Các chỉ số tài chính cần nắm khi tham gia đầu tư

Các chỉ số tài chính là một trong những thứ mà bất kỳ ai làm về nghề tài chính cũng cần nắm, nhất là các nhà đầu tư. Bởi thông qua các chỉ số này, chúng ta có thể ước lượng, phân tích, hoạch định hoặc dự đoán sự biến động của thị trường. Từ đó đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp để thu về thành công như mong đợi. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những nhóm chỉ số quan trọng nhất mà nhà đầu tư nên nắm rõ. Cùng tìm hiểu nhé!

Nhóm các chỉ số tài chính thể hiện khả năng thanh toán

Nhìn chung các chỉ số tài chính trên thường dùng để xem xét đầu tư vào chứng khoán. Còn các kênh tài chính khác như forex, bất động sản, ngân hàng…sẽ sử dụng các chỉ số khác.

Nhóm chỉ số tài chính thể hiện khả năng thanh toán dùng để nhận xét khả năng trả khoản nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp. Vì đây là một trong những tiêu chí phản ánh doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không. Bao gồm các chỉ số:

  • Hệ số khả năng thanh toán hiện hành bằng việc chuyển đổi tài sản thành tiền để trả nợ. Hệ số này càng thấp khả năng về trả nợ của doanh nghiệp không tốt. Nguy cơ tiềm tàng về khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Công thức tính hệ số này bằng tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn.
  • Hệ số khả năng thanh toán nhanh được đánh giá bằng việc thanh toán nợ không cần thanh lý hàng hoá. Công thức tính bằng (tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn.
  • Hệ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi kinh tế khủng hoảng. Công thức được tính hệ số này bằng tiền hoặc là các khoản tương đương tiền/nợ ngắn hạn.
  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay có đúng hạn hay không. Nếu có là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Công thức được tính bằng lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay/Lãi vay phải trả.

Nhóm các chỉ số tài chính thể hiện cơ cấu của tài sản và nguồn vốn

Các chỉ số này bao gồm hệ số cơ cấu nguồn vốn và hệ số cơ cấu tài sản.

Hệ số cơ cấu tài sản dùng để phản ánh và đánh giá mức độ đầu tư hợp lý vào doanh nghiệp. Công thức tính tỷ lệ đầu tư bằng Tài sản ngắn hạn (dài hạn)/Tổng tài sản đánh giá được.

Nhóm các chỉ số tài chính thể hiện cơ cấu của tài sản và nguồn vốn
Nhóm các chỉ số tài chính thể hiện cơ cấu của tài sản và nguồn vốn

Hệ số cơ cấu nguồn vốn không chỉ có ý nghĩa cho cả doanh nghiệp mà còn cả chủ nợ và nhà đầu tư. Dùng để đánh giá đòn bẩy tài chính hoặc rủi ro của doanh nghiệp và điều chỉnh chính sách phù hợp. Giúp chủ nợ đánh giá khoản vay có an toàn hay không để thu hồi hoặc vẫn cho vay. Dựa vào đó nhà đầu tư cân nhắc được việc có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

Công thức tính hệ số nợ bằng Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn. Công thức hệ số vốn chủ sở hữu bằng vốn của chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn.

Nhóm các chỉ số tài chính thể hiện hiệu suất hoạt động

Nhóm chỉ số này dùng để đánh giá năng lực về quản lý và sử dụng tài sản hiện có người ta sẽ dùng chỉ số này để đánh giá. Bao gồm:

  • Số vòng quay hàng tồn kho, hệ số này lớn so với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành là tốt.
  • Số vòng quay nợ phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp có tốt không.
  • Số vòng quay vốn lưu động, hệ số càng lớn thì vốn được sử dụng càng hiệu quả.
  • Hiệu suất sử dụng vốn cố định để đánh giá mức độ vốn cố định sử dụng trong kỳ của doanh nghiệp.

Nhóm các chỉ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động

Bao gồm các chỉ số sau:

  • Tỷ suất của lợi nhuận sau thuế so với doanh thu (ROS) thể hiện mức lợi nhuận thu được với doanh thu bỏ ra. ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần.
  • Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản mang lại (BEP)
  • Tỷ suất của lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản.
  • Tỷ suất của lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu.
  • Thu nhập trên một cổ phần thường

Nhóm chỉ số phản ánh phân phối lợi nhuận

Bao gồm các chỉ sau:

  • Cổ tức trên một cổ phần thường
  • Hệ số chi trả cổ tức
  • Tỷ suất cổ tức
Nhóm chỉ số phản ánh phân phối lợi nhuận
Nhóm chỉ số phản ánh phân phối lợi nhuận

 

Tất cả các chỉ số này phản ánh mối tương quan giữa tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng như lợi nhuận mà doanh nghiệp phân phối cho cổ đông.

Nhóm các chỉ số phản ánh giá thị trường

Bao gồm:

  • Hệ số giá trên thu nhập;
  • Hệ số giá trị của thị trường so với giá trị sổ sách;

Các chỉ số này giúp đánh giá được giá trị thực tế của thị trường với giá trị một cổ phần của doanh nghiệp theo sổ sách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *