Lò nướng là một trong những vật dụng quen thuộc trong nhà bếp của nhiều gia đình. Lò nướng tiện dụng, giúp ít rất nhiều cho công việc nội trợ của bạn, khiến chúng trở nên thỏa mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta đã sử dụng đúng và lựa chọn được loại lò phù hợp với công năng sử dụng chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần thiết để sử việc sử dụng lò mang lại hiệu quả tốt nhất.
Kinh nghiệm chọn mua lò nướng
Nhu cầu sử dụng của gia đình
Xác định rõ ràng nhu cầu sử dụng của gia đình là cách giúp bạn có thể đưa ra quyết định mua đúng đắn nhất.
Vì vậy, trước khi mua, bạn nên cân nhắc lò nướng vào mục đích gì? Nướng trong nhà hay ngoài trời? Sử dụng cho các bữa ăn hằng ngay hay vào những buổi tiệc lớn?. Bởi, lò nướng trong nhà thường là các dòng sản phẩm có kích thước gọn nhẹ, âm tủ hay hạn chế đóng mở cửa lò nếu không cần thiết. Ngược lại, những lò nướng ngoài trời có kích thước khá lớn, có thể di chuyển linh hoạt theo ý thích.
Dung tích lò nướng
Tùy vào nhu cầu nướng và số lượng thành viên gia đình mà bạn nên chọn lò nướng có dung tích lớn hoặc nhỏ. Cụ thể:
- Dung tích nhỏ, từ 20 – 35 lít: Phù hợp với gia đình có ít người, không gian bếp nhỏ.
- Dung tích phổ thông, từ 30 – 35 lít: Gia đình có 3 – 4 người.
- Dung tích từ 35 – 50 lít: Gia đình đông thành viên.
- Dung tích từ 45 – 50 lít: Thường xuyên nướng bánh.
Lưu ý, lò có dung tích lớn giúp bạn nướng nhiều thực phẩm hơn nhưng cũng tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Xuất xứ, thương hiệu
Lò nướng là một trong những mặt hàng gia dụng bán khá chạy. Vì vậy, hiện nay trên thị trường có không ít sản phẩm nhái giả, kém chất lượng nhưng có thiết kế mẫu mã không khác gì lò nướng chính hãng.
Việc sử dụng lò nướng kém chất lượng trong thời gian dài gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, lò nhanh hư hỏng, tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hoặc thay mới. Do đó, để tiết kiệm ngân sách cũng như đảm bảo sức khỏe cho gia đình, bạn nên lựa chọn các thương hiệu uy tín, có tiếng như: Panasonic, Sharp, Comet, Electrolux, Kitchenlux, Sunhouse, Pensonic, Philips, Tefal, Teka…
Lưu ý, bạn nên mua sản phẩm tại các địa chỉ, đại lý bán hàng chính hãng nhằm đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, mua đúng giá niêm yết và trải nghiệm những ưu đãi, chính sách hậu mãi hấp dẫn.
Các chức năng
Một chiếc lò nướng thường có các chức năng sau:
- Điều chỉnh nhiệt độ: Người dùng có thể điều chỉnh nhiệt độ khi nướng nhiều loại thực phẩm khác nhau.
- Cửa kính cách nhiệt, cách điện 2 lớp: Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhất là những gia đình có trẻ em.
- Đèn chiếu sáng (tùy từng model, thương hiệu): Một số lò nướng được tích hợp đèn chiếu sáng bên trong, giúp bạn dễ dàng quan sát quá trình nướng thực phảm bên trong, nhất là vào ban đêm.
- Hẹn giờ: Cho phép người dùng cài đặt thời gian nướng thức ăn (0 – 60 phút). Sau thời gian cài đặt, lò nướng sẽ tự động tắt, phù hợp với những bà nội trợ bận rộn, phải làm nhiều việc cùng lúc.
Thiết kế
Với những gian bếp nhỏ, bạn nên lựa chọn lò nướng có thiết kế đơn giản hay những loại âm tủ để giảm bớt diện tích và giúp không gian trở nên thông thoáng hơn. Trường hợp không gian bếp rộng rãi, bạn có thể lựa chọn các dòng sản phẩm có thiết kế cầu kỳ và dung tích lớn hơn.
Bên cạnh đó, chất liệu của lò nướng cũng rất quan trọng, cần đặc biệt lưu tâm. Theo đó, bạn nên chọn lò nướng có vỏ ngoài và khoang bên trong bóng mịn, không bong tróc hay méo mó. Các đinh vít chắc chắn, không bị gỉ sét. Thanh điện trở được lắp đặt đúng vị trí, không bị vướng khi đặt thức ăn vào.
Công suất
Công suất là yếu tố quyết định đến thời gian nướng chín thực phẩm nhanh hay chậm. Lò nướng có công suất càng cao thì thời gian nướng chín thực phẩm càng nhanh, càng giòn. Tuy nhiên, do công suất và dung tích tỉ lệ thuận với dung tích nên bạn cần suy xét kỹ. Lò nướng có dung tích lớn thương hao điện nhưng bù lại có thể nướng nhiều thực phẩm cùng một lúc.
Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ nhu cầu sử dụng của gia đình trước khi chọn mua
Các mức công suất phổ biến:
- Lò nướng có dung tích dưới 25 lít: Công suất khoảng 1300 – 1400W.
- Lò nướng có dung tích 25 – 35 lít: Công suất khoảng 1500 – 1800W.
- Lò nướng có dung tích 45 – 50 lít: Công suất khoảng 2000W.
Chọn mua lò nướng theo giá tiền
Với sự đa dạng mức giá như hiện nay, không khó để bạn sở hữu một chiếc lò nướng từ đơn giản đến đầy đủ tiện nghi và phù hợp với túi tiền.
Giá lò nướng trên thị trường được chia thành 3 phân khúc:
- Phổ thông (dưới 800.000 VNĐ): Là mức giá phù hợp với hầu hết điều kiện tài chính của nhiều gia đình. Với giá tiền này, lò nướng thường có thiết kế đơn giản, không bắt mắt nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các chức năng cơ bản.
- Tầm trung (800.000 – 2.000.000 VNĐ): Lò nướng có thiết kế tỉ mỉ cũng như tích hợp nhiều chức năng thông minh, chế độ nướng hơn.
- Cao cấp (trên 2.000.000 VNĐ): Thuộc dòng sản phẩm cao cấp, hiện đại, thiết kế sang trọng, chất liệu siêu bền, phù hợp với những gia đình dư giả.
Nên mua lò nướng loại nào tốt?
Lò nướng thùng | Lò nướng âm tủ | Lò nướng thủy tinh | |
Ưu điểm |
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
|
[mo_product_listing id=7]
Nguồn gốc và lịch sử phát triển Lò Nướng
Lò nướng xuất hiện từ bao giờ?
Từ xa xưa người ta đã biết tạo ra những chiếc bánh nướng thơm lừng để ăn nhằm tạo thêm nhiều hương vị và sự mới lạ cho món ăn hàng ngày. Ngoài ra, những chiếc lò nướng còn có tác dụng sấy khô thực phẩm để cất trữ và sưởi ấm cho ngôi nhà của họ. Theo nhiều nguồn thông tin, lò nướng có lịch sử phát triển lâu đời, do kế thừa những nguyên lý hoạt động từ chiếc lò nguyên thủy của Ai Cập cổ đại.
Nguyên lý hoạt động của chiếc lò cổ xưa này chính là nhờ vào sức nóng của vật dụng tạo nhiệt và dòng điện để tạo nhiệt. Nhờ vào hai yếu tố đã có từ ngày trước mà các nhà sáng chế ra lò nướng đã dần thay đổi và hoàn thiện những chiếc lò hiện đại như ngày nay.
Các bước phát triển của lò nướng
Chiếc lò nướng xem như là thuộc vào thế hệ đầu tiên được tìm thấy ở Trung Âu, có niên đại cách ngày nay khoảng 29.000 năm TCN. Đây là sản phẩm lò có diện tích lớn, có thể phục vụ cho nhu cầu của cả thị trấn hoặc 1 lâu đài. Chúng có chức năng chiên, hấp chín đồ ăn.
Lò nướng Aga – một phát hiện ở Croatia vào năm 2014 được các nhà nghiên cứu đánh giá là thiết bị lò có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới với niên đại 6.500 năm. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, ở Ukraine vào 20.000 BC, cách làm lò của dân cư thời kỳ đã biết đào hố phủ than nóng, phủ lớp bụi dày. Sau đó bọc lá cho thực phẩm đặt lên rồi phủ một lớp đất khác lên mặt, làm chín thức ăn bằng hơi nóng bên trong.
Đến thời kỳ Mezhirich, lò dùng để nấu ăn và sưởi ấm không còn xa lạ, chúng xuất hiện trong mỗi ngôi nhà xương voi của ma mút. Nền văn hóa thuộc trước triều đại Ai Cập và thung lũng Indus cũng gắn liền những chiếc lò nướng.
Cách ngày nay 3200 năm TCN, trên khu định cư ở khắp thung lũng Indus những ngôi nhà gạch bùn đều làm 1 cái lò dùng nấu ăn. Lò nướng nung cũng xuất hiện khoảng 5000 – 4000 năm TCN ở nền văn minh của trước triều đại Ai Cập dùng để làm gốm. Và Đến Hy Lạp, họ đã biết sử dụng lò làm ra bánh mỳ – một phát minh được toàn nhân loại công nhận và sử dụng cho đến ngày nay.
Năm 1490, tại Pháp có chiếc lò nướng đầu tiên được xây dựng bằng gạch và ngói. Năm 1735, lò Castrol hay còn gọi là bếp đun củi, bếp hầm được phát minh bởi François Cuvilliés. Đến năm 1800, Count Rumford phát minh ra lò bằng sắt.
Vào năm 1896, William Hadaway làm ra sản phẩm lò chạy bằng điện đầu tiên, sản phẩm có tên Westinghouse và được cấp bằng sáng chế. Năm 1900, các phát minh lò nướng chạy bằng điện dần ra đời, nhưng phải đến 1920 mới được ứng dụng và nổi bật.
Đặc điểm cấu tạo của lò nướng
Nhìn chung, dù thiết kế đa dạng nhưng các loại lò nướng đều có chung đặc điểm cấu tạo gồm:
- Bảng điều khiển: Đây là nơi trung tâm nắm quyền điều khiển hoạt động của lò. Tùy vào món nướng mà lựa chọn chức năng và nhiệt lượng phù hợp để thực phẩm không quá khô hoặc quá cháy làm mất đi hương vị vốn có. Tùy theo thiết kế mà bản điều khiển được làm theo kiểu nút vặn hoặc theo kiểu cảm bấm cảm ứng.
- Tay nắm: Nằm ở cửa lò, có thiết kế lồi lên giúp dễ cầm nắm mở cửa lò trong quá trình sử dụng.
- Cửa lò: Là bên ngoài lò, có tác nắp đậy giúp giữ kín thực phẩm bên trong, cửa lò được sử dụng chất liệu cách nhiệt tốt để tránh gây bỏng cho người sử dụng.
- Khoang lò: đây là khu vực chịu nhiệt độ cao do vậy được sử dụng chất liệu bền, không bị gỉ sét và có tác dụng cách nhiệt, giữ nhiệt tốt.
- Khóa trẻ em: Nút khóa này giúp cho chúng ta bảo vệ an toàn cho các bé tránh việc các bé tự mở lò trong quá trình đang sử dụng có thể dẫn đến nhiều rủi ro đáng tiếc.
- Khay hứng mỡ: được đặt phía dưới bên trong khoang lò. Chiếc khay này cũng được làm bằng chất liệu chịu nhiệt tốt. Chúng có tác dụng hứng đựng phần nước mỡ của thực phẩm chảy xuống trong quá trình nướng.
- Vỉ nướng: được làm bằng chất liệu chịu nhiệt tốt, là nơi đặt thực phẩm để nướng.
- Đèn lò nướng: giúp chúng ta thấy được thực quá trình nấu của thực phẩm bên trong lò.
- Quạt: Giúp tản đều nhiệt lượng bên trong lò giúp quá thực phẩm được chín đều mọi mặt và nhanh hơn.
- Thanh tản nhiệt: được gắn ở các vị trí như phía trên của đỉnh lò, trong lò (gần quạt), phía dưới lò. Theo mẫu thiết kế mà thanh tản nhiệt có thể được uốn công hoặc để thẳng. Hoạt động của thanh tản nhiệt tùy vào chức năng sử dụng để đưa ra lượng nhiệt phù hợp nhất.
Phân loại lò nướng
Bên cạnh lò nướng điện chúng ta vẫn thường sử dụng còn có lò nướng bằng ga. Tuy nhiên, bởi không tiện dụng bằng lò nướng điện nên loại lò nướng ga ít được sử dụng, trừ những trường hợp dã ngoại, du lịch… Tuy mặt hàng này đa dạng là thế, nhưng chúng ta có thể phân chúng thành hai loại nhờ vào đặc điểm thiết kế của chúng đó là lò âm tủ và lò để bàn.
Kiểu lò nướng âm tủ
Bạn có thể hình dung nó giống với các loại tủ âm tường hoặc các thiết kế âm khác. Có nghĩa, khi nhìn vào bạn chỉ thấy mặt cửa trước cửa lò nướng, phần còn lại đểu nằm sâu vào bên phần tủ bếp giúp cho không gian phòng bếp thông thoáng, gọn gàng. Hiện nay, kiểu tủ này rất được ưa chuộng vì hiệu quả thẩm mỹ mà nó mang lại.
Ngoài ưu điểm tiết kiệm diện tích bề mặt, lò nướng âm tủ còn có ưu điểm là nhiệt độ ổn định, tiện ích khi sử dụng. Những thực phẩm nướng ở những loại lò này sẽ cho ra thành phẩm chín vàng, đẹp mắt vì nhiệt độ lò nướng ở mức cao và được duy trì ổn định.
Tuy nhiên loại lò âm tủ này có mức giá cao hơn các loại lò nướng khác và chỉ phù hợp lắp đặt ở những gian bếp rộng, nhất là những kiểu bếp thiết kế dựa trên kiến trúc Châu Âu. Ngoài ra, nếu muốn di chuyển loại lò này đến vị trí khác cũng khá là rắc rối.
Kiểu lò nướng để bàn
Ưu điểm của những loại lò nướng để bàn có thiết kế nhỏ gọn hơn là nướng âm tủ và bạn có thể đặt và di chuyển nó đến đâu bạn muốn một cách dễ dàng. Ngoài ra, mức giá dành mua loại lò này cũng khá rẻ, phù hợp với nhiều gia đình.
Tuy nhiên, nhược điểm nó là độ bền không cao. Ngoài ra, nhiệt độ nướng của nó cũng không đồng đều, thực phẩm sau khi ra lò sẽ không đạt chất lượng bằng nướng lò âm tủ. Có thể chia lò để bàn thành 3 loại như sau:
- Lò Toaster Oven: có khoang lò nhỏ, dung tích đạt từ 8 – 10 Lít.
- Lò Convention: có dung tích nằm trong khoảng 20 – 40 lít (tùy loại). Đây là loại lò có nhiều chức năng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình và được bày bán nhiều trên thị trường.
- Lò Convection Oven: khá giống với loại lò Convention nhưng có thiết kế thêm quạt đối lưu giúp thức ăn được chín đều và nhanh hơn.
Nguyên lý hoạt động của lò nướng
Các thanh nhiệt được gắn ở 3 mặt lò nướng giúp tạo nhiệt lượng giúp làm chín thực phẩm. Do vậy, tùy từng món ăn mà bạn vận hành bộ phận điều khiển phù hợp để vận hành số thanh nhiệt này, giúp tiết kiệm điện và tạo ra món ăn đạt chất lượng nhất.
Bạn nên lựa chọn một chiếc lò nướng có quạt đối lưu để mua. Bởi nhiệm vụ của quạt đối lưu khá quan trọng, chúng giúp tản đều nhiệt giúp thực phẩm chín nhanh, chín đều. Nếu nướng cùng một loại thực phẩm, lò nướng có quạt đối lưu bao giờ cũng được người nấu chỉnh nhiệt lượng thấp hơn so với loại lò không thiết kế quạt. Dung tích của các loại lò có quạt đối lưu thường lớn hơn các loại lò khác, vì vậy có thể một lúc nướng nhiều loại thực phẩm và các loại thực phẩm có kích thước lớn.
Cách dùng lò nướng
Điều đầu tiên là bạn phải lựa chọn loại lò nướng phù hợp, đúng với nhu cầu và mục đích sử dụng lâu dài của gia đình. Sau khi lựa chọn loại lò nướng thích hợp, đúng số tiền cho phép, bạn nên gắn (đối với lò nướng âm tủ), đặt (đối với lò nướng để bàn) ở vị trí thích hợp. Vị trí đặt thích hợp nhất không những đảm bảo quanh cảnh cho gian bếp mà còn thuận tiện với người sử dụng và đảm b ảo các thao tác sử dụng dễ dàng.
Khi sử dụng, loại lò nướng sử dụng nhiệt điện thì trước khi nướng 10 phút nên khởi động máy và đặt nhiệt độ nướng theo yêu cầu trước khi cho thực phẩm vào. Nếu lò sử dụng nhiệt ga thì nên đợi phần lửa xanh đều mới sử dụng nướng thực phẩm.
Sử dụng bộ điều khiển đúng quy định về nhiệt lượng cho mỗi loại không những giúp bạn tiết kiệm nhiệt lượng, thực phẩm nướng đúng nhiệt lượng cũng sẽ ngon hơn. Sau khi sử dụng lò, bạn đừng quên vệ sinh sạch sẽ ngày để tránh các vết bẩn bám lâu ngày gây hỏng hóc và tạo ra các vết bám khó chùi rửa.
Bạn không nên đặt lò nướng gần những vật dụng cháy, nổ và rút rời phích cắm nếu không sử dụng. Ngoài ra, hãy hạn chế việc mở nắp khi đang nướng thực phẩm để tiết kiệm điện và tránh các rủi ro khác.
Một số sản lò nướng giá rẻ
[mo_product_listing id=7]Lò Nướng Điện Sunhouse SHD4206 (10L)
- Dung tích: 10L
- Công suất: 800W
- Sản phẩm này có kích thước 408 x 302 x 237 mm
- Công nghệ nướng Halogen tiết kiệm điện năng
- Thanh nướng kép – Truyền nhiệt nhanh, nướng chín đều
- Hẹn giờ & Điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt
- Giá để thực phẩm bằng thép không gỉ, an toàn cho sức khỏe
- Điều khiển bằng núm xoay dễ dàng, tiện lợi
Lò Nướng Sunhouse SHD4222 (22L)
- Công suất: 1380W
- 6 chế độ nướng
- Điều khiển bằng núm xoay
- Thanh nướng kép inox truyền nhiệt siêu nhanh
- Hẹn giờ và điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt
Lò nướng điện đa năng 16 lít Comet CM6512
- Loại lò: Lò nướng điện thùng
- Dung tích lò: 16 lít
- Công suất nướng: 1000W
- Chức năng: Nướng, hâm, rã đông
- Chế độ hoạt động: Nướng cả trên và dưới
- Công nghệ làm nóng: Thanh điện trở
- Mức điều chỉnh nhiệt độ: 100-250 độ C
Một chiếc lờ nướng trong gian bếp giúp ích rất nhiều trong việc tạo ra những món ăn ngon và tiết kiệm rất nhiều công sức phải không? Nếu bạn bạn có ý định sử dụng sản phẩm hãy lựa chọn những thương hiệu uy tín để đảm bảo độ bền và độ an toàn trong quá trình sử dụng sản phẩm.