Ngành điều dưỡng – Có nên học ngành điều dưỡng hay không?

Khi xã hội phát triển, đời sống con người tốt hơn thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng được quan tâm và chú trọng. Bên cạnh ngành Y, ngành Dược thì ngành Điều dưỡng đang dần khẳng định vị thế không thể thiếu của mình trong đào tạo nhân lực phục vụ cho Y tế. Đây cũng chính là lý do khiến ngành này đang là một trong những ngành “hot” được nhiều bạn trẻ quan tâm. Và câu hỏi ngành Điều dưỡng là gì? Ra trường làm gì? cũng là câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi tìm hiểu về ngành nghề này.

Ngành điều dưỡng

Ngành điều dưỡng là gì ?

Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế; có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương; điều dưỡng cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu cường chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Tại sao nên học ngành điều dưỡng

Tại sao nên học ngành điều dưỡng

Cơ hội nghề nghiệp của ngành điều dưỡng

Điều dưỡng viên trong các bệnh viện đang giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, bên cạnh những vị trí nòng cốt khác như các bác sĩ và y tá. Ngày nay, nguồn lực điều dưỡng viên đang có rất nhiều cơ hội phát triển. Nhất là khi mà, ngành y tế đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ xã hội. Ngay cả bản thân mỗi người đều có những nhận thức cao hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Đặc biệt đối với những người có bệnh nặng, những bệnh nhân lớn tuổi, tâm lý của họ thường rất dễ bị tổn thương. Lúc này, người có ảnh hưởng lớn nhất đối với họ bên cạnh bác sĩ chính là điều dưỡng viên.

Học ngành điều dưỡng là học gì ?

Học ngành điều dưỡng là học gì ?

Về kiến thức

Người điều dưỡng có kiến thức vững vàng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chuyên ngành về khối ngành khoa học sức khoẻ và ngành điều dưỡng; các nguyên tắc thực hành điều dưỡng, chăm sóc; lấy bệnh nhân và gia đình làm trung tâm; có kiến thức vững vàng về sự tác động qua lại giữa môi trường và sức khỏe con người; các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Về kỹ năng

Người điều dưỡng có những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết:
– Hành nghề theo pháp luật nhà nước và đạo đức nghề nghiệp.
– Thực hiện đầy đủ và thành thạo, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh.
– Thực hành đảm bảo sự an toàn, đảm bảo chất lượng chăm sóc toàn diện ổn định và liên tục.
– Cung cấp môi trường chăm sóc an toàn và quản lý nguy cơ.
– Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
– Thực hành chăm sóc phù hợp với văn hóa người bệnh. Có đủ khả năng cung cấp và hợp tác trong chăm sóc, thông tin giao tiếp với người bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng. Thực hiện các mối quan hệ hợp tác với nhóm chăm sóc sức khỏe.
– Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng.
– Tham gia phòng bệnh và phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương, đề xuất các biện pháp phối hợp để phòng chống dịch.
– Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của thầy thuốc, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh.
– Áp dụng Y học cổ truyền trong công tác chăm sóc và phòng bệnh.
– Tham gia công tác quản lý ngành, thực hành nghiên cứu khoa học điều dưỡng, tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng, nhân viên y tế.

Học điều dưỡng ra trường làm gì?

Học điều dưỡng ra trường làm gì?
Trong bối cảnh xã hội phát triển đi kèm với tốc độ già hóa dân số nhanh, việc chăm sóc sức khỏe cho những người ốm đau hay người già ngày càng cao. Vì thế, ngành Điều dưỡng hiện nay đang cần rất nhiều nhân lực. Sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, các bạn có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe từ TW đến địa phương của cả nhà nước và tư nhân với vai trò khám và điều trị, chăm sóc các bệnh lý theo chuyên ngành của điều dưỡng.
Đối với những Điều dưỡng giỏi, việc trở thành Điều dưỡng trưởng thực hiện vai trò quản lý chăm sóc và tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh là điều khá dễ dàng. Ngoài ra, các điều dưỡng viên có thể tự mở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tư vấn sức khỏe phục vụ cho cộng đồng. Hoặc cũng có thể giảng dạy, nghiên cứu tại các đơn vị y tế, đơn vị giáo dục về khoa học sức khỏe và điều dưỡng.
Như vậy có thể thấy công việc của ngành Điều dưỡng rất đa dạng, hấp dẫn nhưng để tự tin nắm bắt và theo đuổi ngành Điều dưỡng, bên cạnh các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức,… cũng là những yếu tố quan trọng

Những thuận lợi và khó khăn của ngành điều dưỡng

Những thuận lợi và khó khăn của ngành điều dưỡng

Thuận lợi khi làm nghề điều dưỡng

Thuận lợi, khó khăn khi học và làm ngành điều dưỡng
Đến với nghề điều dưỡng, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội thuận lợi để học hỏi, rèn luyện kỹ năng và phát triển tương lai của mình:
Đảm bảo về việc làm: Với sức hút của ngành y nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng ở nước ta những năm gần đây, sinh viên ra trường không phải lo lắng về cơ hội việc làm của mình khi mà đội ngũ nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao tại các cơ sở y tế còn thiếu trầm trọng.
Mức lương cao: Theo thống kê của Jobstreet Việt Nam năm 2016, ở vị trí nhân viên mới tốt nghiệp và nhân viên có từ 1-3 năm kinh nghiệm, ngành điều dưỡng đứng thứ 5 về mức thu nhập. Mức lương của các sinh viên điều dưỡng mới ra trường đạt 6-7 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể lương làm thêm ca.
Công việc và môi trường làm việc đa dạng: Sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, bạn có thể làm việc tại các bệnh viên, cơ sở y tế theo đúng nghiệp vụ hoặc tham gia vào hoạt động y tế cộng đồng tại đại phương.
Cơ hội học lên cao: Ngành điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay phân thành nhiều cấp bậc, trình độ. Sau khi học xong, sinh viên có thể học chuyên sâu về điều dưỡng để trở thành điều dưỡng trưởng hoặc thạc sĩ điều dưỡng.
Cơ hội làm việc và định cư ở nước ngoài: Ngành điều dưỡng ở Việt Nam còn khá mới mẻ, tuy nhiên ở nước ngoài nghề điều dưỡng viên rất thu hút và luôn trong tình trạng thiếu nhân lực. Chỉ cần bạn đáp ứng điều tiêu chí về điều dưỡng viên của các quốc gia đó, bạn hoàn toàn có thể làm việc và định cư tại nước ngoài.

Khó khăn của ngành điều dưỡng

Nhưng song song với đó cũng là những khó khăn bắt buộc phải vượt qua:
Công việc vất vả và bận rộn: Công việc của điều dưỡng viên bận rộn cả ngày, họ không chỉ thực hiện chức năng của một điều dưỡng mà còn chủ động thực hiện các nghiệp vụ khác giúp quá trình điều trị, phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Áp lực công việc lớn: Làm một công việc có liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người khác nên áp lực căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi với điều dưỡng viên là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là ở Việt Nam khi tình trạng quá tải, điều kiện cơ sở vật chất ở một số bệnh viện đơn vị y tế chưa được đảm bảo thì áp lực đối với điều dưỡng viên càng lớn.
Rủi ro trong nghề nghiệp: Khi thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân, đặc biệt ở điều dưỡng viên truyền nhiễm, điều dưỡng cộng đồng có nguy cơ phơi nhiễm cao. Đây chính là những rủi ro mà người làm nghề điều dưỡng đã, đang và sẽ phải đối mặt.

Học ngành điều dưỡng ở đâu tốt

Đối với ngành Điều dưỡng, các bạn có thể tham khảo những trường đào tạo ngành này uy tín như: Đại học Y Dược TP HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược Cần Thơ,… Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao của ngành Điều dưỡng, trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH) dự kiến mở đào tạo ngành này từ năm 2020.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành điều dưỡng do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình bạn nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *