Digital Marketing là một khái niệm đang dần trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn làm về Marketing, kinh doanh và Công nghệ thông tin. Dù bạn là một trong số các Marketers truyền thống hay bạn là người mới hoàn toàn đang muốn tìm hiểu và đi sâu hơn về mảng Digital này thì bạn nên biết là sẽ có những khó khăn gì và nên ứng phó thế nào để có thể làm tốt hơn. Dưới đây là tổng quan những kiến thức liên quan đến Digital, hãy cùng theo dõi nhé!
Digital marketing là gì?
Digital Marketing
Đầu tiên chúng ta đến với định nghĩa về digital marketing, thứ mà nhiều người đang cảm thấy mơ hồ, thậm chí những người đang làm về digital cũng chưa hiểu một cách đúng nhất về định nghĩa này.
Digital Marketing( Tiếp thị kỹ thuật số) là một thuật ngữ chỉ việc xây dựng nhận thức và quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm dựa trên nền tảng kỹ thuật số.
Lợi ích khi sử dụng Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là một phần quan trọng trong tổng thể chiến lược Marketing. Cùng với marketing truyền thống, Digital Marketing đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa người dùng và doanh nghiệp. Không chỉ vậy, Digital Marketing đã và đang là thế mạnh cho hầu hết các doanh nghiệp và chiếm một lượng ngân sách không hề nhỏ trong chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh của Digital Marketing không làm biến mất sự hiện diện của Marketing truyền thống mà nó còn khắc phục được những điểm hạn chế trước đây, chứng tỏ những ưu thế vượt trội so với Marketing truyền thống trong nhiều mặt như:
Tính thuận tiện
Trong thời đại tất cả mọi người coi Google giống như kim chỉ nan cho hành động của mình, thì digital marketing được xem như là chìa khóa duy nhất để giúp doanh nghiệp bán được hàng. Với Digital Marketing, các doanh nghiệp có thể hoạt động 24/7 mà không phải bận tâm quá nhiều đến vấn đề thời gian. Bên cạnh đó, khách hàng cảm thấy thuận tiện hơn khi họ có thể đặt hàng trực tuyến hay có thể tìm đến cửa hàng bất cứ khi nào và ở đâu để mua hàng, tìm mẫu mã mới, đọc các review về sản phẩm hay trao đổi với bạn bè về sản phẩm.
Chi phí khởi điểm thấp
Với việc sử dụng phương pháp phổ biến của Marketing truyền thống (quảng cáo trên truyền hình, tổ chức sự kiện, biển hiệu, báo đài, tạp chí, tờ rơi, thư tín, gọi điện hay thậm chí là chào bán, giới thiệu sản phẩm trực tiếp) để marketing cho các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp đó phải có ngân sách lớn, chi phí có thể lên đến hàng chục tỷ đồng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên chi phí làm Digital Marketing thấp hơn nhiều so với truyền thống, nó sẽ giúp các doanh nghiệp bắt đầu quảng cáo online mà không cần bận tâm đến vấn đề chi phí ban đầu, bởi vì các nhà quảng cáo không yêu cầu các doanh nghiệp phải ký một hợp đồng giá trị lớn nào thì mới có thể phục vụ doanh nghiệp, không phải đóng phí thuê mặt bằng hay bảo trì. Bản thân doanh nghiệp có quyền quyết định cách thức tiếp cận, chi phí cho từng chiến dịch là bao nhiêu và trong khoảng thời gian bao lâu. Tất cả các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc và các nền tảng kênh xã hội như Facebook, Pinterest, Instagram đều đưa ra những giá thầu linh động để mọi doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo tùy vào việc quản lý ngân sách của họ.
Tiếp cận nhanh chóng, rộng và sâu hơn
Tiếp cận nhanh chóng: Với việc truyền thông trên website, email và các kênh truyền thông xã hội cho phép tin nhắn của doanh nghiệp được chia sẻ vô cùng nhanh chóng.
Tiếp cận rộng: Doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên một phạm vi rộng lớn bigdata. Bigdata là số lượng cực lớn về dữ liệu người dùng (hồ sơ khách hàng, âm thanh, hình ảnh, văn bản) mà nền quảng cáo trực tuyến (google, facebook…) thu thập dữ liệu người dùng thông qua khai báo hoặc lịch sử hoạt động người dùng.
Do đó, khách hàng có thể nhìn thấy doanh nghiệp ở bất cứ đâu trên thế giới từ một chiến dịch tiếp thị, doanh nghiệp cũng có thể bán hàng cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào mà không cần mở cửa hàng ở nơi đó, mở rộng thị trường mục tiêu, tổ chức hình thức kinh doanh xuất khẩu mà không cần xây dựng mạng lưới kênh phân phối ở các quốc gia khác.
Trong khi đó chi phí để làm điều này bằng cách sử dụng phương pháp truyền thống khá là đáng kể. Vì vậy, tối ưu hóa các từ khóa tìm kiếm nội dung trong website giúp doanh nghiệp nhận được nhiều giá trị lâu dài, với chi phí bỏ ra tương đối thấp để duy trì thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Tiếp cận sâu: Có bao giờ bạn đặt câu hỏi “Tại sao quảng cáo Facebook của một fanpage nào đó tình cờ hiện trên News Feed – nội dung nằm chính giữa trang chủ Facebook của bạn và thật trùng hợp đó là thứ mà bạn đang quan tâm không?”. Đó là bởi thông qua “dấu vết” mà người dùng để lại trên Internet (IP, cookies, trang web đã truy cập, hành vi sử dụng, thiết bị sử dụng, thông tin chủ động khai báo – như cung cấp thông tin cá nhân cho Facebook, Google…) các kênh quảng cáo trực tuyến hoàn toàn có thể giúp bạn tiếp cận tới từng người dùng cụ thể.
Khả năng đo lường hiệu quả
Với Marketing truyền thống, thật khó để theo dõi, đo lường chính xác hiệu quả quảng cáo hay thay đổi, nhưng Digital Marketing thì khác, nó có khả năng đo lường một cách dễ dàng và hiệu quả hơn với những công cụ phân tích kỹ thuật số (digital analytic tools). Các doanh nghiệp có thể đo lường chính xác được mức độ quan tâm của khách hàng tiềm năng đối với mỗi mẫu quảng cáo đó qua việc đánh giá chính xác số lượt người quan tâm, truy cập quảng cáo, số lượt tìm kiếm doanh nghiệp với từ khóa cụ thể. Bên cạnh đó các nhà quảng cáo còn tính được chi phí quảng cáo theo ngày đăng, vị trí.
Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể kiểm soát ngân sách quảng cáo của mình một cách tối đa, thay đổi hay điều chỉnh kịp thời chiến dịch. Thậm chí những công cụ này còn đo lường được hướng đi của người dùng như họ đến website của doanh nghiệp qua nguồn nào: trang Facebook hay tự tìm kiếm trên Google, họ được điều hướng đến đâu trong website của bạn, ở lại website của bạn bao lâu, nội dung họ đọc trên website của bạn.
Ngoài ra những công cụ này còn đo lường được độ chuyển đổi từ độc giả sang khách hàng bằng những thông số cụ thể, ngay cả khi lượng khách hàng tiềm năng bị giảm sút qua từng bước chúng ta cũng có thể thống kê để tìm ra quảng cáo cần phải tối ưu thêm ở khâu nào. Việc đo lường hiệu quả kinh doanh cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, các doanh nghiệp có thể tính toán được số tiền lãi thu về trên mỗi sản phẩm được bán ra sau khi trừ đi chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo và các chi phí khác.
Đây là ưu điểm mà marketing truyền thống không làm được và điều này khiến cho digital marketing trở thành một công cụ đắc lực cho các nhà làm marketing.
Nhắm đúng khách hàng mục tiêu
Việc nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu cho từng chiến dịch marketing là một trong những yêu cầu tiên quyết của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây không phải là việc dễ dàng, tuy nhiên khác với Marketing truyền thống, Digital Marketing có khả năng lựa chọn đối tượng để quảng cáo dựa trên dữ liệu khách hàng có sẵn – những nhu cầu thông tin người dùng, từ đó giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tới chính xác đối tượng có nhu cầu.
Dữ liệu này cũng có thể là do doanh nghiệp tự xây dựng hoặc được bên thứ ba cung cấp như Facebook, Google – nơi có khả năng tiếp cận và thu thập thông tin từ số lượng người dùng cực lớn. Tất cả các công cụ tìm kiếm và nền tảng kênh xã hội đều cung cấp những lựa chọn về nhân khẩu học (như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền…), về thói quen mua sắm, sở thích và hành vi cụ thể của hàng triệu người dùng. Ví dụ khi bạn dự định chạy quảng cáo trên Facebook, Facebook sẽ hỏi đối tượng khách hàng bạn muốn tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo này với những chọn lựa tiêu biểu như: địa điểm, tuổi, giới tính, ngôn ngữ, sở thích, hành vi và rất nhiều lựa chọn khác để xác định tệp khách hàng tối đa mà quảng cáo có thể tiếp cận đến.
Với sự trợ giúp đắc lực của Facebook, Google, các công ty công nghệ, các doanh nghiệp được phép chọn cách hiển thị quảng cáo của mình đến nhiều đối tượng. Đồng thời, có thể kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau trong việc sàng lọc đối tượng quảng cáo; thậm chí khi thêm hay bớt đi một tiêu chí, các doanh nghiệp có thể biết ngay số lượng người thỏa mãn điều kiện chọn lọc trong một khu vực nhất định.
Nhắm đúng khách hàng mục tiêu giúp cho chiến dịch marketing tăng hiệu quả gấp bội, cụ thể các doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, tiết kiệm chi phí tối đa, chọn đúng được khách hàng tiềm năng, xác định được độ lớn của thị trường một cách đơn giản và chi tiết.
Xây dựng mối quan hệ
Thông qua môi trường internet, các doanh nghiệp có thể dễ dàng trò chuyện, trao đổi với khách hàng của mình. Do khi tương tác với khách hàng, doanh nghiệp có thể thu thập ý kiến và thấu hiểu điều mà khách hàng mong muốn (insight), từ đó tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được mong muốn đó.
Khi khách hàng đã mua sản phẩm trực tuyến, bạn có thể bắt đầu mối quan hệ với họ bằng cách gửi một email tiếp theo để xác nhận giao dịch và gửi lời cảm ơn đến khách hàng. Việc thường xuyên gửi email cho khách hàng về những sản phẩm họ quan tâm, kèm theo những khuyến mãi/quà tặng đặc biệt mang tính dành riêng cho họ nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp và bền vững. Bạn cũng có thể mời khách hàng gửi đánh giá sản phẩm trên trang web. Hãy tạo dựng fanpage hoặc group trên facebook để truyền tải những thông tin và trực tiếp chăm sóc khách hàng, bởi đa phần người dùng đều muốn nhắn tin, bình luận qua trực tuyến trước khi họ gọi tới hotline hoặc phải đến trực tiếp cửa hàng để hỏi về một vấn đề đang thắc mắc.
Thực tế các doanh nghiệp rất ưa chuộng lợi ích của việc tạo mối quan hệ mà Digital Marketing mang lại. Bởi khả năng xác định khách hàng chính xác và tập trung quảng cáo với tần suất lớn, trên nhiều kênh một lúc với chi phí thấp. Hơn thế, doanh nghiệp có thể phân loại và đánh giá khả năng mua hàng của khách hàng thông qua việc tương tác của họ đối với các sản phẩm quảng cáo để tập trung nguồn lực cho nhóm đối tượng có tiềm năng mang lại doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp.
Tương tác hai hay nhiều chiều
Tương tác từ doanh nghiệp với khách hàng không chỉ khuyến khích khách hàng mua và sử dụng sản phẩm mà góp phần lớn giúp doanh nghiệp có được khách hàng trung thành sau này. Do khi tương tác với khách hàng, doanh nghiệp có thể thu thập ý kiến và thấu hiểu điều mà khách hàng mong muốn (insight), từ đó tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được mong muốn đó.
Hãy để khách hàng tự do tương tác và trao đổi quan điểm ý kiến của họ về sản phẩm của doanh nghiệp, như vậy khách hàng phần nào thấy phấn khích khi ý kiến đóng góp của mình được trân trọng. Từ đó họ sẽ yêu thích nhãn hàng, tăng uy tín cho thương hiệu.
Tính lan truyền nhanh
Viral marketing về bản chất là khuyến khích cá nhân lan truyền nội dung thông điệp tiếp thị mà doanh nghiệp gửi gắm. Có thể nói đây là ưu điểm lớn nhất của phương thức marketing dựa vào phương tiện kỹ thuật số. Digital Marketing bên cạnh việc giúp doanh nghiệp PR miễn phí còn tạo nên hiệu ứng đám đông, khiến cho nhiều người biết đến thương hiệu hay có chút thiện cảm cho thương hiệu của bạn. Ở một số sự kiện, người tham dự không chỉ thực hiện hành động chia sẻ trước khi sự kiện diễn ra mà ngay cả khi diễn ra sự kiện vẫn có thể đăng những dòng trạng thái, hình ảnh để chia sẻ cảm xúc của mình một cách chân thực nhất.
Có nhiều lựa chọn
Thông qua việc sử dụng nhiều công cụ khác nhau, cá nhân người dùng hoặc doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn loại hình cho mình sao cho phù hợp nhất.
Nhìn chung, Digital Marketing là một trong những cách tiếp thị phổ biến và hầu như được nhiều doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh online ngày nay sử dụng vì nó đem đến cho chúng ra nhiều lợi ích. Nó tạo ra một sân chơi bình đẳng cho bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể cạnh tranh với đối thủ của mình dù quy mô lớn hay nhỏ nhằm quảng bá sản phẩm tới khách hàng, loại bỏ các rào cản về địa lý, chi phí khởi điểm, kỹ thuật chuyên sâu, đồng thời giúp cho quá trình quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn nhiều lần nhờ việc phân vùng chuẩn khách hàng mục tiêu, từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá kết quả công việc được thuận lợi và chính xác hơn. Tuy nhiên Digital Marketing không đơn thuần chỉ có những ưu điểm mà nó là con dao hai lưỡi, vì vậy doanh nghiệp muốn thành công và đạt được hiệu quả khi đưa digital vào marketing đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng những điều kiện cần và đủ, bên cạnh đó phải nghiên cứu thật kỹ trước khi áp dụng cho thương hiệu của mình.
Digital marketing gồm những gì?
Chúng ta thường nhắc đến digital marketing với những kênh quảng cáo trực tuyến đắc lực như Facebook Ads, Google Ads hay các chiến dịch email marketing, affiliate marketing mà quên rằng bản chất của digital marketing là tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số.
Digital marketing bao gồm 2 kênh chính:
∎ Digital online marketing: gắn liền với internet /electronics
∎ Digital offline marketing: kênh offline gắn liền với thiết bị điện tử /electromechanical energy
Digital online marketing được gồm 7 hình thức chính
Email Marketing: Là cách tiếp cận, truyền đi một thông điệp thương mại (quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, thông tin, bán hàng….) cho một nhóm người thông qua email
SEO –Search engine optimization: Là những phương pháp tối ưu nhằm nâng cao thứ hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm của các ông cụ tìm kiếm, mà phổ biến nhất ở đây là Google.
Các phương pháp tối ưu website bao gồm:
■ Tối ưu SEO onpage( tối ưu về mặt từ khóa, nội dung cấu trúc bài viết theo chuẩn SEO)
■ SEO offpage ( xây dựng liên kết nội bộ, backlink)
Content Marketing: Là hình thức marketing dựa vào việc tiếp thị nội dung nhằm tạo và quảng bá nội dung với mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng.
SEM (Search Engine Marketing): Đưa website lên đầu trang kết quả tìm kiếm bằng cách trả tiền đấu thầu từ khóa. SEM bao gồm cả Google Ads, Google Display Network (GDN), Youtube Ads . Nói cách khác SEM là tổng hợp của nhiều phương pháp marketing với mục đích giúp website hoặc nội dung của bạn xuất hiện nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm.
SMM – Social Media Marketing: là hoạt động marketing được thực hiện trên cách kênh mạng xã hội (social). Bao gồm tất cả mọi thứ mà bạn có thể làm để làm kinh doanh trên các kênh truyền thông xã hội của bạn – từ Facebook, Instagram, Zalo và LinkedIn – tất cả các nơi mà bạn luôn kết nối với khách hàng trên phương diện thông tin xã hội.
PPC- Pay-per-click advertising: Là hình thức xuất hiện trên các trang tìm kiếm bằng hình thức trả phí. Chi phí cho mỗi khi có ai đó bấm vào quảng cáo được gọi là CPC (Cost Per Click). Với hình thức này bạn cần tối ưu sao cho chi phí bỏ ra trên mỗi lượt click là nhỏ nhất.
Affiliate Marketing( Tiếp thị liên kết): Là hình quảng bá sản phẩm dịch vụ. Trong đó nhà phân phối được gọi là Publisher sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp. Với mỗi đơn hàng thành công publisher sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Digital Offline Marketing
Còn về Digital Offline Marketing: là các kênh tiếp thị số không dùng internet: Tivi, bảng quảng cáo điện tử (LED), SMS, biển bảng sử dụng kỹ thuật số (bao gồm cả trong nhà và ngoài trời)
Với rất nhiều hình thức như vậy, thì để có thể triển khai kế hoạch digital marketing thì phải bắt đầu từ đâu. Chúng ta cùng đến với phần tiếp theo.
Cách triển khai chiến lược digital marketing
Chiến lược Digital Marketing thực chất cũng là 1 chiến lược marketing, nhưng nó tận dụng sức mạnh số để tối ưu hiệu quả – Với đặc thù có thể thu thập dữ liệu khách hàng và đo đạc kết quả, khả năng thực thi chiến lược digital marketing sẽ nhanh hơn, uyển chuyển hơn.
Mỗi doanh nghiệp có đặc trưng riêng, vậy nên chiến lược thực thi digital marketing cũng cần lập sao cho phù hợp, chứ không nhất thiết cần theo một khuôn mẫu nào. Tuy nhiên có 5 bước cơ bản để có thể lập nên một chiến lược digital marketing khá đầy đủ:
Xác định mục tiêu
Đầu tiên bạn cần xác định được chiến lược này lập lên nhằm mục đích gì: giúp lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ tăng độ nhận diện, hay chiến lược giúp tiếp cận những khách hàng mới, thu hút họ mua hàng, tăng trưởng doanh thu từ những khách hàng có sẵn…Hiểu rõ mục tiêu cần đạt được là bước đầu tiên để có thể hoàn thành một chiến lược digital marketing.
Định vị khách hàng mục tiêu
Bạn cần phải nghiên cứu và định vị được khách hàng mục tiêu cho chiến lược digital marketing của mình, để có thể đưa ra thông điệp phù hợp thu hút họ.
Điều quan trọng nhất cần làm ở đây là: Xác định được khách hàng là ai, đặc điểm chung của họ là gì. Chọn cho nhóm khách hàng này một cái tên, một hình ảnh đại diện, với tính cách và điểm đặc trưng.
Hiểu về thương hiệu
Lý do để khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh là gì? Trả lời được câu hỏi đó chúng ta xác định được đặc trưng của doanh nghiệp mình, từ đó truyền tải những điều đó trong thông điệp truyền thông của mình.
Hiểu về đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống bạn, có thể phân thành 2 nhóm:
– Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Những doanh nghiệp cung cấp cùng loại hình sản phẩm.
– Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những thương hiệu cung cấp sản phẩm khác nhưng giải quyết được vấn đề về địa điểm và ngân sách giống bạn.
Xác định những chỉ số đo lường
Xác định những chỉ số liên quan đến mục tiêu: views; engagement ; click to CTA; Lead.. để sau khi kết thúc, bạn có thể dễ dàng đánh giá được hướng đi của mình đã chính xác chưa. Việc này giúp cho việc đánh giá sau chiến dịch được hiệu quả và chính xác, biết rõ hướng đi đã đúng chưa, để có thể đưa ra kế hoach digital marketing tốt hơn trong tương lai.
Tìm khóa học Digital Marketing ở đâu? Có thể tự học không?
Digital Marketing là ngành đã phát triển vài năm trở lại đây. Tuy nhiên với hệ thống giáo dục chậm thay đổi ở các trường đại học, ngành này vẫn chưa được phổ cập chính thức trong chương trình. Sinh viên hoặc người học phải tìm đến các khóa học Digital Marketing ở bên ngoài hoặc tự học, tự tìm hiểu qua các tài liệu trên mạng.
Với đặc thù ngành khá rộng và vẫn luôn thay đổi, mở rộng mỗi ngày, rất khó có khóa học nào bao quát đầy đủ mọi kỹ năng trong ngành, nếu có cũng chỉ ở mức cực kỳ cơ bản, lý thuyết. Khi lên đến trình độ nâng cao, mỗi kỹ năng sẽ được chia thành các khóa học riêng biệt, học phí thường dao động 4 triệu – 10 triệu /khóa học Digital Marketing, thậm chí mỗi kỹ năng còn chia thành nhiều khóa với nhiều cấp độ khác nhau. Điều này đôi khi khiến các học viên mới vào ngành rất dễ choáng ngợp bởi vô số kiến thức và tốn kém chi phí bên cạnh đó.
Quá nhiều kiến thức khiến học viên đi học đã khó, tự học còn nhiều trắc trở hơn. Tuy nhiên, không việc gì là không thể, nếu bạn học đúng cách và có đủ sự kiên trì, cố gắng, mọi tài liệu gần như đều có đầy đủ trên Internet. Khởi đầu, hãy tìm cho mình một người giới thiệu để hướng dẫn hoặc một khóa học Digital Marketing cơ bản để có cái nhìn tổng quan ban đầu.
Từ những nền tảng đó, học viên sẽ hiểu được hướng đi mong muốn và tập trung tự học những kỹ năng cần thiết. Chỉ cần gõ vài chữ trên Google, mọi tài liệu cần thiết sẽ hiện ra, thậm chí có cả các bài giảng online, có thể tốn phí, nhưng chắc chắn vẫn ít tốn kém hơn các khóa học rất nhiều. Hành trình tự học Digital Marketing của bạn sẽ thuận lợi và được hệ thống khá tốt khi theo hướng này.
Top kỹ năng và hiểu biết cần có của Digital Marketer
Video
Có một thống kê chỉ ra rằng “Trong thời đại mà người dùng bị bủa vây bởi quá nhiều thông tin, mức độ tập trung của chúng ta giảm xuống khoảng 8,25 giây”. Vì vậy để thu hút được sự chú ý của người dùng online chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Các nghiên cứu đã cho thấy video giúp tăng lượng tương tác và tạo xếp hạng cao hơn trên Google. Bạn không cần trở thành video producer nhưng bạn có thể học cách tạo ra một video cơ bản. Hiểu cách viết kịch bản, sử dụng các nền tảng và apps để tạo ra video và các yếu tố ảnh hưởng của video sẽ là điểm cộng lớn cho bạn khi ứng tuyển cho công việc digital marketing.
SEO & SEM
Tìm kiếm online điều hướng quảng cáo digital. Bạn phải hiểu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và SEM (search engine marketing) nếu muốn làm việc trong ngành này. Bạn đừng cảm thấy quá lo lắng về sử dụng back-end. Hiểu về tầm quan trọng của SEO và cách ứng dụng của nó trong ngành còn quan trọng hơn rất nhiều. Đây là bước đầu tiên cảu bất cứ chiến dịch digital marketing hay quản trị nội dung nào. Hiểu cách SEO và SEM hoạt động và ảnh hưởng đến mục tiêu chung sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với những mảng còn lại của team digital mà không cảm thấy lạc lõng hay ở nhầm chỗ.
Content Marketing
Nội dung (Content) là cái thu hút và tương tác với khách hàng dù cho đó là website, video, social media hay blog. Nó có thể là bất cứ điều gì mà mọi người có thể tìm kiếm online: whitepapers, case studies, sách hướng dẫn và rất nhiều thứ khác nữa. Hiểu rõ các khía cạnh của content, cách tạo ra content, hiệu quả của nó và cách sử dụng tốt nhất sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức khổng lồ đủ để biết về bất cứ vai trò nào trong digital marketing. Bạn cũng cần tìm hiểu content nên được sử dụng như thế nào để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu bao gồm cả trên social media. Phụ thuộc vào trình độ công việc mà bạn tìm kiếm trong ngành digital marketing, bạn cũng sẽ phải biết về chiến lược nội dung và phương pháp đo lường.
Data & Phân tích dữ liệu
Google Analytics là công cụ phổ biến và quan trọng của digital marketing. Bạn có thể kiểm tra các báo cáo nhưng điều quan trọng hơn là cách sử dụng những thông tin bạn tìm được. Quản trị một dự án và áp dụng các kết quả tìm được dựa trên hành vi khách hàng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt hơn để tăng lượt chuyển đổi và điều hướng traffic. Thu thập và sử dụng data cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng vì những data thu thập được bởi doanh nghiệp giống như một mỏ vàng. Nó phải được phân tích kỹ lưỡng và chuyên sâu để thu thập và giữ chân khách hàng mới.
Design Thinking
Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa thành công trên nền tảng digital. Tư duy thiết kế (Design thinking) vô cùng quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp hiểu cách tương tác với khách hàng tốt nhất. Nhưng trước hết, hãy đảm bảo rằng trải nghiệm online của khách hàng dễ dàng, đơn giản và hiệu quả. Đó có thể bao gồm các trang online shopping, tiếp cận thông tin và một số điều khác công ty của bạn có thể cung cấp cho khách hàng bao gồm các ứng dụng cá nhân hóa.
Bạn phải có cái nhìn tổng quát hơn về kết quả những việc bạn đang thực hiện và dự đoán trước những vấn đề có thể xảy ra. Bạn cũng phải đề xuất những cải thiện dựa trên những dự đoán của mình và đảm bảo ý tưởng của bạn là khả thi.
Kiến thức về công nghệ
Công nghệ có ảnh hưởng vô cùng lớn trong thời đại số hiện nay. Để không “lạc quẻ” trong ngành, bạn phải hiểu rõ những công nghệ mới nhất được cập nhật và cách nó đang được sử dụng. Làm việc trong ngành luôn có sự đổi mới, bạn cũng cần phải thích nghi nhanh chóng với những cập nhật thay đổi và hoàn thiện bản marketing plan phù hợp với thời đại. Tôi tin rằng sử dụng công nghệ không phải vấn đề quá khó với bạn. Bất kể bạn muốn bắt đầu (hoặc kết thúc) ở bước nào trong sự nghiệp của mình, bạn vẫn nên biết về hệ thống mã hóa web và quản lý nội dung (CMS).
Hiểu cách tương tác
Hơn tất cả mọi thứ, bạn cần hiểu được cách tốt nhất để thu hút khách hàng là gì. Bạn sẽ cần sức thuyết phục cực kỳ lớn để có thể hình thành một chiến dịch giúp phát triển doanh nghiệp. Để có thể làm được điều đó bạn phải tìm ra điều gì đã giúp doanh nghiệp có được khách hàng như hôm nay và điều gì đã tạo nên sự cam kết và sự chuyển đổi đến mua hàng.
Tuy nhiên số lượng người theo dõi các trang mạng xã hội của bạn chưa bao giờ đủ để thể hiện kết quả công việc của bạn. Bạn cũng phải thuyết phục mọi người từ phía bên trong. Bạn sẽ phải thuyết phục nhóm của bạn, các bộ phận liên quan và đặc biệt là sếp rằng họ đang chi tiền cho điều xứng đáng. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ mọi công việc từ SEO đến content và công nghệ cũng phản hồi từ tất cả mọi người. Đó là cách tốt nhất để kế hoạch của bạn được thực hiện suôn sẻ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến digital marketing do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích về digital marketing nhé!
- Những lời chúc mừng sinh nhật chồng tình cảm và sâu sắc không nên bỏ lỡ
- Bộ sưu tập những bức ảnh ma khiến bạn mất ngủ cả đêm
- Planner là gì? Lộ trình phát triển nghề nghiệp như thế nào?
- Ống Hút Giấy – Tại sao nên sử dụng ống hút giấy để bảo vệ môi trường
- Nhà thơ Hàn Mạc Tử – Những sáng tác nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mạc Tử