Công nghệ thông tin – Technology là gì?

Công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt: IT) là việc sử dụng bất kì máy tính, lưu trữ, mạng và các thiết bị vật lí, và qui trình nào khác để tạo, xử lí, lưu trữ, bảo mật và trao đổi tất cả các dạng dữ liệu điện tử. Dưới đây là thông tin chi tiết về technology mời bạn tham khảo.

Công nghệ thông tin

Khái niệm

Công nghệ thông tin trong tiếng Anh là Information Technology, viết tắt là IT.

Công nghệ thông tin là việc sử dụng bất kì máy tính, lưu trữ, mạng và các thiết bị vật lí, cơ sở hạ tầng và qui trình nào khác để tạo, xử lí, lưu trữ, bảo mật và trao đổi tất cả các dạng dữ liệu điện tử.

Thông thường, công nghệ thông tin được sử dụng trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp, trái ngược với công nghệ cá nhân hoặc giải trí. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong thương mại bao gồm cả công nghệ máy tính và điện thoại.

Công nghệ thông tin

Thuật ngữ công nghệ thông tin được đưa ra bởi Harvard Business Review. Từ khi ngành công nghệ thông tin phát triển từ giữa thế kỷ 20, khả năng tính toán của máy tính đã ngày càng gia tăng; đồng thời giá cả các thiết bị và mức tiêu thụ năng lượng liên tục giảm xuống, và chu kì này tiếp tục tái diễn cho đến ngày nay khi các công nghệ mới xuất hiện.

Công nghệ thông tin phần cứng và phần mềm’

Công nghệ thông tin phần cứng và phần mềm

Công nghệ thông tin bao gồm một số lớp thiết bị vật lí (phần cứng), công cụ quản lí hoặc tự động hóa, hệ điều hành và ứng dụng (phần mềm) được sử dụng để thực hiện các chức năng thiết yếu.

Thiết bị người dùng, thiết bị ngoại vi và phần mềm, chẳng hạn như máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc thậm chí thiết bị ghi âm, đều có thể được coi thuộc phạm vi của công nghệ thông tin.

Thuật ngữ công nghệ thông tin cũng có thể được dùng để chỉ các kiến trúc, phương pháp và qui định quản lí việc sử dụng và lưu trữ dữ liệu.

Các ứng dụng kinh doanh bao gồm cơ sở dữ liệu như SQL Server, các hệ thống giao dịch như nhập đơn hàng thời gian thực, máy chủ email như Exchange, máy chủ Web như Apache, quản lí quan hệ khách hàng và hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp.

Các ứng dụng này thực hiện các hướng dẫn theo lập trình để thao tác, hợp nhất, phân tán hoặc tác động đến dữ liệu để phục vụ cho mục đích kinh doanh.

Các kiến trúc công nghệ thông tin đã phát triển để tạo ra công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây, trong đó tài nguyên vật lí được trừu tượng hóa và gộp thành các cấu hình khác nhau để đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng.

Những dữ liệu lưu trữ trong đám mây có thể được phân phối và chia sẻ với nhiều người dùng hoặc được chứa trong một trung tâm dữ liệu của công ty; hoặc kết hợp cả hai.

Một số ngành nghề trong công nghệ thông tin

Các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất đa dạng. Nhân viên công nghệ thông tin có thể chuyên về các lĩnh vực như phát triển phần mềm, quản lí ứng dụng, các thành phần phần cứng như hỗ trợ máy tính để bàn, máy chủ hoặc quản trị viên lưu trữ và kiến trúc mạng.

Nhiều doanh nghiệp tìm kiếm các chuyên gia công nghệ thông tin với nhiều kĩ năng trong những lĩnh vực khác nhau.

Một số nghề phổ biến

Lập trình viên: viết, cập nhật và kiểm tra mã cho các chương trình để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh trong nội bộ hoặc trực tiếp theo làm việc với khách hàng.

Quản trị viên hệ thống: xácđịnh cấu hình, quản lí, hỗ trợ và khắc phục sự cố môi trường máy tính đa người dùng.

Giám đốc công nghệ thông tin: chịu trách nhiệm về các hệ thống công nghệ thông tin và máy tính hỗ trợ các mục tiêu của doanh nghiệp.

Ngành Công nghệ thông tin học những gì?

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology).  Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Ngành Công nghệ thông tin học những gì?

Theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.

Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông tin trên toàn quốc. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín như Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư IT cần phải có. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại.

Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ thông tin

Để có thể theo học ngành Công nghệ thông tin, bạn cần có một số tố chất dưới đây:

  • Có đam mê với công nghệ – phần mềm, đặc biệt là máy tính;
  • Trí thông minh và khả năng sáng tạo;
  • Tư duy logic và nhạy bén;
  • Tính chính xác và thận trọng trong công việc;
  • Ham học hỏi và trau dồi kiến thức;
  • Có khả năng chịu áp lực công việc;
  • Khả năng ngoại ngữ tốt.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Technology do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *