Ngành công nghệ chế biến lâm sản – Học ngành chế biến lâm sản ra trường làm gì ?
Cập nhật ngày: 06/12/2023 lúc 1:10 chiều
Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là ngành học đang được khá nhiều bạn trẻ theo học, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho bạn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Cùng theo dõi nhé!
Ngành công nghệ chế biến lâm sản là gì ?
Công nghệ chế biến lâm sản (tên Tiếng anh là Wood Technology) là ngành liên quan đến những vẫn đề về chế biến và khai thác gỗ, những sản vật từ rừng. Ngành học này đào tạo kỹ sư có kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các kỹ năng cần thiết thuộc lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản, có đủ đức, tài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tại sao nên học ngành công nghệ chế biến lâm sản
Nhu cầu của ngành công nghệ chế biến lâm sản
Đây là ngành tỷ lệ 100% có việc làm với mức thu nhập ổn định trong đó 90% có việc làm đúng chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan đến đồ gỗ. Hiện nay, tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực ngành chế biến lâm sản vẫn đang tiếp tục diễn ra khi quy mô đào tạo 200 kỹ sư tốt nghiệp trên cả nước so với nhu cầu tuyển dụng hơn 30.000 kỹ sư đúng chuyên môn mỗi năm từ 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ trên phạm vi cả nước.
Mức lương ngành Công nghệ chế biến lâm sản
Mức lương trong ngành Công nghệ chế biến lâm sản sẽ căn cứ vào trình độ chuyên môn cũng như số năm kinh nghiệm, cụ thể:
Đối với sinh viên mới ra trường làm việc tại các doanh nghiệp, công ty mức lương ban đầu sẽ rơi vào khoảng từ 3 – 4 triệu/tháng.
Đối với những kỹ sư có trình độ kinh nghiệm lâu năm mức lương vào khoảng từ 7 – 15 triệu.
Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực kỹ sư lâm nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu hụt. Chính vì vậy, cơ hội việc làm là vô cùng thuận lợi đối với những bạn sinh viên đang theo học ngành này.
Học ngành công nghệ chế biến lâm sản là học gì ?
chế biến lâm sản gồm: khoa học gỗ, công nghệ xẻ gỗ, công nghệ sấy gỗ, công nghệ bảo quản gỗ và lâm sản, thiết kế sản phẩm gỗ, công nghệ đồ gỗ, công nghệ vật liệu gỗ, máy và thiết bị chế biến gỗ, công nghệ tự động hoá trong chế biến gỗ, công nghệ chế biến hoá học gỗ…
Ngành học giúp sinh viên nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản.
Kỹ năng
Nhận biết cây rừng; nhận diện mặt gỗ; Chọn gỗ và nguyên liệu cho sản xuất chế biến lâm sản;
Kiểm tra, đánh giá tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ;
Có kỹ năng đọc bản vẽ; hướng dẫn, giám sát thi công trong chế biến lâm sản;
Có kỹ năng trong bảo dưỡng, điều chỉnh, vận hành máy móc, thiết bị chế biến lâm sản;
Có tay nghề trong chế biến lâm sản như sấy gỗ; xẻ gỗ; sản xuất đồ mộc;
Thành thạo vẽ kỹ thuật, thiết kế đồ họa và bóc tách bản vẽ sản xuất đồ gỗ, kỹ năng tính toán, thành thạo thao tác trên máy vi tính mà chuyên ngành đòi hỏi bắt buộc;
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản và thi công các công trình xây dựng gỗ;
Giao tiếp xã hội và làm việc nhóm tốt; sử dụng tin học và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.
Sinh viên học công nghệ chế biến lâm sản ra trường làm gì?
Những người làm trong ngành chế biến lâm sản được gọi là những kỹ sư chế biến lâm sản, làm việc tại các phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra chất lượng, các xưởng sản xuất của nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản… Họ có nhiệm vụ lập kế hoạch, hướng dẫn và điều hành sản xuất. Họ là những người am hiểu về cơ khí kỹ thuật, công nghệ, đây là vị trí không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực chế biến lâm sản. Sau khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại:
Viện điều tra quy hoạch rừng;
Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam;
Trung tâm phát triển công nghệ lâm sản;
Trung tâm môi trường là lâm sinh nhiệt đới;
Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam;
Tổng công ty Giấy Việt Nam;
Các doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước hoạt động trong lĩnh vực lâm sản như: Công ty lâm sản, Công ty chế biến lâm sản xuất khẩu,
Công ty thương mại lâm sản, Công ty xuất khẩu lâm sản mỹ nghệ;
Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong lĩnh vực chế biến lâm sản.
Những vị trí công việc có thể đảm nhận
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản và thi công các công trình xây dựng gỗ;
Giao tiếp xã hội và làm việc nhóm tốt; sử dụng tin học và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.aVị trí làm việc của kỹ sư sau khi tốt nghiệp:
Nhân viên kỹ thuật: Phụ trách về mặt công nghệ, chịu trách nhiệm đảm bảo các thông số kỹ thuật của sản phẩm, đảm bảo sự hoạt động xuyên suốt của dây chuyền sản xuất. Hướng dẫn các thao tác vận hành và sử dụng máy móc chế biến gỗ. Đảm nhận các vị trí kỹ thuật viên, tổ trưởng, quản đốc của các doanh nghiệp chế biến lâm sản.
Nhân viên thiết kế: Phụ trách về mảng tạo hình, mẫu mã sản phẩm, tính toán giá thành, cường độ, xây dựng kết cấu sản phẩm. Chịu trách nhiệm về kiểu dáng, đưa ra các ý tưởng sản phẩm. Tạo lập các bản vẽ thi công sản phẩm và hướng dẫn lắp đặt. Tư vấn về lắp đặt và thi công đồ gỗ và các công trình nội thất liên quan.
Nhà quản lý: Xây dựng phương án, lên kế hoạch công việc, điều chỉnh, phân công nhân sự tới các khâu tương ứng. Đảm bảo sự lưu thông của dòng công việc, phân bổ hợp lý lực lượng. Kiểm soát, theo dõi, giám sát hoạt động của công nhân và các nhân viên cấp dưới. Các vị trí việc làm tương ứng như: giám đốc phân xưởng, quản đốc nhà máy…
Nhân viên theo dỏi hoạt động sản xuất: Tiến hành theo dõi hoạt động trực tiếp của dây chuyền, đánh giá năng lực sản xuất, kiểm soát số lượng sản phẩm… để làm tiền đề xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho các khâu tiếp theo. Các vị trí việc làm tương ứng, bao gồm: nhân viên kế hoạch, nhân viên thống kê,…
Nhân viên kiểm soát chất lượng (QA/QC): Chịu tránh nhiệm về xây dựng tiêu chuẩn, kiểm soát, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đảm
bảo sản phẩm hoàn thiện đạt được các tiêu chuẩn công nghệ ban đầu đặt ra, đáp ứng các yêu cầu của thị trường, khách hàng trong và ngoài nước.
Cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý tại các cơ quan nhà nước liên quan đến các lĩnh vực lâm nghiệp và chế biến lâm sản;
Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường ĐH, trường dạy nghề, Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công nghệ chế biến gỗ;
Cán bộ công tác tại các tổ chức KT-XH hoạt động liên quan đến các dự án về sản phẩm gỗ, Lâm sản ngoài gỗ và bảo vệ Môi trường.
Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ chế biến lâm sản
Để học tập và thành công trong ngành Công nghệ chế biến lâm sản, bạn cần có những tố chất sau:
Yêu thiên nhiên, yêu rừng và giới động vật nói chung.
Có khả năng làm việc trong cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực.
Có khả năng làm việc theo nhóm.
Năng động, yêu thích sự tìm tòi, khám phá tự nhiên.
Có sức khoẻ tốt, kiên trì và trung thực.
Giỏi ngoại ngữ và tin học.
Các trường đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản
Hiện ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản sau:
– Khu vực miền Bắc:
Đại học Lâm Nghiệp
– Khu vực miền Trung:
Đại học Nông lâm – Đại học Huế
– Khu vực miền Nam:
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Đại học Nông lâm TP. HCM
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành chế biến lâm sản do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình nhé!