Nghề kiểm toán – Công việc có mức thu nhập cao trong xã hội
Cập nhật ngày: 15/05/2023 lúc 2:15 sáng
Nghề Kiểm toán là một khái niệm không còn quá xa lạ trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách rõ ràng và chính xác về khái niệm này. Vậy, nghề kiểm toán thực sự là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Nghề kiểm toán là gì ?
Tại Việt Nam thuật ngữ Kiểm toán mới xuất hiện và được sử dụng từ những năm đầu của thập kỷ 90. Theo định nghĩa của Liên đoàn kế toán Quốc tế (International Federation of Accountant – IFAC) thì: “Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính”.
Khái niệm kiểm toán được hiểu phổ biến nhất là: Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin tài chính được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Khi phân loại kiểm toán theo chủ thể thì kiểm toán có 3 loại là: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.
– Kiểm toán độc lập được hiểu là tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ công ty A hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế cần có báo cáo kiểm toán để đi đấu thầu các dự án, công ty A sẽ thuê một công ty kiểm toán độc lập về kiểm toán báo cáo tài chính của mình.
– Nếu kiểm toán độc lập là hoạt động thu phí thì kiểm toán nhà nước là công việc do cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí nhằm thực hiện chức năng kiểm soát tài sản công. Thông thường, các công ty cần kiểm toán là các doanh nghiệp nhà nước.
– Kiểm toán nội bộ được hiểu là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp.
Tóm lại kiểm toán là một ngành tương đối mới tại Việt Nam, có vai trò to lớn trong ngành kinh tế, đòi hỏi sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại sao nên học ngành nghề kiểm toán
Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành kiểm toán
– Công việc của bạn là phát hiện các sai sót và gian lận trong hoạt động tài chính, kế toán. Nếu bạn thích thử thách và khám phá, bạn luôn có cơ hội để khẳng định mình. Nghề kiểm toán đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều đơn vị kiểm toán với các tình huống khác nhau và lúc nào bạn cũng phải vận dụng hết năng lực, óc phân tích và tư duy sáng tạo của mình.
– Nghề kiểm toán hứa hẹn cơ hội việc làm rất lớn. Theo Bộ Tài chính, cả nước hiện có khoảng gần 3100 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ (tính đến T10/2014), trong đó, có chưa đầy 2000 người được cấp giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán, chưa đủ lực lượng để kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp hiện thời.
Mức lương của ngành kiểm toán
– Mức lương khởi điểm của kiểm toán viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài tương đối cao, khoảng 30 triệu đồng/tháng. Thêm nữa, làm việc trong những công ty như thế này, vốn ngoại ngữ của bạn đồng thời cũng tăng lên rất nhiều, vì nghề kiểm toán có tính hội nhập tương đối cao.
Những thách thức khi học ngành kiểm toán
Ngoài yêu cầu về kiến thức chuyên môn, nghề kiểm toán còn yêu cầu những người có “tài” thật sự khi phải làm việc với cường độ và áp lực công việc cao. Thực tế là rất nhiều kiểm toán viên sau 2 đến 3 năm làm việc đã quyết định chuyển sang nghề khác, lí do thì nhiều nhưng chủ yếu thì có những lí do sau:
– Stress: Phải chịu sức ép công việc rất ghê gớm để chạy cho kịp hạn nộp báo cáo. Làm thêm giờ là chuyện rất bình thường của dân kiểm toán. Với một số khách hàng có hệ thống phức tạp, hoặc báo cáo deadline chặt, thường lịch làm việc một ngày là: sáng 7h dậy để đến công ty cho đúng giờ, làm việc liên tục tại công ty hoặc tại khách hàng đến 9h đêm, đi ăn nhẹ chút gì đó rồi lại về làm tiếp đến 11h đêm. Nếu như sắp đến hạn phải ra báo cáo thì việc ngủ lại văn phòng hoặc làm đến 1 hoặc 2h sáng là bình thường.
– Kiểm toán là một trong những nghề phải đi công tác triền miên, đôi khi không balance đuợc cuộc sống: tình yêu, tình bạn, gia đình. Yêu kiểm toán viên là sẽ được trải nghiệm cảm giác yêu xa, rồi những ngày lễ quan trọng có khi cũng không được ở cùng nhau vì “Anh/Em bận đi job”. Vì thế dân kiểm toán thường yêu và lấy những người cùng nghề do hiểu và thông cảm được tính chất công việc của nhau.
– Làm kiểm toán lâu cũng làm giảm đi tính năng động vì kiểm toán là người cần thận trọng và bảo thủ. Nhiều việc sẽ đòi hỏi cao hơn vì lúc nào cũng tâm niệm là “tránh sai sót, không được mắc lỗi”. “Nhiều lúc chị cũng muốn từ bỏ, căng thẳng đến mức phải ngương lại công việc. khi đó chị lại nghĩ về những ngày mới bắt đầu thấy lại được đam mê, ý chí và nhiệt huyết.
Các khối thi vào ngành kiểm toán
– Mã ngành Kiểm toán: 7340302
– Các khối thi và tổ hợp môn thi của ngành Kiểm toán:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Học kiểm toán ra trường làm gì ?
Ngành Kiểm toán hiện nay đang là một ngành học rất “hot” ở nước ta, bởi cơ hội nghề nghiệp vô cùng lớn và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Sau khi ra trường, sinh viên ngành Kiểm toán dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước nếu đủ năng lực, kỹ năng nghề nghiệp. Cụ thể, sinh viên sẽ làm các công việc chính của kiểm toán viên:
Lập kế hoạch kiểm toán: Trên cơ sở phân tích mục tiêu, giới hạn và nguồn tài liệu đã thu thập được, nhân viên kiểm toán lên kế hoạch các công việc phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ.
Xây dựng chương trình kiểm toán: xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.
Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán như kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, kiểm kê, điều tra, trắc nghiệm…
Ghi chép các phát hiện, những nhận định về các nghiệp vụ, con số, các sự kiện… để tích lũy bằng chứng khách quan cho kết luận kiểm toán.
Lập báo cáo, đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của đơn vị.
Với những công việc như trên, kiểm toán viên sẽ làm việc tại các vị trí:
Kiểm toán nội bộ: làm việc trong bộ phận kiểm toán trực thuộc một công ty, tổ chức, cơ quan…
Kiểm toán độc lập tại các công ty, văn phòng làm các dịch vụ, tư vấn về kiểm toán cho các công ty, doanh nghiệp cần đến hoạt động kiểm toán.
Cơ quan kiểm toán nhà nước với tư cách là một tổ chức cơ quan hành chính tương đương Bộ có quyền kiểm soát các Bộ khác trong các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án vay nợ, sử dụng ngân sách nhà nước…
Những tố chất cần có để trở thành Kiểm toán viên
Kiểm toán là nghề hấp dẫn nhưng cũng có những yêu cầu đặc trưng. Muốn biết mình có hợp với nghề này không, bạn hãy thử xem mình có những phẩm chất sau không nhé!
Tính độc lập: không bị phụ thuộc vào bất cứ khách hàng cũng như một số liệu tài chính nào;
Tính thận trọng: chỉ công bố điều gì khi có đủ bằng chứng;
Khả năng diễn đạt gãy gọn, khúc chiết;
Óc quan sát và tư duy phân tích cao;
Chăm chỉ học hỏi;
Giỏi tính toán, yêu thích những con số;
Khả năng chịu đựng áp lực công việc.
Các trường đào tạo ngành Kiểm toán
Để giúp các sĩ tử tìm được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Kiểm toán theo từng khu vực.
– Khu vực miền Bắc:
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Điện lực
Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
Đại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh
– Khu vực miền Trung:
Đại học Tài chính – Kế toán
Đại học Kinh tế – Đại học Huế
Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
– Khu vực miền Nam:
Đại học Mở TP.HCM
Đại học Cần Thơ
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Trên đây là tất cả những thông tin về ngành kiểm toán do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về ngành nghề mà mình lựa chọn bạn nhé!