi tính EPS, số liệu thu được chính xác hơn nếu như bạn sử dụng số lượng cổ phiếu đang được lưu hành bình quân của kỳ kế toán. Bởi vì theo thời gian, lượng cổ phiếu thay đổi thường xuyên. Dù vậy, trong thực tế để việc tính toán dễ dàng hơn người ta thường dùng số cổ phiếu lưu hành ở thời điểm cuối kỳ.

Ý nghĩa của EPS

Chỉ số EPS là lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần, nó thường mang ý nghĩa để đánh giá, so sánh về khả năng sử dụng vốn của một doanh nghiệp.

Cụ thể như, khi 2 doanh nghiệp đang có cùng một chỉ số EPS nhưng cổ phần phổ thông lưu hành có số lượng không giống nhau. Nếu như chúng ta xem các yếu tố khác là sự cân bằng, dựa vào công thức tính EPS thì doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn khi cổ phần phổ thông ít hơn.

EPS tốt nhất là bằng bao nhiêu? Chỉ số EPS ít nhất cũng phải lớn hơn 1000 đồng. Chính vì thế, với chỉ số 1.500 đồng khi đánh giá hoạt động kinh doanh, có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt và cần được duy trì.

Khi tính EPS cần lưu ý những gì?

Trong quá trình tính chỉ số EPS, nếu như bạn dùng cổ phiếu đang lưu hành bình quân trong kỳ thì sự chính xác sẽ được đảm bảo hơn. Như đã nói ở trên thì theo thời gian, lượng cổ phiếu cũng thường xuyên được thay đổi. Để chỉ số EPS giảm thì bạn có thể tính thêm vào số lượng cổ phiếu lưu hàng bằng các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng.

Tùy vào phương pháp kế toán và EPS do các chuyên gia đánh giá mà chỉ số sẽ thay đổi. Chính vì vậy chỉ số này chỉ là ước tính. Nó dùng để đánh giá khả năng tăng trưởng và sự ổn định ở giai đoạn nhất định. Khi đó sẽ biết được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. So với lợi nhuận sau thuế thì EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với nhau.

Vậy nên khi doanh nghiệp tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu. Lúc này lợi nhuận được tăng thêm dưới 10% nhưng kéo theo chỉ số EPS giảm và giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng giảm.

Bài viết trên đã chia sẻ công thức tính EPS và một số thông tin liên quan đến chỉ số này. Hi vọng rằng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về chỉ số này là gì, cách tính, ý nghĩa và rủi ro mà EPS xảy ra đối với nhà đầu tư. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *