DBMS là gì? Tầm quan trọng của DBMS với doanh nghiệp

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (tiếng Anh: Database Management System – DBMS), là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu. Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin trong một cơ sở dữ liệu (CSDL). Có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên một hoặc nhiều siêu máy tính. Dưới đây là những thông ton liên quan đến DBMS mời bạn tham khảo.

DBMS là gì?

DBMS là gì?

DBMS (Database Management System) là phần mềm giúp quản lý cơ sở dữ liệu. DBMS cung cấp cho người dùng các chức năng như tạo, truy xuất, cập nhật và quản lý dữ liệu trên cơ sở dữ liệu.

Ngoài chức năng giúp quản lý dữ liệu thì các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu cò cung cấp cho người dùng chức năng kiểm soát quyền truy cập đọc / ghi, chỉ định tạo báo cáo và phân tích việc sử dụng.

Với phần lớn các DBMS ngày nay, chúng ta thường sẽ cần sử dụng ngôn ngữ SQL (ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) để tương tác với cơ sở dữ liệu.

Một ví dụ về sử dụng SQL để truy vấn thông tin của 100 sinh viên trên cơ sở dữ liệu như sau:

SELECT first_name, last_name, birthday FROM `students` LIMIT 100;

Lưu ý: Các thuật ngữ tiếng Việt như hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu… có thể được dùng thay thế cho nhau và đều có chung một ý nghĩa là DBMS.

Phần Mềm DBMS Phổ Biến

Phần Mềm DBMS Phổ Biến

Dưới đây là danh sách một số hệ thống DBMS phổ biến bao gồm phần mềm mã nguồn mở và phần mềm thuộc sở hữu tư nhân:

  • MySQL: Mã nguồn mở, miễn phí.
  • MariaDB: Mã nguồn mở, miễn phí.
  • PostgreSQL: Mã nguồn mở, miễn phí.
  • SQLite: Mã nguồn mở, miễn phí.
  • Oracle Database: Sở hữu tư nhân phát triển bởi Oracle, có phí.
  • SQL Server: Sở hữu tư nhân phát triển bởi Microsoft, có phí.
  • Microsoft Access: Sở hữu tư nhân phát triển bởi Microsoft, có phí.

Mỗi DBMS khác nhau sẽ lưu trữ dữ liệu theo các cách khác nhau và quy định cú pháp SQL sử dụng theo cách một cách riêng. Do đó cơ sở dữ liệu lưu trữ trên MySQL sẽ không tương thích với PostgreSQL

Các loại hệ thống quản lý dữ liệu (DBMS) là gì?

Các loại hệ thống quản lý dữ liệu (DBMS) là gì?

DBMS phân cấp (Hierarchical DBMS):  Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu này được hình thành theo mối quan hệ giữa các loại dữ liệu. Cấu trúc của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu dạng phân tầng có thể được mô tả giống như một cái cây, với nhiều nhánh khác nhau tượng trưng cho những trường dữ liệu (Data field) khác nhau.

DBMS quan hệ (Relational DBMS -RDBMS): Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu này có cấu trúc cho phép người dùng truy xuất các dữ liệu có quan hệ với nhau trong cùng hệ thống cơ sở dữ liệu. Trong loại DBMS này, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng bảng.

Mạng lưới DBMS (Network DBMS): Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu hỗ trợ mối quan hệ nhiều – nhiều (many – to – many relationship), trong đó những bản ghi của người dùng có thể được liên kết với nhau.

DBMS định hướng đối tượng: Loại hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu này sử dụng phần mềm cá nhân nhỏ lẻ gọi là các đối tượng. Mỗi một đối tượng bao gồm một phần nhỏ các dữ liệu và các hướng dẫn cho các hành động có thể được thực hiện cho dữ liệu đó.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm được sáng tạo ra để thực hiện chức năng quản lý cơ sở dữ liệu cho các doanh nghiệp với các quy mô khác nhau. Tuy nhiên tất cả các phần mềm này đều phải xây dựng dựa trên một trong các loại hình DBMS kể trên. Người dùng có thể lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào tương thích với cơ sở dữ liệu họ đang có để tạo nên các dữ liệu phù hợp.

Các ưu điểm và nhược điểm của Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) là gì?

Một số ưu điểm của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu là

DBMS cung cấp nhiều phương thức để lưu trữ và truy xuất các dữ liệu có định dạng khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ truy vấn (Query language);

Hệ thống có thể dễ dàng được duy trì;

DBMS tạo điều kiện nhiều ứng dụng có thể sử dụng trong cùng một dữ liệu với thời gian phát triển và duy trì được tối ưu;

DBMS cung cấp bảo mật, toàn vẹn dữ liệu với  hoạt động cập nhật và sao lưu dữ liệu tối thiểu;

Hệ thống này tương thích với các ngôn ngữ lập trình ứng dụng như Java và Python để cho phép người dùng kết nối cơ sở dữ liệu với bất kỳ ứng dụng hoặc trang web nào;

DBMS có chức năng tự động sao lưu và phục hồi;

DBMS cho phép người dùng có thể truy cập và chia sẻ dữ liệu;

Một số nhược điểm của Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) là:

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thường là các hệ thống có tính chất phức tạp;

Trên thị trường, rất ít phần mềm DBMS có sẵn được cấp phép. Do vậy, nếu một tổ chức hay doanh nghiệp muốn ứng dụng hệ thống này họ phải trả tiền để mua hay được phép sử dụng một phần mềm DBMS chính thống nào đó;

Hầu hết các công ty hàng đầu lưu trữ dữ liệu của họ trong một cơ sở dữ liệu duy nhất. Vì vậy, nếu cơ sở dữ liệu bị mất mát vì bất kỳ lý do gì, toàn bộ dữ liệu cũng sẽ biến mất không thể phục hồi;

DBMS có rất nhiều loại khác nhau, có sản phẩm phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp của bạn và có sản phẩm không phù hợp. Doanh nghiệp sẽ gặp không ít rủi ro khi mua phải sản phẩm không tương thích;

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) có kích thước lớn và cần thời gian để thiết lập chúng.

Vai trò của hệ thống DBMS trong doanh nghiệp là gì?

Bên cạnh những lợi thế về mặt kỹ thuật của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp, hệ thống này cũng mang lại những lợi ích cụ thể đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các triển khai và các phương thức giao tiếp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu giữa các doanh nghiệp sẽ khác nhau.

Các tính năng tìm kiếm và sắp xếp dữ liệu từ DBMS giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp bằng cách sử dụng trang web, tìm sản phẩm theo các tiêu chí khác nhau như giá cả và thương hiệu và mua hàng mà không gặp khó khăn. Điều này chứng tỏ một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán sản phẩm và dịch vụ cụ thể.

Mặc dù vai trò của DBMS thực sự nổi bật cho các doanh nghiệp định hướng bán hàng, nhưng bất kỳ công ty nào cần tìm kiếm dữ liệu liên quan đều có thể hưởng lợi từ việc triển khai các hệ thống này. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu này giúp doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu hiệu quả, từ đó có thể dễ dàng theo dõi hàng tồn kho, mua hàng hoặc sắp xếp thông tin khách hàng.

Các công ty có nhiều cửa hàng có thể sắp xếp dữ liệu tài chính một cách dễ dàng và nhanh chóng thực hiện các phân tích, tạo ra các biểu đồ tăng trưởng thể hiện hiệu suất của các cửa hàng khác nhau. Về bản chất, bất kỳ tổ chức nào cần lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn, yêu cầu truy cập, phân tích nhanh dữ liệu đó và cần có thể dễ dàng hiểu xu hướng trong hiệu suất có thể sử dụng các hệ thống DBMS này để cải thiện hoạt động.

Trên đây là những thông tin liên quan đến DBMS do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *