Ngành diễn viên điện ảnh – Những tố chất cần thiết để trở thành diễn viên điện ảnh

Nghề Diễn viên đang là một trong những ngành nghề nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ hiện nay. Vậy, để trở thành một diễn viên nổi tiếng thì cần có những tố chất nào… là những vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành Diễn viên điện ảnh để các bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Ngành diễn viên

Ngành diễn viên điện ảnh là gì ?

Ngành diễn viên điện ảnh là gì ?

Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình hay gọi chung là diễn viên, họ là người hóa thân vào các nhân vật và thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác cho nhà hát, xưởng phim, đài phát thanh – truyền hình và các phương tiện truyền thông khác. Họ dùng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng nói, dáng điệu, nét mặt… để biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản đã được viết sẵn thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình…

Phân loại diễn viên

Phân loại diễn viên
Tùy theo chức năng, có thể chia diễn viên điện ảnh thành các nhóm khác như:
Diễn viên
Diễn đóng thế
Diễn viên lồng tiếng
Diễn viên quần chúng
Diễn viên chính: Là người đảm nhiệm những vai diễn chính trong bộ phim. Họ sẽ tìm hiểu nghiên cứu kịch bản, chuẩn bị luyện tập và diễn xuất.
Khó ở đây cho diễn viên chính đó là họ không được diễn với con người thật của mình, mà họ phải biểu hiện với chính tính cách con người thật của các nhân vật diễn ra trong mỗi bộ phim.
Mức cát xê của diễn viên đã thay đổi rõ rệt theo năm tháng, từ vài chục triệu đồng nay đã lên tới hàng trăm triệu đồng cho một vai diễn chính. Chắc hẳn nếu mọi người xem qua phim Sơn đẹp trai năm 2015.Thì không thể nào quên được vai sơn đẹp trai do diễn viên ca sĩ Bằng Kiều thủ vai. Vai diễn này đã mang về cho ca sĩ Bằng Kiều mức cát xê 700tr đồng.
Diễn viên đóng thế: Đúng như cái tên gọi diễn viên đóng thế là diễn viên chuyên đóng những cảnh khó mà diễn viên chính khó có thể hoàn thành được vai diễn của mình, Như những pha võ thuật, hay những màn vũ đạo đẹp hay những pha diễn mạc hiểm lúc này cần những diễn viên đóng thế.
Diễn viên đóng thế phải có hình dáng tương tự với nhân vật mà họ đóng thế, và phải có khả năng diễn xuất.
Mức cát xê hiện này cho diễn viên này:Từ vài triệu đồng đến cả chục triệu đồng cho một bộ phim.
Diễn viên đóng thế là diễn viên chuyên đóng những cảnh khó mà diễn viên chính khó có thể hoàn thành được vai diễn của mình
Diễn viên lồng tiếng:
Là người tái hiện lời thoại của nhân vật trong phim. Công việc này là công việc hậu kỳ của mỗi bộ phim sau khi đã hoàn thành xong những cảnh quay ngoài phim trường nhưng song thành công  hay thất bại của bộ phim cũng đều dựa vào diễn viên này.
Diễn viên lồng tiếp phải đáp ứng được hai yêu cầu đó là: Lồng tiếng phải khớp với khẩu hình và diễn đạt truyền cảm. Việc lồng tiếng của các diễn viên cũng là giai đoạn sửa những lỗi sai của diễn viên tại trường quay.
Cát xê của diễn viên lồng tiếng: thường từ vài triệu đến cả chục triệu đồng cho mỗi bộ phim.
Diễn viên quần chúng: Là những diễn viên không chuyên nghiệp, có năng khiếu diễn và được sắp xếp vào những vai diễn hợp với cái tên đó là quần chúng. Tham gia vào trong bộ phim với những vai diễn như cảnh dần làng, hay cô hàng xóm, một tập thể nhân dân….
Quan trọng đó là những diễn viên này, đều không cần phải có bằng cấp hay phải được đào tạo qua một trường lớp nào cả.
Mức cát xê của diễn viên này từ: Vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng cho những cảnh diễn đơn hay tập thể.

Tại sao nên học ngành diễn viên điện ảnh

Tại sao nên học ngành diễn viên điện ảnh
Nghề có nhiều cơ hội và cho bạn tự khẳng định bản thân: Có nhiều cơ hội phát triển, nếu bạn vượt qua được những thử thách đối với nghề diễn viên. Con đường nổi tiếng sẽ đến với bạn sớm hơn, khi bạn luôn cố gắng hoàn thiện mình trong nghiệp diễn xuất.
Giúp bạn có một mối quan hệ rộng rãi và đa dạng: Nghề này cho bạn nhiều cơ hội tiếp xúc các loại người khác nhau trong xã hội, không gian sống của bạn sẽ được mở rộng hơn.
Nghề diễn viên với đầy sáng tạo: Công việc đòi hỏi sự sáng tạo, luôn bắt bạn có những sáng tạo mới để phù hợp với những vai bạn diễn xuất. Nếu không bạn sẽ trở nên bị cũ kị, nhàm chán.
Thu nhập cao và có sức ảnh hưởng: Đối với nghề này, tiền bạc công danh sẽ không thể nào đến với bạn khi mới bước chân vào nghề mà bạn chưa có sự nổi tiếng. Chỉ khi nào công danh bạn đã thành thì lúc đó thu nhập và sức ảnh hưởng của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn.

Mức thu nhập của ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình

Những người làm nghề Diễn viên thường có thu nhập khá cao nếu như có khả năng diễn xuất và có sức ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, có một thực tế cần phải nhìn nhận rằng: thu nhập trong nghề diễn viên khá bấp bênh, đặc biệt trước khi bạn có một sự nổi tiếng nhất định, được nhiều đạo diễn để ý tới. Điều này có nghĩa là, danh vọng và tiền bạc có thể sẽ không tới ngay khi bạn bước chân vào nghề, và bạn có thể sẽ phải đối diện với những ngày tháng thực sự khó khăn. .

Thách thức của ngành diễn viên

Áp lực công việc: Đây là một nghề luôn đòi hỏi bạn phải có sự vận động, tư duy và luôn phải thay đổi không ngừng đó là những áp lực của nghề diễn viên.
Nghề nghiệp không ổn định: Đây là một dạng công việc không mang tính chất ổn định và lặp đi lặp lại cũng không có thời gian làm cố định như những công việc khác.
Mối quan hệ không rõ mục đích: Nghề này đòi hỏi bạn phải giao tiếp nhiều, từ đo sẽ sinh ra rất nhiều mối quan hệ. Khiến lúc đó những mối quan hệ sẽ như một mạng nhện, nếu không rõ mục đích.
Thu nhập bấp bênh: Nếu theo nghề diễn viên, để có thu nhập ổn định bạn cần phải có sự nổi tiếng và có sự ảnh hướng lớn. Nếu không bạn sẽ có thu nhập bấp bênh với nghề diễn xuất này.

Học diễn viên điện ảnh là học gì?

Học diễn viên điện ảnh là học gì?

Chương trình đào tạo ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình trang bị cho sinh viên hệ thống kỹ năng cơ bản về nghệ thuật biểu diễn như: cảm thụ, phán đoán, giao lưu, tưởng tượng, thích ứng… nhằm đảm bảo tính chân thực trong biểu diễn, tính tích cực, cách triển khai và ý nghĩa của hành động.

Bên cạnh đó, theo học ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình, sinh viên còn được tiếp cận kịch bản văn học và nhân vật kịch của các vở kịch Việt Nam hiện đại, kịch về đề tài lịch sử và văn hoá truyền thống; được tiếp cận và thực hiện các vai diễn trong các tác phẩm kịch kinh điển của thế giới (nước ngoài và cổ điển). Ngoài ra, sinh viên được học các môn bổ trợ khác như: hình thể, tiếng nói, đại cương sân khấu, triết học, văn học…

Học diễn viên điện ảnh ra trường làm gì ?

Sau khi tốt nghiệp ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình, sinh viên có thể đảm nhận công việc của diễn viên tại các hãng phim, các công ty truyền thông, quảng cáo, các đài truyền hình, nhà hát, đoàn nghệ thuật của trung ương và địa phương; tham gia lồng tiếng cho các tác phẩm điện ảnh, truyền hình. Cụ thể:
Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim, sản xuất các chương trình truyền hình.
Có khả năng tham gia, chịu trách nhiệm tổ chức chương trình văn hóa văn nghệ tại các cơ quan, công ty, nhà văn hóa…
Làm trợ lý đạo diễn, tuyển chọn diễn viên cho các bộ phim.
Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, giáo viên các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.

Những tố chất cần có để học ngành Diễn viên điện ảnh

Những tố chất cần có để học ngành Diễn viên điện ảnh
Để học tập và theo đuổi ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình, bạn cần có những tố chất sau:
Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm;
Có khả năng trình diễn, biểu diễn;
Khéo léo với các động tác vận động cơ thể;
Thoải mái và tự tin khi ở chỗ đông người;
Có niềm đam mê nghệ thuật, văn hóa;
Thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật;
Thích học môn âm nhạc;
Kiên trì, chăm chỉ và sáng tạo;
Khả năng tưởng tượng phong phú và thể hiện trạng thái cảm xúc tốt;
Ứng biến xử lý tình huống linh hoạt, có ước mơ thể hiện bản thân mình, có một trí nhớ tốt;
Khả chịu đựng được áp lực của công việc, vất vả nắng mưa.

Các trường đào tạo ngành Diễn viên điện ảnh

Để theo học ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình, các sĩ tử cần đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
– Khu vực miền Bắc:
Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Hà Nội
– Khu vực miền Nam:  Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP. HCM
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngàng diễn viên điện ảnh do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học củ mình nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *