Raspberry Pi là gì? Raspberry Pi dùng để làm gì?

Raspberry Pi là từ để chỉ các máy tính chỉ có một board mạch (hay còn gọi là máy tính nhúng) kích thước chỉ bẳng một thẻ tín dụng, được phát triển tại Anh bởi Raspberry Pi Foundation với mục đích ban đầu là thúc đẩy việc giảng dạy về khoa học máy tính cơ bản trong các trường học và các nước đang phát triển. Dưới đây là những thông tin liên quan đến Raspberry Pi mời bạn tham khảo.

Raspberry Pi là gì?

Pi là một máy vi tính rất nhỏ gọn, kích thước hai cạnh chỉ cỡ một cái thẻ ATM. Người ta đã tích hợp mọi thứ cần thiết trong đó để bạn sử dụng như một cái máy vi tính. Trên bo mạch của Pi có CPU, GPU, RAM, khe cắm thẻ microSD, Wi-Fi, Bluetooth và 4 cổng USB 2.0. Khi mua Pi về, bạn chỉ việc cài hệ điều hành (thực ra là copy/paste cái thư mục vô thẻ nhớ), gắn chuột, bàn phím và màn hình là bắt đầu sử dụng được rồi (hoặc cao cấp hơn xíu là remote desktop từ một máy khác qua, hoặc SSH).

Raspberry Pi là gì?

Nhiệm vụ ban đầu của dự án Raspberry Pi là tạo ra máy tính rẻ tiền có khả năng lập trình cho những sinh viên , nhưng Pi đã được sự quan tầm từ nhiều đối tượng khác nhau . Đặc tính của Raspberry Pi xây dựng xoay quanh bộ xử lí SoC Broadcom BCM2835 ( là chip xử lí mobile mạnh mẽ có kích thước nhỏ hay được dùng trong điện thoại di động ) bao gồm CPU , GPU , bộ xử lí âm thanh /video , và các tính năng khác … tất cả được tích hợp bên trong chip có điện năng thấp này .

Một bộ kit của Raspberry Pi 3 có thêm case, tản nhiệt, nguồn, giá 49,99 USD

Raspberry Pi không thay thế hoàn toàn hệ thống để bàn hoặc máy xách tay . Bạn không thể chạy Windows trên đó vì BCM2835 dựa trên cấu trúc ARM nên không hỗ trợ mã x86/x64 , nhưng vẫn có thể chạy bằng Linux với các tiện ích như lướt web , môi trường Desktop và các nhiệm vụ khác . Tuy nhiên Raspberry Pi là một thiết bị đa năng đáng ngạc nhiên với nhiều phần cứng có giá thành rẻ nhưng rất hoàn hảo cho những hệ thống điện tử , những dự án DIY , thiết lập hệ thống tính toán rẻ tiền cho những bài học trải nghiệm lập trình …

Cấu hình phần cứng

Phiên bản Raspberry Pi đầu tiên được phát hành tháng 2 năm 2012, và tới nay đã có nhiều phiên bản khác nhau, với sự nâng cấp của phần cứng, cũng như hướng tới những mục tiêu khác nhau. Phiên bản theo thứ tự ra mắt là : Pi A → Pi A+ → Pi 1 B → Pi 1B+ → Pi 2B → Pi Zero → Pi 3B

Phiên bản Raspberry Pi 2 Model B+

Bảng thông số phần cứng các dòng Raspberry Pi

Raspberry PI Model A Model B+ Pi 2, Model B Pi 3, Model B Pi Zero
Vi xử lý Broadcom BCM2835, ARMv6 (32bit) single core Broadcom BCM2836, ARMv7 (32bit) quard core Broadcom BCM2837, ARMv8 (64bit) quad-core Broadcom BCM2835, ARM11 (32bit) single core
GPU Broadcom VideoCore IV, OpenVG 1080p30, 250 MHz Broadcom VideoCore IV, OpenGL ES 2.0,OpenVG 1080p60 , 400 MHz Broadcom VideoCore IV, OpenVG 1080p30, 250 MHz
Tốc độ xử lý 700 Mhz 900 Mhz 1.2 Ghz 1.0 Ghz
Power Ratings 200mA @ 5V 600mA @ 5V 800mA @5V 800mA @ 5V 160mA @ 5V
RAM (chia sẻ với GPU) 256 MB SDRAM (400Mhz) 512 MB SDRAM (400Mhz) 1 GB SDRAM (400Mhz) 1GB LPDDR2 (900Mhz) 512 MB SDRAM (400Mhz)
Bộ nhớ Micro SD
GPIO 40
Kết nối
1xUSB 2.0
CSI – cổng camera
DSI – cổng kết nối màn hình cảm ứng
4xUSB 2.0
10/100mb Ethernet
CSI, DSI
4xUSB 2.0

10/100mb Ethernet

wifi 802.11 n

Bluetooth 4.1

CSI, DSI

1 micro USB
Video & audio 1080p HDMI, stero audio 3.5mm jack 1080p mini HDMI. stereo audio through PWM on GPIO
Kích thước 65x56mm 85x56mm 65x30mm

Tùy theo nhu cầu thiết bị của bạn như tốc độ, khả năng kết nối rộng, giá cả, hay nhu cầu ứng dụng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn những sản phẩm Raspberry bên trên. Với nhu cầu bình thường để lập trình nghiên cứu thì thật đơn giản, Raspberry Pi đáp ứng một cách hoàn hảo các yêu cầu của programmer. Nhưng chưa hết, nếu như bạn chỉ quan tâm đến lĩnh vực giải trí, thì với chiếc máy tính mini này, bạn có thể xem những bộ phim HD chuẩn 1080p. Các bạn nên nhớ một điều quan trọng: chiếc máy tính mini này rất tiết kiệm điện, và khả năng chạy liên tục 24h đã được cộng đồng sử dụng kiểm chứng.

Raspberry Pi dùng để làm gì?

Bạn có thể search Google với cụm từ “Raspberry Pi projects” để thấy người ta dùng Pi làm các thứ như:

  • Đầu coi phim HD giống như Android Box, hỗ trợ KODI đầy đủ.
  • Máy chơi game cầm tay, console, game thùng. Chơi như máy điện tử băng ngày xưa, giả lập được nhiều hệ máy.
  • Cắm máy tải Torrent 24/24.
  • Dùng làm VPN cá nhân.
  • Biến ổ cứng bình thường thành ổ cứng mạng (NAS).
  • Làm camera an ninh, quan sát từ xa.
  • Hiển thị thời tiết, hiển thị thông tin mạng nội bộ…
  • Máy nghe nhạc, máy đọc sách.
  • Làm thành một cái máy Terminal di động có màn hình, bàn phím, pin dự phòng để sử dụng mọi lúc mọi nơi, dò pass Wi-Fi…
  • Làm thiết bị điều khiển Smart Home, điều khiển mọi thiết bị điện tử trong nhà.
  • Điều khiển robot, máy in không dây từ xa, Airplay…

Tại sao nên dùng Pi?

Giá rẻ: chỉ từ 5 USD thôi là bạn đã mua được một cái Pi (phiên bản rút gọn Raspberry Pi Zero). Bản Pi 3 là mạnh nhất hiện tại, có đầy đủ Wi-Fi, Bluetooth, cấu hình cao nhất.

Đơn giản, dễ dùng, tiết kiệm không gian: dùng làm các công việc văn phòng đơn giản, gõ Word, Excel hay tạo PowerPoint, lướt web.

Tự học lập trình bằng các app đơn giản của Pi, trẻ em cũng học được.

Tiêu thụ rất ít điện: Ví dụ như tải Torrent, thay vì cắm máy tính công suất hàng trăm Watts liên tục 24/24 thì chỉ cần dùng một cái Pi công suất chưa tới 5W cũng làm được.

Có tính di động cao: có thể bỏ vào túi mang đi khắp nơi, thích hợp để làm máy nghe nhạc di động, máy đọc ebook, máy dò pass Wi-Fi, máy chơi game cầm tay.

Raspberry Pi 3 là bản có cấu hình cao nhất hiện nay (trước đó có Pi, Pi 2, ngoài ra còn có bản siêu nhỏ: Pi Zero và Pi Zero W). Pi 3 có giá chỉ 35 USD nhưng thường là chúng ta sẽ mua thêm các phụ kiện ví dụ như case cho Pi 3, tản nhiệt cho chip, adapter nguồn, thẻ nhớ microSD. Giá tổng cộng (chưa tính thẻ nhớ) vào khoảng hơn 50 USD.

Sau khi mua về thì phải cài hệ điều hành, có nhiều hệ điều hành cho Pi như:

  • Raspbian: OS chính thức, giao diện giống như Windows/Mac/Linux.
  • OSMC: tích hợp KODI, dùng làm máy xem phim, nghe nhạc.
  • RetroPie: dùng làm máy chơi game, hỗ trợ nhiều hệ máy khác nhau.
  • Ngoài ra còn có Ubuntu, Windows 10 IoT, RiscOS…
  • Raspbian là OS chính thức dành cho Pi. Cách cài đặt rất đơn giản, chỉ cần tải Raspbian về, giải nén, copy vào thẻ nhớ microSD rồi gắn thẻ vào máy Pi cho nó chạy cài đặt là xong.

Hướng dẫn cách cài Raspbian cho Pi

Chuẩn bị một thẻ nhớ microSD, 8 GB là đủ. Format thẻ sang chuẩn FAT32. Chúng ta sẽ cài Raspbian lên thẻ này.

Tải Raspbian tại đây: https://www.raspberrypi.org/downloads/noobs. Tải cái tên là “NOOBS”, đây chỉ là tên của bộ đóng gói, bên trong đó có hệ điều hành Raspbian mà chúng ta cần.

Giải nén file NOOBS, chép toàn bộ nội dung đó vào thẻ nhớ.

Cắm thẻ nhớ vào Pi, gắn nguồn (microUSB), chuột, bàn phím, màn hình. Làm theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt Raspbian cho đến khi hoàn tất (có thể cài nhiều hệ điều hành cùng lúc từ NOOBS).

Sau khi vào được Desktop thì coi như bạn đã cài đặt thành công. Bây giờ bạn có thể vọc Pi được rồi đó. Trong Pi có sẵn nhiều phần mềm văn phòng, lập trình, game để bạn dùng cho biết. Có cả trình duyệt web Chromium. Có sẵn Wi-Fi mà không cần gắn thêm adapter. Bluetooth cũng có sẵn dùng để kết nối với chuột, bàn phím và phụ kiện.

Một số kinh nghiệm sử dụng Raspberry Pi tốt hơn

Một số kinh nghiệm sử dụng Raspberry Pi tốt hơn

1. Sau khi mua xong Raspberry Pi, việc đầu tiên cần chú ý là bộ nguồn. Các bạn cần phân biệt NGUỒN và SẠC, vì bộ nguồn sẽ cung cấp điện ổn định 24/7 và ít nóng so với bộ sạc hơn. Chống chỉ định sạc tàu, sạc lô, và dòng phải trên 1A. Điện áp phải trong biên độ 3% ở mức 5v (các bạn có đồng hồ VOM cắm chân đen vào TP1 và chân đỏ vào TP2 là đo được). Nếu dùng làm Media Center mà TV có hỗ trợ CEC (Ở Sony gọi là Bravia Link, Toshiba Rezga Link,..bla..bla..) phải chú ý dây HDMI phải có chân CEC.

2. Cáp mạng nên lựa loại mềm, không nên chọn loại có chống nhiễu vì dây rất cứng khó bẻ được.

3. Nên sử dụng thẻ SD Class 10 . Hoặc dùng thẻ noname để mồi boot và USB để cho OS vào.

4. Nên mua thêm ít nhất 2 cái heatsink dán vào con SoC và LAN Controller nếu các bạn muốn OC. Thêm cái fan thì càng tốt. Đừng để nhiệt độ quá 80*C

5. Vấn đề nguồn USB đã được giải quyết trên model B . Ở phiên bản trước mỗi cổng USB chỉ cho phép công suất chạy tối đa 100mA . Còn bây giờ cắm bao nhiêu cũng được, miễn là dưới 2A.

Liệt kê thử một vài dự án được phát triển từ Raspberry Pi​

1. Máy chơi game cầm tay nằm trong hộp kẹo: mintyPi 2.0. Dùng bo Raspberry Pi Zero, vỏ ngoài là hộp kẹo, vỏ trong được in 3D, gắn thêm màn hình, nút bấm và pin dự phòng để chơi game mà không cần cắm nguồn từ bên ngoài vào.

2. Máy chơi game Game Boy Zero: dùng bo Raspberry Pi Zero, vỏ máy được lấy từ Game Boy thật.

3. Máy Terminal cầm tay với màn hình cảm ứng nhỏ gọn gắn trực tiếp lên bo mạch Pi:

4. Một kiểu máy Terminal khác phức tạp hơn do 4 cổng USB đã được mod lại để chuyển sang phía trước nằm thành một hàng

Một kiểu máy Terminal

5. Điều khiển robot 4 bánh

Điều khiển robot 4 bánh

6. Ghép nhiều Pi lại với nhau để tạo thành SuperComputer

Ghép nhiều Pi lại với nhau để tạo thành SuperComputer

Trên đây là những thông tin liên quan đến Raspberry Pi do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *