Nghề bảo mẫu – Những công việc của nghề bảo mẫu là gì ?

Bảo mẫu là một cụm từ chắc hẳn ai cũng đã từng nghe. Bảo mẫu được hiểu một cách nôm na là nghề chăm sóc và trông coi trẻ nhỏ. Vậy nghề bảo mẫu cụ thể là làm gì và khi các gia đình cần người trông con thì tìm bảo mẫu ở đâu? Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về nghề bảo mẫu qua bào viết dưới đây bạn nhé!

Nghề bảo mẫu

Nghề bảo mẫu là gì?

Nghề bảo mẫu là gì?

Bảo mẫu là một nghề nghiệp trong xã hội, theo đó những cá nhân (thường là nữ và tuổi còn khá trẻ) sẽ đứng ra chăm sóc những trẻ em tại các trường mầm non hay mẫu giáo để được trả lương hay thù lao theo thoả thuận. Bảo mẫu có thể là những người vú em còn trẻ được thuê chăm sóc cho các con em tại gia đình của họ. Do bố mẹ của các em không có thời gian để chăm sóc tốt cho các em nên đã giao việc này cho bảo mẫu. Nghề bảo mẫu rất vất vả, phải chăm lo từng ly từng tý cho các em nhỏ, mặt khác lương và phụ cấp của nghề này tương đối thấp so với mặt bằng chung. Bảo mẫu là khái niệm rộng hơn các khái niệm như vú em, bồng em (trông em, chự em) vì bảo mẫu là một nghề nghiệp trong khi các khái niệm trên chỉ một công việc.

Bảo mẫu là việc làm người giữ trẻ – một trong các nghề đang rất “Hot” hiện nay. Phần lớn các gia đình có con nhỏ, tại các thành phố lớn đều cần thuê bảo mẫu để giúp họ chăm sóc con cái. Hay các trường mầm non, tiểu học cũng có nhu cầu thuê bảo mẫu rất lớn.
Cụ thể, họ sẽ làm các công việc chăm sóc trẻ mẫu giáo, mầm non để có thể nhận được mức lương hoặc thù lao dựa trên thỏa thuận. Ngoài việc, làm tại các trường học, tổ chức thì bảo mẫu cũng có thể được thuê riêng để chăm sóc cho những gia đình có con nhỏ. .

Tại sao nên theo nghề bảo mẫu

Tại sao nên theo nghề bảo mẫu

Cơ hội và thách thức của nghề bảo mẫu

Trong thời đại hiện nay, bảo mẫu đang là một trong những nghề nghiệp được quan tâm nhiều nhất. Những người tham gia vào ngành nghề này thường là nữ với tuổi đời khá đa dạng. Bằng kiến thức và kinh nghiệm, họ sẽ đứng ra chăm sóc trẻ em tại các trường mầm non hoặc ngay tại nhà.
Công việc của một bảo mẫu không hề đơn giản và dễ dàng. Nó yêu cầu mỗi bảo mẫu phải thực sự có sự yêu thương trẻ, hiểu biết về tâm lý trẻ và luôn cẩn thận, chu đáo, chăm sóc trẻ từng ly từng tí. Bởi vậy, nghề bảo mẫu thường yêu cầu sự nhẫn nại rất lớn.

Mưc lương của bảo mẫu

Bảo mẫu có mức lương giao động từ 5 đến 10 triệu tùy theo bằng cấp và những công việc mà bảo mẫu đó đảm nhận.

Công việc của bảo mẫu làm những gì?

Công việc của bảo mẫu làm những gì?
Công việc trong một ngày của bảo mẫu thường khá bận rộn và vất vả. Họ phải thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị mọi thứ một cách tốt nhất. Đối với những bảo mẫu mầm non làm việc tại trường hoặc các cơ sở trông trẻ, họ thường tới trước giờ đón trẻ. Họ thực hiện các công đoạn quét dọn, lau chùi.
Tới bữa trưa cũng là thời điểm mà bảo mẫu bận rộn nhất bởi họ cần phải chuẩn bị cho hàng chục trẻ ăn một lúc. Sau khi cho các bé ăn xong thì bảo mẫu sẽ phải tiếp tục giúp các bé vệ sinh cá nhân và chuẩn bị ngủ trưa. Trong khi các trẻ ngủ trưa thì các bảo mẫu sẽ tranh thủ ăn uống. Sau khi các bé ngủ trưa dậy, bảo mẫu sẽ dọn dẹp chỗ ngủ và chuẩn bị phần ăn xế.
Đối với các bảo mẫu tại các gia đình, công việc của họ cũng là chăm sóc toàn diện cho trẻ. Những công việc bao gồm như: tắm gội, vui chơi, học tập, thậm chí là vệ sinh. Với trẻ khoảng 1 tuổi, bảo mẫu giúp hình thành các kỹ năng như tập nói, tập đi cho bé. Còn những đối tượng trẻ lớn đến tuổi đi học, bảo mẫu có thể phải đưa trẻ tới lớp, tham gia các hoạt động ngoại khóa hay đi chơi.
Ngoài ra, với một số gia đình họ còn đưa ra những yêu cầu đặc biệt riêng cho bảo mẫu như phụ làm việc nhà cho họ,… Tuy nhiên, nếu bạn chấp nhận bạn sẽ được trả thêm một khoản tiền ngoài lương cơ bản.

Những tố chất cần có để trở thành một bảo mẫu

Những tố chất cần có để trở thành một bảo mẫu

Dưới đây là những tố chất mà một người bảo mẫu cần phải có:

  • Yêu trẻ: Đây là một trong những phẩm chất quan trọng mà người làm bảo mẫu cần phải có. Trẻ em rất hiếu động, tính khí thất thường, chưa biết tự ý thức trong hành động và suy nghĩ. Nếu không yêu trẻ, bạn sẽ khó chăm sóc chúng cũng như hiểu và làm bạn với trẻ.
  • Nhẫn nại, kiên trì: Phẩm chất này rất quan trọng, vì đối tượng chăm sóc là trẻ em nên bảo mẫu phải đủ bình tĩnh và nhẫn nại để hòa hợp với trẻ. Bởi có rất nhiều trẻ không chịu hợp tác với bảo mẫu. Sẽ mất rất nhiều thời gian để bảo mẫu và trẻ có thể hòa hợp được với nhau.
  • Biết sắp xếp và làm việc một cách khoa học: Bảo mẫu phải lên kế hoạch làm việc một cách khoa học và linh hoạt. Nếu không, sẽ rất dễ bị rối trong mớ công việc hỗn độn.
  • Có kỹ năng giao tiếp và nhiệt tình với trẻ em: Nói chuyện với trẻ bạn sẽ cần những kỹ năng đặc biệt. Dỗ dành, vỗ về nhưng cũng cần nghiêm khắc để trẻ không lì lợm. Kỹ năng này khá cần thiết, và bảo mẫu chỉ có thể hoàn thiện nó theo thời gian.

 Mục tiêu của khóa học bảo mẫu

– Khóa học bảo mẫu nhằm trang bị cho người học một số năng lực để thực hiện được các nghiệp vụ cơ bản về quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo mầm non tư thục
– Xác định được vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu đối với người làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục (nhân viên bảo mẫu mầm non)
Ngoài ra chương trình bảo mẫu mầm non còn giúp học viên
– Trình bày và giải thích được những nội dung cơ bản về tâm lý và giáo dục trẻ mầm non, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, công tác quản lý cơ sở giáo dục mầm non.
– Áp dụng những kiến thức về quản lý giáo dục mầm non, tâm sinh lý dinh dưỡng của trẻ mầm non.
– Có nhận thức đúng đắn về giáo dục mầm non, yêu nghề, mến trẻ và có trách nhiệm cao với công việc.

 Đối tượng tham gia

– Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên đang làm hoặc có nguyện vọng làm công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng năng lực hoặc chưa có văn bằng, chứng chỉ về giáo dục mầm non được quy định tại Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.
– Các bậc phụ huynh cần những kiến thức về tâm lý trẻ em, các kỹ năng về phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ.

 Nội dung chương trình

– Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.
– Tâm lý và giáo dục trẻ mầm non.
– Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
– Công tác quản lý cơ sở giáo dục mầm non.
– Thực tập tại cơ sở giáo dục mầm non.
Trên đây là những thông tin liên quan đến nghề bảo mẫu do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có nhiều thông tin hơn về nghề bảo mẫu nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *