Warehouse là gì? Vai trò của Warehouse với các doanh nghiệp

Warehouse là một trong những từ khóa được search nhiều nhất về chủ đề warehouse là gì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn  Warehouse là gì ? Và vai trò của Warehouse với doanh nghiệp ra sao, cùng theo dõi nhé!

Kho hàng hóa (Warehouse)

Kho hàng hóa (Warehouse)

Kho hàng hóa – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Warehouse. Kho hàng hóa là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hoá nhằm cung ứng hàng hoá cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất.

Vai trò của kho hàng hóa

Kho hàng hóa là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiều nội dung hoạt động logistics của doanh nghiệp. Hoạt động kho hàng hóa liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hoá dự trữ, chuẩn bị lô hàng theo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Với vị trí như vậy, kho hàng hóa có các vai trò sau:

Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá

Nhu cầu tiêu dùng có thể biến thiên theo mùa vụ và có những dao động khó lường. Các nguồn cung cũng luôn có những diễn biến phức tạp trong khi hoạt động sản xuất cần được duy trì liên tục để đảm bảo chất lượng ổn định với chi phí hợp lí.

Do vậy lượng dự trữ nhất định trong kho hàng hóa giúp doanh nghiệp có thể đối phó được với những thay đổi bất thường của điều kiện kinh doanh phòng ngừa rủi ro và điều hoà sản xuất.

Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối

Nhờ có kho hàng hóa nên có thể chủ động tạo ra các lô hàng với qui mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối nhờ đó mà giảm chi phí bình quân trên đơn vị. Hơn nữa kho hàng hóa góp phần vào việc tiết kiệm chi phí lưu thông thông qua việc quản lí tốt định mức hao hụt hàng hoá, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho hàng hóa.

Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp

Điều này được thể hiện thông qua việc đảm bảo hàng hoá sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm.

Hỗ trợ việc thực hiện quá trình “logistics ngược”

Thông qua việc thu gom, xử lí, tái sử dụng bao bì, sản phẩm hỏng, sản phẩm thừa…

Chức năng kho hàng hoá

Chức năng kho hàng hoá

Doanh nghiệp cần hoạch định công tác mua hàng với số lượng thích hợp và sử dụng nhà kho hàng hóa như 1 địa điểm đến dùng để gom, ghép, tách đồng bộ, hoàn thiện hàng hoá, để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tiết kiệm chi phí vận tải và các dịch vụ khác. Kho hàng hóa hiện đại thường giữ những chức năng sau:

Gom hàng

Khi hàng hoá/nguyên liệu được nhập từ nhiều nguồn nhỏ, lẻ khác nhau thì kho hàng hóa đóng vai trò là điểm tập kết để hợp nhất thành lô hàng lớn, như vậy sẽ có được lợi thế nhờ qui mô khi tiếp tục vận chuyển tới nhà máy/thị trường bằng các phương tiện đầy toa/xe/thuyền.

Phối hợp hàng hoá

Để đáp ứng tốt đơn hàng gồm nhiều mặt hàng đa dạng của khách hàng, kho hàng hóa có nhiệm vụ tách lô hàng lớn ra, phối hợp và ghép nhiều loại hàng hoá khác nhau thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hoá sẵn sàng cho quá trình bán hàng. Sau đó từng đơn hàng sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ tới khách hàng.

Bảo quản và lưu giữ hàng hoá

Đảm bảo hàng hoá nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trình tác nghiệp; tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho hàng hóa; chăm sóc giữ gìn hàng hoá trong kho hàng hóa.

Warehouse – Sự khác biệt giữa Nhà kho và Trung tâm phân phối

Đã bao giờ bạn nhận thấy rằng các khái niệm “Nhà kho – Warehouse” và “Trung tâm phân phối – Distritution Center” thường được sử dụng thay thế cho nhau? Một số người nghĩ rằng sự khác biệt giữa hai khái niệm này là không rõ ràng và hầu như không quan tâm đến chúng. Bài viết sau phần nào sẽ giúp bạn hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa kho hàng và trung tâm phân phối – điều mà mọi người thường không chú ý đến.

Sự khác biệt căn bảnXét về phương diện vật lý, không có sự khác biệt nhiều giữa kho hàng và trung tâm phân phối. Chúng đều có bốn bức tường, một mái, sàn nhà, không gian bên trong và cửa ra/vào dành các phương tiện. Nhìn bên ngoài, cấu trúc của chúng khá là giống nhau. Tuy nhiên, theo các định nghĩa sau đây (trích KB Ackerman “Words of Warehousing”) sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự khác biệt diễn ra bên trong bốn bức tường:

– Một trung tâm phân phối được định nghĩa như “cơ sở mà ở đó các đơn hàng bán buôn và bán lẻ được hoàn thiện”, và nói thêm rằng “thuật ngữ này được sử dụng để mô tả hoạt động với một tốc độ cao, trái ngược với một kho lưu trữ tĩnh thông thường.”

Nhiều người có thể tranh luận rằng các Trung tâm phân phối cũng chỉ “tiến hóa” từ nhà kho và có nhiều điểm tương đồng. Nhưng nếu xem xét các chức năng chính của Trung tâm phân phối bạn sẽ thấy được sự khác biệt rõ ràng:

Warehouse

Trung tâm phân phối cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng: Thay vì chỉ đơn giản là nơi lưu trữ, các Trung tâm phân phối cung cấp vô số các dịch vụ cho khách hàng thuộc các phòng chức năng bên ngoài hay trong nội bộ công ty. Một trung tâm phân phối được tổ chức và được quản lý tốt sẽ cung cấp các dịch vụ như: Vận tải, Cross docking, hoàn thiện đơn hàng, dán nhãn và đóng gói cùng với bất cứ dịch vụ cần thiết nào để hoàn thành chu kỳ đặt hàng, bao gồm cả xử lý đơn hàng, chuẩn bị đơn đặt hàng, gửi hàng, nhận hàng, vận chuyển , xử lý hàng hóa được trả về và đo lường hiệu suất.

Trung tâm phân phối tập trung vào khách hàng: Trong khi nhà kho tập trung vào các phương pháp tối ưu nhằm chi phí lưu trữ thì nhiệm vụ duy nhất của trung tâm phân phối là cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Trung tâm phân phối được định hướng bởi công nghệ: Các trung tâm phân phối ngày nay phải có khu vực xử lý đơn hàng, hệ thống quản lý vận tải và quản lý kho hiện đại, tiên tiến để thực hiện các hoạt động như: tiếp nhận hàng, quét mã vạch, xác định vị trí và lưu trữ các sản phẩm một cách có hiệu quả, bốc dỡ & bốc xếp. xử lý đơn hàng và lên kế hoạch xếp dỡ.

Trung tâm phân phối tập trung vào các mối quan hệ: Cho dù khách hàng là các công ty bên ngoài hoặc các đơn vị nội bộ, một trung tâm phân phối phải liên tục tập trung vào việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trung tâm phân phối chính là liên kết vô cùng quan trọng giữa nhà cung cấp và khách hàng do đó đòi hỏi việc quản lý không những liên quan đến nhu cầu của khách hàng mà còn liên quan đến các phương pháp hiệu quả và tối ưu hóa chi phi nhất nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Ngược lại, trong hầu hết các trường hợp, một kho lưu trữ thông thường chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa chi phí mà rất ít quan tâm đến vấn đề dịch vụ khách hàng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Warehouse  do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *