Nghề biên kịch – Học nghề biên kịch có tương lai hay không?

Nghề Biên kịch điện ảnh, truyền hình có rất nhiều điều thú vị đằng sau đó, và để trở thành một nhà biên kịch giỏi thì bạn cũng cần phải hiểu về nghề cũng như có những tố chất nhất định. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin tổng quan về ngành học này. Cùng theo dõi nhé!

Nghề biên kịch là gì ?

Nghề biên kịch là gì ?

Nghề biên kịch là gì ?

Biên kịch điện ảnh, truyền hình (tiếng Anh là Screenplay Writing) chính là người tạo ta toàn bộ câu chuyện trên phim từ lựa chọn bối cảnh, những nhân vật sẽ xuất hiện, ngôn ngữ cũng như cá tính của nhân vật. Nhiều trường hợp đạo diễn kiêm luôn biên kịch hoặc nhà biên kịch kiêm luôn đạo diễn, tham gia trực tiếp vào quá trình làm phim.

Tại sao nên học nghề biên kịch

Tại sao nên học nghề biên kịch

Cơ hội việc làm của nghề biên kịch

Nếu bạn học chuyên ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình thì sẽ có rất nhiều công việc cho bạn thử sức. Dưới đây là một số công việc nổi bật bạn có thể nghiên cứu, lựa chọn:
Trở thành một nhà biên kịch phim: Đây là một công việc hàng đầu đối với một nhà biên kịch, hiện nay nhu cầu phim truyền hình khá cao, có nhiều hãng phim ra đời vừa tạo điều kiện việc làm vừa giảm áp lực chương trình trên sóng truyền hình. Tuy nhiên đây là công việc ngốn khá nhiều thời gian của nhà biên kịch, và nếu muốn các đạo diễn đặt hàng kịch bản thì bạn cần phải là một biên kịch gạo cội, tuy nhiên đối với các bạn trẻ nếu như có những đề tài lạ cũng sẽ cơ nhiều cơ hội để chuyển thể thành phim.
Làm trong lĩnh vực gameshow truyền hình: Bạn có thể trở thành một nhà biên kịch cho những gameshow trên sóng truyền hình đặc biệt những chương trình thu hút giới trẻ… Bất kỳ một chương trình nào cũng cần phải có kịch bản và đây chính là môi trường không những năng động mà còn có nhiều cơ hội cho các bạn trẻ để thể hiện tài năng. Các biên kịch gameshow cần phải có sự thích nghi nhanh để theo kịp xu hướng của xã hội.
Biên tập tại các hãng phim: Bạn có thể trở thành những biên tập viên có những kỹ năng để chỉnh sửa cho những kịch bản phim khiến chúng trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn, dễ sản xuất hơn. Những hãng phim sẽ là nơi tiếp nhận những kịch bản phim và các biên tập viên sẽ chỉnh sửa lại. Làm việc tại vị trí này các biên tập viên cần phải có con mắt tinh tường để lựa chọn được kịch bản hay trong số hàng ngàn kịch bản gửi về.
Nghề Biên kịch điện ảnh, truyền hình luôn có nhiều cơ hội đối với những bạn trẻ theo ngành này nếu như bạn có được kỹ năng tốt cũng như sự yêu nghề. Bạn cần phải làm việc bằng cả sự tâm huyết và đây là điều quan trọng nhất đối với bất kỳ nhà biên kịch nào.

Mức lương của ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình

Lên kịch bản phim truyền hình chính là công việc hàng đầu đối với những nhà biên kịch. Mức lương trong ngành cũng khá cao và tùy theo vị trí sẽ có những mức lương khác nhau:
Đối với những bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, phụ trách biên tập cũng như sản xuất phim truyền hình sẽ có mức lương khởi điểm từ 7 – 10 triệu/tháng. Đây được coi là mức lương khá cao khi các bạn làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân.
Đối với những đạo diễn, nhà biên kịch phim có nhiều năm kinh nghiệm mức lương sẽ tính theo số lượng kịch bản, thông thường mỗi kịch bản sẽ từ 8 – 10 triệu tùy theo chất lượng.

Học nghề biên kịch là học gì

Học nghề biên kịch là học gì

Chương trình đào tạo ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Biên kịch điện ảnh, truyền hình, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung.

Theo học ngành này, sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình ở trình độ đại học; có kỹ năng về sáng tác và biên tập các hình thức kịch bản điện ảnh, truyền hình; có khả năng độc lập sáng tạo, có tư duy khoa học và khả năng làm việc theo nhóm, tạo hiệu quả cao trong lĩnh vực Biên kịch điện ảnh, truyền hình.

Người biên kịch họ có thể viết những vấn đề gì?

Người biên kịch họ có thể viết những vấn đề gì?
Họ có thể lựa chọn viết kịch bản phim dài, phim ngắn như những phim được gửi tới liên hoan phim.
Các thể loại phim truyền hình như: phim sitcom hài hước …
Các kịch bản truyền hình cũng như quảng cáo của đài phát thanh đối với tất cả các loại, hình dạng cũng như kích thước phải phụ thuộc vào điều kiện mà họ đang phát sóng.
Người viết kịch bản đòi hỏi người viết luôn phải có hướng phát triển các tuyến nhân vật sao cho khả thi nhất. Bởi các nhân vật nếu như đáng tin cậy thì họ sẽ được phác thảo theo từng cảnh của nội dung câu chuyện mà họ kể và viết ra. Một yếu tố quan trọng bạn cần ghi nhớ chính là hành động của nhân vật nó sẽ là yếu tố để thúc đẩy câu chuyện tiến lên trong khi hội thoại giữa các nhân vật. Hiện nay, mỗi cảnh sẽ là một hành động riêng và trong bối cảnh được tạo ra thì người viết kịch bản cần phải được xác định một cách rõ ràng nhân vật. Nhân vật của họ là ai đồng thời chuyện gì đang xảy ra với bạn, thời gian nào.? …. Và tại sao hành động đó lại có thể diễn ra. Trong quá trình phát triển một kịch bản có thể sẽ là những nỗ lực cá nhân bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát tất cả những yếu tố để hoàn thành được sản phẩm của bản thân.

Những tố chất để thành công trong ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình

Những tố chất để thành công trong ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình
Để thành công trong lĩnh vực Biên kịch điện ảnh, truyền hình, bạn cần phải có những tố chất sau:
Kỹ năng viết: Một nhà biên kịch sẽ là một người có khả năng viết tuyệt vời, đạt chuẩn về ngữ pháp và cấu trúc câu. Một nhà biên kịch giỏi sẽ là những người tạo ra nhân vật hấp dẫn, tạo ra một bộ phim thu hút khán giả. Bạn cần phải liên tục nâng cao kỹ năng viết của mình để mọi thứ trở nên hoàn hảo từ nhân vật đến cấu trúc phim và tạo nên một công việc hoàn hảo.
Luôn có sự sáng tạo: Một nhà biên kịch điện ảnh cần phải luôn có sự sáng tạo bởi nếu không có sự sáng tạo thì kịch bản của bạn sẽ không thể gây được sự chú ý. Nếu muốn trở thành một nhà biên kịch thành công bạn cần phải có được những ý tưởng khác nhau để nội dung không bị nhàm chán.
Có khả năng làm việc dưới áp lực cao: Nếu như bạn là một nhà biên kịch điện ảnh truyền hình có uy tín và luôn nhận được đơn đặt hàng bạn cần phải có khả năng làm việc dưới áp lực cũng như hoàn thành đúng tiến độ. Nhiều khi bạn cần phải làm nhiều kịch bản trong một lúc vì vậy chỉ có khả năng làm việc dưới áp lực mới có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Có tính kỷ luật cao: Để làm việc mang lại hiệu quả tốt nhất bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy định làm việc, không được lãng phí bất kỳ thời gian nào, bạn bắt buộc phải hoàn thành công việc trong mọi hoàn cảnh.
Có niềm đam mê với nghề: Chỉ có niềm đam mê mới dẫn bạn trở thành một nhà biên kịch giỏi. Thông thường, một nhà biên kịch trở nên giỏi là họ có niềm đam mê với nghề, vượt qua mọi khó khăn. Đấy chính là yếu tố giúp bạn thành công và chỉ có niềm đam mê mới giúp bạn trụ vững được trong nghề.

Nhà biên kịch làm gì?

Công việc của một nhà biên kịch bao gồm:
Tìm kiếm ý tưởng: phải biết nắm bắt ý tưởng, từ đó hình thành nên một câu chuyện. Ngoài ra ý tưởng cũng có thể bắt nguồn từ một tác phẩm văn học mà biên kịch được giao viết kịch bản. Trong trường hợp này chất liệu đời sống vẫn rất cần thiết.
Chọn lọc và phát triển ý tưởng: biên kịch phải chọn lựa những ý tưởng tạo ấn tượng mạnh nhất, khơi dậy cảm hứng để có động lực viết thành một kịch bản. Sau đó nghĩ đến cốt truyện, bối cảnh, tình huống, nhân vật, sự kiện, những dữ kiện bổ sung,…
Tạo ấn tượng riêng cho kịch bản: một kịch bản ấn tượng với những tuyến nhân vật, chi tiết độc đáo sẽ quyết định mức độ thành công của tác phẩm.
Hoàn chỉnh tác phẩm: viết trọn vẹn câu chuyện có mở đầu, kết thúc, quá trình, diễn biến, thể hiện những điều muốn gửi gắm. Ngoài ra biên kịch còn tóm tắt kịch bản chỉ trong một hai câu ngắn khi đã hoàn thành tác phẩm.
Nhận xét, đánh giá, sửa chữa kịch bản: hoàn thành kịch bản, biên kịch chuyển kịch bản cho đoàn làm phim để cùng nhận xét, đánh giá, sửa lại nếu cần.

Nhà biên kịch làm việc ở đâu?

Hiện nay, các đài truyền hình, những hãng sản xuất phim truyền hình, hãng điện ảnh lớn đều có phòng biên kịch. Bên cạnh đó, những công ty chuyên về kịch bản hiện đang bắt đầu hình thành, giúp bạn có thể sáng tác kịch bản theo một kế hoạch lao động cụ thể và chuyên nghiệp. Ngoài ra, trong nhiều công ty truyền thông và quảng cáo, bộ phận biên kịch (thường được gọi với cái tên copywriter) cũng là một phần không thể thiếu. Bạn cũng có thể làm một nhà biên kịch tự do, không thuộc về cơ quan, đơn vị, tổ chức làm phim nào.
Cùng với sự phát triển của điện ảnh, truyền hình và truyền thông, mức lương dành cho biên kịch đã tăng lên rất nhiều. Tại Việt Nam, với sự tham gia của các công ty làm phim tư nhân, thu nhập của nghề biên kịch ngày càng được cải thiện. Các nhà biên kịch truyền hình thu nhập trung bình 5 đến 7 triệu đồng cho một tập phim truyền hình. Những nhà biên kịch của các hãng phim lớn tại Việt Nam hiện nay như Phước Sang, Thiên Ngân còn có thể lên tới 10 triệu đồng một tập. Tuy nhiên, các nhà biên kịch cũng gặp phải những khó khăn trong nghề như: bị ép giá, quỵt tiền, ăn cắp ý tưởng,…

Học nghề biên kịch ở đâu?

Nếu bạn đã có đủ niềm đam mê, sự yêu thích hay khả năng làm việc trong lĩnh vực này tuy nhiên lại không biết học biên kịch ở đâu chất lượng và hiệu quả nhất. Bởi ngành biên kịch là một chương trình học không quá phổ biến tại những trường Đại học, Cao đẳng ở nước ta. Chính vì thế cơ hội lựa chọn ngôi trường thực hiện ước mơ cho bản thân cũng không có nhiều.
Hiện nay, những trường đào tạo biên kịch hay đạo diễn chất lượng như:
Đại học Sân Khấu Điện Ảnh
Học viện báo chí tuyên truyền
Cao đẳng truyền hình Hà Nội …
Đây đều là những nơi đào tạo rất chất lượng về nghề nghiệp biên kịch, đạo diễn rất hiệu quả. Tuy nhiên trường học đối với nghề biên kịch nó chỉ cho bạn những kiến thức cơ bản về kinh nghiệm và cung cấp cho bạn một mô hình lý thuyết. Còn vỏ bọc hoa là bên ngoài nên bạn cần phải tự mình trải nghiệm bên ngoài và do yếu tố khả năng của bản thân. Để có thể có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình thì bạn cần phải tham gia những hoạt động sản xuất bên ngoài để có thêm kiến thức.
Nghề biên kịch không chỉ có biên kịch phim mà bạn còn có thể làm biên kịch cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với vấn đề quan trọng này thì bạn chỉ cần cảm nhận thấy khả năng cũng như năng lực của bản thân mình đến đâu. Xem có phù hợp với ngành nghề này không thì có định hướng để phát triển sao cho được tốt nhất.
Trên đây là những thông tin liên quan đến nghề biên kịch do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn . Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *