Nghề phân tích tài chính là gì ? Những cơ hội phát triển khi làm phân tích tài chính

Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt trong công tác quản lý doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu nghề phân tích tài chính là gì? cũng như làm cách nào để trở thành nhà phân tích tài chính tài ba bạn nhé !

Nghề phân tích tài chính là gì ?

Nghề phân tích tài chính là gì ?

Công việc của một chuyên viên Phân tích tài chính là tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo, thu thập các bảng thống kê, báo cáo kinh doanh, báo cáo kế toán và đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính và đầu tư cho ban giám đốc, khách hàng và đồng nghiệp.

Đặc biệt, họ phải xét đến tính khả thi để đạt được lợi nhuận và chuẩn bị kế hoạch dựa trên báo cáo phân tích tài chính. Ví dụ, một nhà phân tích của ngân hàng đầu tư có thể đánh giá sức hút của cổ phiếu nào đó cho các công ty môi giới chứng khoán để từ đó họ tư vấn cho khách hàng. Tại ngân hàng, các nhà phân tích phải xem xét khả năng trả nợ của các công ty trước khi quyết định cho vay tiền.

Tại sao nên học phân tích tài chính

Tại sao nên học phân tích tài chính
Trong thời kì “người người chơi chứng khoán, nhà nhà nói chuyện chứng khoán” như hiện nay, chắc hẳn bạn đã nhận ra tầm quan trọng của lĩnh vực tài chính.
Ngoài ra, nếu bạn theo học và làm trong ngành tài chính, bạn sẽ “kiếm được” 1 số điều lợi sau:

Mức thu nhập

Có thể khẳng định rằng ở bất kì một nền kinh tế đang phát triển nào thì mức độ lương bổng và thu nhập của những người làm trong nghề tài chính cũng luôn ở mức độ cao nhất.

Sức trẻ

Hãy so sánh với các ngành hay lĩnh vực khác, ngành tài chính luôn có xu hướng không quá coi trọng “mức độ thâm niên” của người lao động khi quyết định tuyển dụng một vị trí cho công ty. Trong ngành này, tuổi tác hoàn toàn không có ý nghĩa. Và đó cũng là lí do vì sao ngành này luôn thu hút tất cả những nhân tài đầy tham vọng và… hết sức trẻ tuổi.

Sự đơn giản

“Hết sức nhẹ nhàng” đó là tất cả những gì có thể miêu tả về hoạt động hành chính trong ngành tài chính. Đa phần các công ty hàng đầu đều có xu hướng xây dựng công ty theo đội ngũ vô cùng “mỏng”. Chính vì điều này đã giúp cho việc đi đến quyết định nhanh chóng hơn, và việc một nhân viên mới toe được diện kiến sếp để trình bày nguyện vọng của mình là điều hết sức bình thường. Thậm chí bạn có thể xung phong nhận them trách nhiệm – 1 điều hiếm thấy ở những công ty khác.

Tốc độ

Ngành tài chính luôn đòi hỏi sự nhạy bén trong suy nghĩ và dứt khoát trong hành động. Vì thế nếu bạn thực sự muốn trau dồi khả năng nhạy bén và độc lập trong công việc của mình hãy đầu quân cho các công ty tài chính.

Sự tiên đoán

Một quy luật chung cho sự thành công trong ngành tài chính nói chung và ngành ngân hàng hay bảo hiểm nói riêng đó chính là khả năng tiên đoán và định liệu được trước tương lai. Tất nhiên đây không phải là sự tiên đoán vô căn cứ mà là dựa trên số liệu, sự phân tích, kinh nghiệm và 1 chút ít may mắn.
Vì vậy, nếu bạn muốn sở hữu một “bộ óc” biết phân tích và có khả năng tiên liệu mọi chuyện, tham gia vào ngành tài chính là lời khuyên hữu ích nhất. Điều này không những tốt cho “ túi tiền” của bạn mà còn rất có ích trong cuộc sống nữa.

Học ngành phân tích tài chính là học gì ?

Học ngành phân tích tài chính là học gì ?
Chuyên ngành Phân tích tài chính nhằm đào tạo cử nhân kinh tế có trình độ đại học với trình độ, kiến thức và kỹ năng đáp ứng chuẩn đầu ra cụ thể như sau:

Về kiến thức

 + Khối kiến thức đại cương: trong chương trình đào tạo cử nhân đại học cung cấp kiến thức nền tảng về phương pháp luận, nhân sinh quan, thế giới quan để học tập, nghiên cứu và làm viêc trong bối cảnh hội nhập kinh tế
               + Khối kiến thức chung của Học viện Tài chính: chuyên sâu về quản lý kinh tế, tài chính, kinh doanh, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu làm việc trong môi trường quốc tế.
               + Khối kiến thức của khối ngành tài chính – ngân hàng: nắm chắc và vận dụng được các lý thuyết căn bản về tài chính, tiền tệ, Ngân hàng, tài chính…, có khả năng đọc hiểu các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm tra, kiểm toán và quyết toán kinh phí, sử dụng có hiệu quả các công cụ phân tích kinh tế, đầu tư, kinh doanh để giải quyết các vấn đề căn bản về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị tài chính căn bản.
               + Khối kiến thức chuyên ngành phân tích tài chính bao gồm việc kết hợp giữa phân tích tài chính cơ bản và khối kiến thức chuyên sâu về phân tích tài chính với các kiến thức bổ trợ từ các chuyên ngành đào tạo của Học Viện Tài chính để hình thành các kỹ năng phát hiện, đánh giá và giải quyết các vấn đề cốt lõi về quản trị tài chính phát sinh ở mỗi đơn vị như: phân tích cơ bản, phân tích báo cáo tài chính, phân tích rủi ro, chiến lược quản trị danh mục đầu tư, sử dụng thành thạo, có hiệu quả các công cụ phân tích tài chính vào quản trị tài chính trong từng bối cảnh cụ thể bao gồm cả kiến thức thực tập và luận văn tốt nghiệp.
               + Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
               + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
               + Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng – an ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Về kỹ năng

+ Kỹ năng nghề nghiệp: Cử nhân tốt nghiệp phải có kỹ năng lập luận và tư duy nghề nghiệp thông quan các tiêu chí như: khả năng lập kế hoạch về ngân sách, nhân sự, chương trình…tổ chức điều hành công tác, tổ chức chuyên môn, đặt mục tiêu, tạo động lực, xây dựng đội ngũ, quảng bá thương hiệu của tổ chức, phát hiện, đánh giá và phân tích định tính, định lượng các vấn đề ngay cả khi thiếu thông tin, khái quát hóa và giải quyết vấn đề, đề xuất giải pháp và kiến nghị…;
Kỹ năng khám phá kiến thức, tư duy hệ thống, nhận biết và phân tích tình hình, các nhân tố tác động thông qua khả năng xây dựng giả thuyết khoa học, thu thập, xử lý thông tin chứng minh các giả thuyết, xác định mối tương quan giữa các vấn đề, trọng tâm cần ưu tiên giải quyết, tác động của các chính sách, chiến lược tài chính đến xã hội và yêu cầu của xã hội đối với ngành tài chính gắn với bối cảnh lịch sử, văn hóa, dân tộc, thời đại, phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị ảnh hưởng trọng yếu, lâu dài đến sự phát triển của đơn vị, ngành…, dự báo được tiềm năng, cơ hội, thách thức, nguy cơ đối với ngành tài chính, tài chính đơn vị, cung cấp thông tin thích hợp và tham mưu có hiệu quả cho các cấp quản lý kinh tế, tài chính ra quyết định kịp thời, hiệu quả.
Có khả năng vận dụng thành thạo lý luận vào thực tiễn quản lý tài chính, khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, ngôn ngữ quốc tế để phát hiện kịp thời và giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong ngành tài chính, doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay; có năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong ngành tài chính, doanh nghiệp, dự báo được xu hướng thay đổi và nguy cơ rủi ro, khủng hoảng để chủ động phòng ngừa…
+ Kỹ năng mềm: Cử nhân chuyên ngành Phân tích tài chính phải đạt được các kỹ năng tự chủ, làm việc nhóm, quản lý và lãnh đạo, giao tiếp… để phục vụ cho cuộc sống và luôn tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp trọng bối cảnh môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội…liên tục thay đổi

Về thái độ, phẩm chất đạo đức

Sinh viên được đào tạo để tốt nghiệp phải đạt được chuẩn về đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội. Đạo đức cá nhân được giáo dục và rèn luyện về ý chí, ý thức về phẩm chất, nghị lực để sẵn sàng đương đầu với rủi ro, khó khăn, luôn kiên trì, tự tin, lạc quan, chính trực, công tâm, sáng tạo trong công việc và cuộc sống.
 Đạo đức nghề nghiệp thông qua khơi dậy và bồi đắp tinh thần dũng cảm, có khả năng và biết cách bảo vệ uy tín, đạo đức nghề nghiệp, hành vi ứng xử chuyên nghiệp, phối hợp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng chủ động hoàn thành nhiệm vụ; đạo đức xã hội thông qua việc chấp hành, tuân thủ pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, có trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng, sáng tạo và đổi mới..

Chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học

Sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi đạt chuẩn ngoại ngữ, sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ, sử dụng thành thạo máy tính trong công tác chuyên môn, luôn có nhu cầu và động lực để vươn ra sân chơi quốc tế.

Sinh viên học tài chính ra trường làm gì ?

Sinh viên học tài chính ra trường làm gì ?
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công việc, tại nhiều đơn vị khác nhau trong nền kinh tế. Cụ thể như sau:
Tại khu vực quản lý nhà nước: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính ra trường có thể làm trợ lý cho lãnh đạo các cơ quan quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước như: Trợ lý cho các: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương…Trợ lý, tham mưu cho các cấp Lãnh đạo các Ban, Ngành, địa phương về quản lý kinh tế, tài chính; Có thể làm việc ở Vụ Kế hoạch – Tài chính của các Bộ, nhất là các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính doanh nghiệp, Cục và các Chi cục thuế, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Chính sách tài chính,.. và tại các Sở, Ban, Ngành. Chuyên viên quản lý thuế doanh nghiệp, chuyên viên quản lý và kiểm tra sau thông quan tại các đơn vị Hải quan….
Tại các doanh nghiệp phi tài chính: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính ra trường có thể làm việc tại Ban Tài chính – Kế toán, Ban Kiểm soát tại các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; làm việc tại Phòng Tài chính- Kế toán, Ban kiểm soát, Phòng phân tích tài chính tại các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Tại các đơn vị sự nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính có thể làm việc tại Ban tài chính – Kế toán, Ban quản trị thiết bị và đầu tư tại các đơn vị sự nghiệp.
– Tại các doanh nghiệp tài chính như: các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, Công ty Bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính ra trường có thể làm việc tại các bộ phận quản lý khách hàng doanh nghiệp như: chuyên viên quản lý khách hàng doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng hoặc các Công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư; làm chuyên viên môi giới đầu tư của các công ty chứng khoán; chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán độc lập, công ty dịch vụ tài chính, chuyên viên phân tích và đánh giá thị trường và định giá tài sản của các quỹ đầu tư, các công ty thẩm định giá v.v.
Tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, cơ quan nghiên cứu, Viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, hiệp hội nghề nghiệp…: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học về Phân tích tài chính, Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Phân tích tài chính DN, Phân tích tài chính tổ chức tín dụng, Phân tích tài chính nhà nước, Phân tích kinh tế… tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; làm nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, là các nhà bình luận, phê bình, chuyên gia phân tích kinh tế – tài chính của các cơ quan truyền thông, hiệp hội nghề nghiệp…

Những tố chất phù hợp với nghề?

Những tố chất phù hợp với nghề?
Nếu bạn đam mê và thực sự muốn theo đuổi và thành công với nghề này, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu quan trọng sau:
– Năng khiếu về toán học, kinh tế vi mô, khả năng ứng dụng trên máy tính và tư duy logic: Đây được coi là tiêu chí đầu tiên khi bạn quyết định trở thành chuyên viên Phân tích tài chính, bởi nó được coi là đặc thù của nghề và bắt buộc bạn cần phải chứng minh năng lực làm việc với các con số. Bên cạnh đó, các kiến thức đa ngành cũng sẽ tạo ra cho bạn rất nhiều thuận lợi khi làm việc với các khách hàng.
– Bạn phải có những kỹ năng cơ bản quan trọng như: hiểu biết về con người, giao tiếp, phân tích tổng hợp, kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc, kỹ năng quản lý thời gian…
– Phân tích tài chính mang tính chất đa ngành, ngoài lĩnh vực công việc mà bạn theo đuổi, bạn còn phải quản lý một khối lượng công việc đồ sộ, phải biết phân loại công việc gì quan trọng, cần làm trước và hoàn thành đúng chỉ tiêu… Quyết đoán trong hành vi và suy nghĩ cũng là một yếu tố không thể thiếu của các nhà Phân tích tài chính. Nếu không có những kỹ năng này sẽ khó khăn cho bạn rất nhiều.
– Để thành công với nghề Phân tích tài chính, bạn phải nhạy bén nhận biết được các xu hướng tài chính, nhanh nhạy với những biến động dù là lớn hay nhỏ của nền kinh tế, xã hội. Điều này đòi hỏi bạn phải cập nhật thật nhiều tin tức, thông tin về các ngành công nghiệp, xu hướng của thị trường trong chính công việc mình đang làm, các tạp chí, sách và báo chuyên môn, đồng nghiệp, Internet…
– Phân tích tài chính là nghề mang tính xã hội vì thế bạn phải dành nhiều thời gian và công sức để tham gia vào các sự kiện hay các hội thảo trong xã hội, từ đó phát triển khả năng giao tiếp và thuyết phục để có thể thuyết phục ban lãnh đạo hoặc khách hàng ủng hộ ý kiến và đồng ý phương án của mình.Những tố chất phù hợp với nghề?
Nếu bạn đam mê và thực sự muốn theo đuổi và thành công với nghề này, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu quan trọng sau:
– Năng khiếu về toán học, kinh tế vi mô, khả năng ứng dụng trên máy tính và tư duy logic: Đây được coi là tiêu chí đầu tiên khi bạn quyết định trở thành chuyên viên Phân tích tài chính, bởi nó được coi là đặc thù của nghề và bắt buộc bạn cần phải chứng minh năng lực làm việc với các con số. Bên cạnh đó, các kiến thức đa ngành cũng sẽ tạo ra cho bạn rất nhiều thuận lợi khi làm việc với các khách hàng.
– Bạn phải có những kỹ năng cơ bản quan trọng như: hiểu biết về con người, giao tiếp, phân tích tổng hợp, kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc, kỹ năng quản lý thời gian…
– Phân tích tài chính mang tính chất đa ngành, ngoài lĩnh vực công việc mà bạn theo đuổi, bạn còn phải quản lý một khối lượng công việc đồ sộ, phải biết phân loại công việc gì quan trọng, cần làm trước và hoàn thành đúng chỉ tiêu… Quyết đoán trong hành vi và suy nghĩ cũng là một yếu tố không thể thiếu của các nhà Phân tích tài chính. Nếu không có những kỹ năng này sẽ khó khăn cho bạn rất nhiều.
– Để thành công với nghề Phân tích tài chính, bạn phải nhạy bén nhận biết được các xu hướng tài chính, nhanh nhạy với những biến động dù là lớn hay nhỏ của nền kinh tế, xã hội. Điều này đòi hỏi bạn phải cập nhật thật nhiều tin tức, thông tin về các ngành công nghiệp, xu hướng của thị trường trong chính công việc mình đang làm, các tạp chí, sách và báo chuyên môn, đồng nghiệp, Internet…
– Phân tích tài chính là nghề mang tính xã hội vì thế bạn phải dành nhiều thời gian và công sức để tham gia vào các sự kiện hay các hội thảo trong xã hội, từ đó phát triển khả năng giao tiếp và thuyết phục để có thể thuyết phục ban lãnh đạo hoặc khách hàng ủng hộ ý kiến và đồng ý phương án của mình.

Những trường đào tạo ngành phân tích tài chính

Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia phân tích tài chính trong tương lai, bạn phải học ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc Tài chính – Kế toán, được đào tạo tại rất nhiều trường trên cả nước như:
Tại miền Bắc: Đại học Tài chính Marketing
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân Hàng
Viện Đại học Mở
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Học viện Tài Chính
Đại học Ngoại thương
Đại học Điện lực
Tại miền Nam: Đại học Tốn Đức Thắng
Đại học Sài Gòn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến nghề phân tích tài chính do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành nghề mà bạn muốn lựa chọn nhé, chúc bạn thành công!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *