Nhắc đến hệ thống bãi đỗ xe hay bất kỳ hệ thống kiểm soát ra vào hiện nay, thì không thể thiếu thẻ proximity được sử dụng. Đây là loại thẻ thông minh thay thế cho cách ghi vé giữ xe truyền thống. Thẻ mang đến sự an toàn, tiện dụng, bảo mật, chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin liên quan đến thẻ proximity, mời bạn tham khảo.
Thẻ proximity là gì?
Thẻ proximity hay còn gọi là thẻ cảm ứng, thẻ không tiếp xúc. Đây là một loại thẻ ứng dụng công nghệ RFID ( Radio Frequency Identification); công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến.
Thẻ cảm ứng proximity được nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để làm thẻ kiểm soát các hoạt động ra vào. Trong thẻ có chứa một ăng-ten và mã ID duy nhất nhúng thẻ. Mỗi người sử dụng, khi ra vào không nhất thiết phải cham thẻ vào đầu đọc mà đầu đọc tự nhận tín hiệu vô tuyến được phát ra từ ăng-ten và thông số ID sẽ được đầu đọc truyền tới phần mềm để xử lý dữ liệu, cửa sẽ được mở để thực hiện ra/vào.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của thẻ Proximity
+ Sử dụng tần số 125 khz
+ Khoảng cách đọc thẻ 2-20cm
+ Thời gian đọc thẻ 3-5s
+ Nhiệt độ hoạt động 10-85 độ
Cấu tạo thẻ
Cấu tạo của thẻ proximity là loại thẻ nhựa có gắn ăng ten ở bên trong. Sử dụng sóng radio để kết nối với đầu đọc thẻ. Loại thẻ này có khả năng tương thích với rất nhiều đầu đọc thẻ phổ biến trên thị trường hiện nay.
Tùy theo hãng sản xuất sẽ cho từng loại dãy số thẻ khác nhau ( ID khác nhau). Thường thẻ phổ biến bao gồm 6-18 số. Với đầu đọc khác chuẩn số thì về nguyên tắc thẻ và đầu đọc vẫn giao tiếp được. Tuy nhiên có thể dãy số sinh ra sẽ khác so với số được ghi trên thẻ ban đầu.
Hiện nay thẻ cảm ứng proximity có 2 dạng là thẻ không tiếp xúc loại mỏng và thẻ không tiếp xúc loại dày. Sự khác nhau của thẻ mỏng và dày nằm ở chất liệu chế tạo và độ dày của thẻ. Trong khi thẻ nhựa thường được sản xuất bằng nhựa polycarbonat, thì thẻ dày được làm từ nhựa ABS. Vì thế thẻ mỏng có thể in được ảnh nhân viên hoặc các thông tin khác lên.
Ý Nghĩa Mã Số In Trên Thẻ Cảm Ứng
Đa số các loại thẻ Proximity có hai dạng mã code được in trên bề mặt. Mã ABA được in bên trái trên bề mặt của thẻ, mã Wiegand được in bên phải.
Mã Wiegand in bên trái bề mặt thẻ gồm 10 chữ số: 5 số trước dấu chấm là Site code, 5 số sau là Card code
Mã ABA in bên phải bề mặt thẻ gồm 10 chữ số, được chuyển đổi từ mã Wiegand theo công thức: Site code * 65536 + Card code = ABA code (12 * 65536) + 62363 = 848795. Mã ABA 10 chữ số nhưng chỉ có 6 số được tính toán, còn 4 số 0 sẽ được thêm vào để trở thành dạng 0000848795.
Ứng dụng của thẻ cảm ứng proximity
Với phương pháp tiếp xúc tầm xa này đã làm cho thẻ proximity trở thành một giải pháp tuyệt vời để kiểm soát ra vào và an ninh. Bao gồm: kiểm soát bãi đậu xe, kiểm soát truy cập tòa nhà, khu vực an toàn. Sử dụng thẻ cảm ứng, người sở hữu nó sẽ không cần phải chạm hay quẹt tiếp xúc vào đầu đọc. Chúng không bị ảnh hưởng bởi nước, mưa, môi trường bên ngoài. Điều này làm cho thẻ proximity trở nên đáng tin cậy hơn thẻ từ và là lựa chọn hoàn hảo nếu sử dụng ngoài trời.
Thẻ cảm ứng proxy được ứng dụng để nhận dạng tự động với dữ liệu từ xa. Sử dụng cùng thiết bị đọc thẻ RFID. Thẻ được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát bãi đỗ xe, chấm công nhân viên, kiểm soát truy cập ra vào tại văn phòng, công ty, nhà máy, tòa nhà, chung cư, trung tâm thương mại…
Phân biệt thẻ Proximity và thẻ Mifare
Tính năng
_ Thẻ nhựa proximity là thẻ cảm ứng có khả năng đọc và hoàn toàn không có khả năng ghi đề hoặc xóa thông tin trên thẻ. Dữ liệu lưu trữ trên thẻ proximity gồm dãy số gồm 4 đến 10 số cố định. Khi dùng thẻ này đăng ký trên đầu đọc thẻ thì đầu đọc sẽ ghi lại dãy số có trên thẻ dùng để đối chiếu về sau. Thường sử dụng làm thẻ ID, thẻ thành viên, thẻ chìa khóa thang máy, khách sạn hoặc làm khóa xe có thẻ từ chống trộm … giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu quá trình quản lý.
_ Thẻ nhựa mifare là thẻ cảm ứng có khả năng đọc-ghi lên đến 100 000 lần. Mifare cũng sử dụng chuỗi số nhưng chuỗi số này chỉ cố định về độ dài còn có thể thay đổi về kí tự. Mỗi thẻ mifare có một mã số riêng và không thể thay đổi được. Thẻ mifare thường được sử dụng làm thẻ chấm công, thẻ ra vào…
Tần số
_ Thẻ proximity: tần số 125 kHz
_ Thẻ mifare: tần số 13.56 MHz
Bề ngoài
_ Thẻ proximity: trên mặt thẻ có in mã số thẻ, kể cả dòng thẻ mỏng và dày, đây là mã số riêng của từng loại thẻ, khi ta quét mã số thẻ thì đúng như mã in trên thẻ.
_ Thẻ mifare: mặt thẻ trắng tinh và không có bất kỳ thông tin nào.
Khoảng cách đọc
_ Thẻ proximity: dưới 20 cm
_ Thẻ mifare: dưới 10 cm
Không chỉ thành công và mang lại hiệu quả tích cực cho người sử dụng trong lĩnh vực chấm công nhân viên văn phòng, các loại thẻ nhựa thông minh còn có thể được sử dụng rộng rãi trong nhiều mục đích và lĩnh vực ứng dụng đa dạng khác. Phân biệt thẻ nhựa proximity và thẻ nhựa mifare và tìm hiểu thông tin về hai loại thẻ nhựa này sẽ giúp cho khách hàng lựa chọn được cho mình loại thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến proximity do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích nhé!
- Giàn phơi thông minh – Đặc điểm và Cách chọn giàn phơi thông minh phù hợp
- Nhà Văn Stephen King – Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp
- Top 8 Trường THPT tại Đà Nẵng có chất lượng tốt nhất
- Những bí mật đã được bật mí về trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
- 99+ Bức tranh tô màu con voi ngộ nghĩn và đáng yêu