[Review] – Tour Trekking Tà Năng – Phan Dũng

Trekking Tà Năng – Phan Dũng với không gian se lạnh của vùng cao nguyên, hoa rừng nở rộ và tiếng suối róc rách cùng ngồi tâm sự, chia sẻ câu chuyện với những người bạn đồng hành trong chuyến đi, vừa nhấp nháp một chút nồng men rượu, bên đóm lửa, củ khoai, trái bắp.

Nơi đẹp nhất là nơi chúng ta chưa từng đi qua, khoảng thời gian đẹp nhất là khoảng thời gian không thể quay lại.
Đây, là tuổi trẻ…. Tà Năng, Phan Dũng đang đợi bạn….Chuyến đi lưu giữ “thanh xuân”.

Tour trekking Tà Năng - Phan Dũng hấp dẫn nhất Việt Nam
Tour trekking Tà Năng – Phan Dũng hấp dẫn nhất Việt Nam

Tà Năng – Phan Dũng ở đâu?

Với tổng chiều dài khoảng 55km, cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng – Bình Thuận – Ninh Thuận. Để bắt đầu vào hành trình đầy cam go này, bạn có thể xuất phát từ xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Nơi này cách thành phố Đà Lạt 60km về phía Nam. Còn đích đền của cung trekking là tại Phan Dũng, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Cung đường Tà Năng – Phan Dũng có khoảng 90% là đường lối mòn cùng nhiều ngã rẽ ngoằn nghèo. Điểm cao nhất của nó nằm ở độ cao khoảng 1.100m so với mực nước biển. Do đó, chắc chắn không hề dễ dàng để chinh phục. Vì thế, theo kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng của một số phượt thủ, các bạn nên đặc biệt chú ý và cần chuẩn bị thể lực thật tốt nhé!

Lý do nên đi trekking Tà Năng?

Như đã nói, Tà Năng – Phan Dũng là một trong những cung đường trekking đẹp “hớp hồn” giới trẻ. Khi đã chinh phục được hành trình này rồi thì hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn rất nhiều điều tuyệt vời, mới mẻ. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thảo nguyên xanh mênh mang. Hay những ngọn đồi trập trùng kéo dài xa hút tầm mắt…

Lý do nên đi trekking Tà Năng?
Lý do nên đi trekking Tà Năng?

Trong mắt bạn lúc ấy chỉ hiện lên một màu xanh ngắt của núi rừng. Hòa quyện với xanh biếc của bầu trời bao la, rộng lớn. Tất cả những thứ ấy sẽ xóa sạch mọi ưu phiền mệt mỏi cuộc sống thường ngày. Để mang đến cho bạn niềm vui, bình yên và sự sảng khoái.  Không những vậy, cả cung đường Tà Năng này, khung cảnh thiên nhiên thay đổi liên tục. Khiến cho bạn không thể không dừng chân. Và lưu giữ từng khoảnh khắc bằng những bức hình check in, sống ảo tuyệt vời.

Trekking Tà Năng – Phan Dũng cần chuẩn bị gì

Trekking Tà Năng – Phan Dũng là cung đường khá dài nên trước khi đi bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có một chuyến đi thuận lợi nhất cho minh nhé. Và dưới đây là những đồ dùng thiết yếu nên chuẩn bị:

Trang phục

Các bạn Trekker thường có câu: “Không có thời tiết xấu, chỉ có quần áo không thích hợp”. Vì thế đồ dùng đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là trang phục hợp lý. Trang phục phù hợp, thoải mái sẽ đảm bảo thuận tiện cho quá trình di chuyển, hoạt động của các bạn. Bạn nên theo dõi trước thời tiết để lựa chọn quần áo sao cho phù hợp.

Ví dụ bạn đi Trekking Tà Năng mùa cỏ cháy thì bạn nên mặc quần áo mỏng, nhẹ, có nhiều lớp chắn gió. Còn đi vào mùa cỏ xanh thì có thể mang áo ấm, áo mỏng để nhanh khô khi gặp mưa.

Một số trang phục mà bạn có thể lựa chọn khi đi Trekking Tà Năng – Phan Dũng như:

  • Áo khoác gió: Dù là mùa mưa hay mùa khô bạn cũng cần có một chiếc áo khoác gió mỏng, nhẹ bởi vì ở mỗi độ cao khác nhau sẽ có nhiệt độ chênh lệch nhất định.
  • Quần mau khô: Bạn nên chọn các loại quần mỏng, mau khô, co giãn đảm bảo thuận lợi cho di chuyển và hoạt động
  • Găng tay: Có 2 loại găng tay đó là găng tay đeo tay và ở cánh tay. Bạn nên có đủ 2 loại để có thể bám vào vách đá, dây leo, rễ cây (tránh bị thương khi đi rừng)
  • Mũ: Mũ cũng là trang phục thiết yếu khi Trekking Tà Năng. Mũ rộng vành sẽ giúp bạn che nắng, tránh bị  say nắng khi đi dưới trời nắng nhiều giờ. Bạn đừng chủ quan, vì dù có sức khỏe tốt tới đâu mà đi dưới nắng trong thời gian dài mà không có mũ chắc chắn các bạn sẽ mệt và say nắng.
  • Kính: Có thể có hoặc không
  • Xà cạp, bó ống: Nên có để chống muỗi, chống vắt bay vào từ dưới ống quần
  • Tất: Sử dụng tất dày, mềm, cao cổ thay vì dùng tất mỏng, ngắn

Đồ leo núi

Bên cạnh những trang phục cần thiết, đồ leo núi cũng có vai trò quan trọng trong quá trình Trekking Tà Năng – Phan Dũng. Một số đồ Trekking cần chuẩn bị như:

  • Balo leo núi: Balo leo núi có nhiều loại khác nhau nhưng mình khuyến nghị các bạn nên chọn loại balo có thể chống thấm nước, vừa người, có đai đeo ở bụng, để đồ và mở rộng tối đa khi cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn loại balo có khung trợ lực – giảm trọng lượng lên cơ thể và giúp thẳng cột sống.
  • Giày leo núi: Giày Trekking là một trong đồ leo núi vô cùng quan trọng bởi vì hành trình Trekking của bạn hoàn toàn là đi bộ. Vì thế một đôi giày tốt sẽ giúp bạn thuận tiện và an toàn khi đi Trekking Tà Năng – Phan Dũng.
  • Gậy leo núi: Trekking Tà Năng đường dài sẽ khiến chân bạn cực độ đau, mỏi, tê rần. Vì thế, sử dụng gậy leo núi để giảm trọng lực vào đôi chân và tạo điểm tựa chắc chắn khi đi trên đường.
  • Bọc balo: Với balo không chống nước thì bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc bọc balo khi trời mưa bất chợt (Thời tiết ở Tà Năng – Phan Dũng thay đổi thất thường)
  • Túi ngủ: Nhiệt độ trong rừng, trên núi cao rất thấp nên túi ngủ sẽ giúp bạn ấm hơn vào ban đêm.
  • Lều trại: Trên đường đi Trekking Tà Năng – Phan Dũng không có bất kỳ trạm dừng chân, nhà nghỉ nên lều trại bắt buộc bạn phải chuẩn bị. Lều trại sẽ có nhiều loại (lều cá nhân, lều 4 người), bạn có thể chọn lều 4 người để giảm trọng lượng của balo.
  • Ngoài những đồ leo núi bên trên, bạn cũng cần chuẩn bị dây thừng, móc khóa, đèn pin, đèn đeo trán,…

Đồ ăn uống

Nếu bạn đi theo theo Tour Trekking Tà Năng thì không cần chuẩn bị đồ ăn mà chỉ cần chuẩn bị một chút đồ khô để phòng khi đói và nước thôi. Còn nếu tự lập thành Team thuê người dẫn đường thì các bạn cần chuẩn bị rất nhiều đồ ăn cho những lần dừng chân cắm trại ở Tà Năng.

Lưu ý: Khi đi theo Tour thì có thể Porter đã chuẩn bị nước, nhưng bạn cũng nên chuẩn bị 3 – 5 lít nước dự phòng trên đường đi và một vài lon nước tăng lực cho đỡ mệt khi đi đường dài

La Bàn, GPS (nếu có)

Nếu luôn luôn đi sau Porter thì không có gì đáng lo ngại nhưng nếu chẳng may bị lạc đường thì la bàn có thể sẽ cứu bạn một lần lạc đường ở Tà Năng – Phan Dũng bởi vì tại đây có rất nhiều ngã rẽ, đường mòn nên có nhiều trường hợp bị lạc ở đây.

Đồ sơ cứu y tế

Bộ sơ cứu y tế vô cùng cần thiết vì những vết thương nhỏ khi đi Trekking là không thể tránh khỏi. Hãy phòng bị để bảo vệ mình cũng như những thành viên trong đoàn nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị các loại thuốc cơ bản: thuốc tiêu chảy, hạ sốt, say nắng,…

Đồ dùng cá nhân

Một số đồ dùng cá nhân thiết yếu trong chuyến đi như:

  • Bàn chải và tuýp đánh răng
  • Nước rửa tay khô
  • Thuốc chống muỗi, chống vắt
  • Kem chống nắng
  • Khăn khô, khăn ướt
  • Băng vệ sinh lót vai (balo) và đế giày
  • Kính râm
  • Điện thoại, sạc dự phòng, loa nhỏ nghe trên đường (JBL có móc)
  • Camera hành trình, máy ảnh, giấy tờ tùy thân

Đi trekking Tà Năng mùa nào?

Nghe kể như vậy, chắc hẳn đã có khá nhiều bạn háo hức muốn xách balo lên và đi rồi đúng không? Nhưng đừng quên kiểm tra kỹ lại thời điểm du lịch trekking Tà Năng để chuyến hành trình diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp hơn nhé!

Cũng giống như khu vực Nam Bộ, ở Tà Năng – Phan Dũng cũng chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Nhưng nhiều phượt thủ lại ưu ái, thích gọi bằng những cái tên lãng mạn như mùa cỏ xanh và mùa cỏ cháy. Nhiều trekker đã từng chinh phục cung đường này thì cho rằng mùa nào ở đây cũng đẹp. Mỗi mùa sẽ có một nét đẹp riêng.

Mùa mưa với đồi cỏ xanh

Nên đi trekking Tà Năng mùa nào? Một trong những câu trả lời tuyệt vời mà bạn có thể tham khảo đó chính là mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khi ấy, những cơn mưa sẽ “gột rửa” cung đường này. Biến nơi đây thành thiên đường đồng xanh mênh mang. Cùng với cỏ cây hoa lá xanh tươi mướt mát kèm theo bầu không khí trong lành, thoáng đãng.Vẻ đẹp nên thơ hữu tình ấy sẽ khiến cho tâm hồn bạn thư thái, an yên hơn bao giờ hết

Mùa mưa với đồi cỏ xanh
Mùa mưa với đồi cỏ xanh

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi đến Tà Năng – Phan Dũng vào mùa này. Bởi trời mưa sẽ cho đoạn đường khá lầy lội gồ ghề khó đi. Đặc biệt, cần phải trang bị thật kỹ những vật dụng quen thuộc để kịp thời đối phó với sự biến đổi của thời tiết nữa bạn nhé!

Mùa nắng có đồi cỏ cháy, cỏ hồng

Khác hẳn với vẻ đẹp tràn đầy sức sống của mùa cỏ xanh thì vào mùa nắng, cung đường Tà Năng – Phan Dũng lại sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, cực kỳ thơ mộng. Khi có một màu vàng nhuốm cả đất trời, cực kỳ cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thời điểm này, cả hành trình của bạn sẽ được bao trùm bởi một bức tranh thiên nhiên hoang dại với đồi núi miên man. Hoặc làn sương nhẹ của buổi sáng sớm đầy mê hoặc. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi trên đỉnh đồi, nghe tiếng gió rì rào, nhâm nhi một ly cà phê giữa không gian vô cùng yên bình, bạn nhỉ? Muốn được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của cung đường Tà Năng – Phan Dũng này vào mùa cỏ cháy thì bạn hãy đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Mùa nắng có đồi cỏ cháy, cỏ hồng
Mùa nắng có đồi cỏ cháy, cỏ hồng

Từ những thông tin chia sẻ mà bài viết đã chia sẻ thì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề nên đi trekking Tà Năng mùa nào rồi đúng không? Chúc bạn sẽ có chuyến đi vui vẻ!

Đặc biệt, nếu muốn đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn hãy đi cùng hướng dẫn viên. Bởi đa số các hướng dẫn viên ở đây đều là người dân địa phương. Họ thông thuộc cung đường nơi đây và chắc chắn sẽ hỗ trợ, giúp đỡ cho bạn rất nhiều trong chuyến hành trình này!

Lịch trình tour Tà Năng – Phan Dũng (2 ngày 2 đêm) tham khảo

ĐÊM 1: TP.HCM – TÀ NĂNG

Tối 22h00: Xe và HDV BTC đón quý khách tại Nhà văn hóa Thanh Niên,khởi hành di chuyển về Khu bảo tồn thiên nhiên Kalon sông Mao – Lâm Đồng. Quý khách nghỉ đêm trên xe.

NGÀY 1 TREKKING TÀ NĂNG: BÌA RỪNG – ĐỒI HAI CÂY THÔNG 15KM (Ăn 3 bữa)

Sáng: Đoàn đến chợ Đà Loan, xe đưa quý khách đến quán điểm tâm sáng để vệ sinh cá nhân và dùng bữa sáng, chuẩn bị năng lượng để bắt đầu hành trình:

– Sau bữa sáng, đoàn chuẩn bị hành trang để bắt đầu chuyến hành trình Tour Trekking Tà Năng – Phan Dũng qua nhiều dạng địa hình: ruộng lúa, rừng thông, đồi cỏ, lội suối, rừng khộ.. Xe đưa quý khách đến điểm tập kết. Quý khách lên xe công nông di chuyển đoạn đường dài 5km đến địa điểm bắt đầu trekking. HDV hướng dẫn đoàn khởi động làm nóng cơ thể bằng các bài tập tại chỗ. Hỗ trợ viên cùng quý khách kiểm tra lại balo lần nữa trước khi xuất phát.

– 7 giờ sáng bắt đầu Tour Trekking Tà Năng – Phan Dũng vượt những địa hình nổi bật của khu vực Cao Nguyên.

Trưa: Đến điểm tập kết. Đoàn dùng bữa trưa và nghỉ ngơi giữa đồi thông. Sau đó, tiếp tục hành trình đến Cột mốc 3 tỉnh. Đoạn đường này là một trong những điểm làm nên cung đường Tour Trekking Tà Năng – Phan Dũng huyền thoại bởi những con dốc, đồi cỏ như những chiếc bát úp ngược tạo thành những sống lưng khủng long khổng lồ.

Chiều dự kiến 15h00: Đoàn đến Đồi Hai Cây Thông – điểm hạ trại. Ban tổ chức đã bố trí sẵn nhân sự dựng trại và chuẩn bị tiệc nướng BBQ cho buổi tối. Sinh hoạt tự do trong khu vực trại, vệ sinh cá nhân (chi phí tự túc).

Tối: Cả đoàn cùng giao lưu lửa trại và dùng bữa tối tiệc nướng BBQ bên bếp lửa giữa tiết trời se lạnh của núi đồi, ngắm bầu trời đầy sao và chuyện trò, làm quen với nhau, tham gia các trò chơi sinh hoạt chung. Sinh hoạt tự do trong khu vực trại và nghỉ ngơi

NGÀY 2: TÀ NĂNG – PHAN DŨNG 15KM – TPHCM (Ăn 3 bữa)

Sáng: Đoàn dậy sớm để đón bình minh. Sau đó, dùng bữa sáng đơn giản tại khu vực cắm trại, kiểm tra hành lý, tiếp tục Trekking đến Suối Lớn.

– Bạn có thể nghỉ ngơi, thư giản, chụp ảnh và tự do đắm mình tại suối.

– Nếu may mắn bạn có thể được massage cá thiên nhiên tại đây.

Trưa: Đoàn dùng bữa trưa tại Suối Lớn với thực đơn cơm do BTC chuẩn bị sẵn, nghỉ ngơi, sau đó, tiếp tục hành trình hạ độ cao về Phan Dũng.

– Từ Suối lớn đến Bãi xe Grab rừng (5km). Bạn sẽ trekking qua địa hình hoàn toàn khác của Phan Dũng, băng qua hàng ngàn bãi đá lớn nhỏ xếp chất chồng lên nhau.

– Đến bãi xe Grab rừng đoàn hộ tống về điểm tập kết trải nghiệm cảm giác đi Grab băng địa hình.

– Đoàn đến điểm tập kết. Sinh hoạt tự do, vệ sinh cá nhân, lên xe trở về TP.HCM.

Chiều: Trên đường về lại TP. Hồ Chí Minh, quý khách ăn uống tại nhà hàng địa phương.

– Về lại TP. Hồ Chí Minh, mọi người chào tạm biệt quý khách, chúc mọi người nhiều sức khỏe niềm vui và hẹn một ngày gặp lại không xa.

Những trãi nghiêm “dân dã” khi đi Tà Năng  – Phan Dũng

Grab rừng tại Tà Năng

Nói về trải nghiệm đặc biệt khi trekking Tà Năng – Phan Dũng, không thể không nhắc đến đặc sản – Grab rừng.

Vì sao phương tiện này được gọi là grab rừng? Lấy cảm hứng từ việc trung chuyển khách giống grabike tại Sài Gòn, nhưng đi trong rừng, nên xe được gọi là grab rừng.

Điều thú vị là grab rừng ở đây được độ lên rất công phu và độc đáo. Khung xe được đúc từ những thanh sắt rất chắc chắn. Phuột xe được nâng cấp lên thành 4, thậm chí là 6 phuộc chia đều ở 2 bên. Bánh xe được gắn thêm xích để có thể vượt qua những địa hình trơn và có độ bám thấp. Tất cả sẽ làm nên một siêu phẩm đi rừng mà khó đâu có được.

Grab rừng tại Tà Năng
Grab rừng tại Tà Năng

Khi trekking Tà Năng, trong trường hợp bạn không thể tiếp tục hành trình của mình, thì grab rừng sẽ là sự lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên, đừng quá chủ quan vì đã có phương tiện di chuyển. Rất ít người dám ngồi lên chiếc xe ấy, phần là vì tính chất cung đường rất đáng sợ.

Tuy nhiên, bạn cứ hãy hoàn thành cung trekking của mình ra tới bìa rừng Phan Dũng. Tại đó sẽ có bãi xe grab rừng để bạn có cơ hội trải nghiệm. Đó là đoạn đường 7km cuối ( với cung đồi lính) và 20km (ở cung thác Yavly).

Hướng dẫn viên người địa phương

Tà Năng khá nổi tiếng cũng bởi những tai tiếng của chính nó. Mỗi năm đều có người đến đây và bị lạc. Nhẹ thì lạc vài ngày, vài tuần, nặng thì phải bỏ luôn mạng tại đây. Vì vậy khi trekking, vấn đề an toàn luôn phải được xem là tiên quyết. Bạn có thể thuê người địa phương tại đây để đảm bảo cho lịch trình của mình tốt đẹp

Chi phí dẫn đường sẽ được tính theo ngày, giao động từ 500-2 triệu tùy vào yêu cầu và số lượng người của nhóm. Bạn cũng có thể tự đi, nhưng cơ bản là rất nguy hiểm và dễ lạc bị lạc, rất khó tự xoay sở nếu chưa có kinh nghiệm nhiều.

Vì vậy, tốt nhất dù biết hay không, bạn vẫn nên có người địa phương đi kèm để đảm bảo gần như tuyệt đối an toàn cho mình và bạn bè.

Guitar đêm lửa trại

Loại hình trekking không giống các loại hình du lịch khác. Rất khó để bạn vừa vác hành lí, nước uống mà lại còn thêm cây đàn. Vì vậy, khi tới Tà Năng rất hiếm tìm được một tiếng đàn nào được cất lên ngoại trừ 1 người “Chú Bé”.

Chú Bé là người dân bản địa tại Phan Dũng. Nhà chú là tiệm tạp hóa, trekking ra Phan Dũng rất thích ghé nhà chú nghỉ ngơi ăn uống, tắm rửa sau chuyến đi. Mỗi cuối tuần, chú đều đặn vác đàn và chiếc grab rừng của mình để chở đồ và chuẩn bị lều trại cho khách. Công việc xong, chú lại mang những âm thanh rừng rú từ cây đàn của mình ra để mua vui cho các nhóm khách. Chú đánh đàn không ha’y lắm, nhưng chú rất có tâm huyết.

Tuy nhiên, các bạn phải có mồi và rượu để chiêu đãi chú. Vậy chú mới chơi cho nghe nha vì dịch vụ người địa phương tại Tà Năng chưa đính kèm phàn này. Chú chia sẻ:”ở rừng sao cũng được, nhưng rượu và đàn là không thể thiếu”.

Nhắc tới rượu, lại là một câu chuyện nữa tại Tà Năng…

Xe máy cày di chuyển vào bìa rừng

Với dịch vụ người địa phương tại Tà Năng, bạn có thể tiết kiệm sức khoảng 5km vào bìa rừng từ nhà hoa giấy. Giá dịch vụ này cũng khá ổn, và bạn nên đi đông, chia đều ra thì ok nhé.

Người địa phương tai đây khi rãnh vào cuối tuần, họ thường nhận thêm dịch vụ vận chuyển này. Khách du lịch cũng rất hứng thú với trải nghiệm xe máy cày.

Bạn cũng phải liên hệ trước dịch vụ này nha, vì không phải lúc nào cũng có sẵn xe đang chờ bạn

Dịch vụ người địa phương tại Tà Năng: nước uống

Các anh người địa phương vào cuối tuần rất hay mang nước ngọt ướp lạnh, có cả đá lên và bán dọc đường trekking của mọi người. Giá rất ok, 30k/chai bất kì. Rất rẻ so với quãng đường họ mang từ phía ngoài rừng vào trong.

Có nhiều người bảo sao nước mắc quá vậy, ngang ngửa thành phố. Nhưng thua, nếu 1 lần có dịp đến đây, bạn sẽ hiểu được vì sao nó có giá đó nhé.

Những lưu ý khi đi trekking Tà Năng – Phan Dũng

  • Luôn luôn đi theo Porter (người dẫn đường) để tránh bị tách đoàn, bị lạc
  • Không tự ý đi suối, thác nếu chưa có kinh nghiệm hoặc khi nước đang lên
  • Cần trang bị thêm cho bản thân một số kỹ năng sinh tồn
  • Không cắm trại ven suối vì nếu gặp mưa lũ sẽ rất nguy hiểm mà bạn nên cắm trại trong rừng hoặc trên đồi núi
  • Tiết kiệm nước mặc dù trên đường đi có nhiều con suối
  • Cùng nhau hỗ trợ đi suối, dốc, lầy, trơn trượt
  • Có sự cố phải thổi còi sinh tồn để thông báo với cả đoàn
  • Dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống xong phải dọn sạch rác. Nếu là rác hữu cơ có thể chôn còn rác như nilon, vỏ chai thì để gọn và gom lại một chỗ xử lý
  • Mang theo áo mưa vì thời tiết ở Tà Năng – Phan Dũng khá thất thường

Hành trình Trekking Tà Năng – Phan Dũng mùa cỏ xanh của chúng mình diễn ra như vậy đó. Trải nghiệm qua những câu chuyện không bằng 1/100 cảm xúc khi đi thực tế. Vậy còn băn khoăn điều gì nữa mà bạn không “xách ba lô lên và đi” trải nghiệm cung đường Trekking đẹp nhất Việt Nam này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *