CPS là gì? Khi nào nên sử dụng CPS?

Hiện nay, trong ngành Marketing có rất nhiều hình thức thanh toán quảng cáo được nhiều advertiser áp dụng như CPM, CPC, CPO,… Nhưng liệu bạn có biết “CPS là gì” không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến CPS qua bài viết dưới đây bạn nhé!

CPS là gì?

CPS là viết tắt của 1 từ tiếng Anh: Cost Per Sale, được hiểu là chi phí thanh toán quảng cáo cho mỗi một lượng mua. Người bán hàng nhận tiền theo hình thức COD hay chuyển khoản thẻ ngân hàng. Khách hàng mua hàng thành công sau khi thực hiện một số thao tác trên quảng cáo: Nhấp chuột, điền vào bảng thông tin đặt hàng, nhận hàng và thanh toán theo hình thức mong muốn.

CPS được xem là hình thức thanh toán tốt hơn nhiều so với các hình thức khác như CPC, CPM. CPS đảm bảo cho các đơn hàng được đặt mua và nhận tiền thành công mới thanh toán chi phí cho nhà quảng cáo. Chính vì thế, các nhà bán hàng sẽ phải trả một mức phí cao hơn so với những hình thức khác. CPS là giải pháp ổn định nhất cho mục tiêu quảng cáo thực tế là đơn hàng.

CPS là gì?

CPS được coi là sự giao thoa giữa CPA và CPO ở một mức độ cao và chắc chắn hơn:

Hình thức thanh toán CPA (Cost Per Action) sẽ trả phí quảng cáo cho mỗi hành động của khách hàng như 1 lần điền form đặt hàng, 1 lần đặt hàng, 1 lần đăng ký, 1 lần lưu thông tin. CPS nâng cao hơn ở điểm, nó chỉ trả phí cho 1 lượt đặt hàng và thanh toán thành công.

Tuy vậy CPO (Cost Per Order) thì lại khác, đây cũng là thanh toán chi phí quảng cáo cho 1 lần đặt hàng. Điểm khác biệt so với CPS là ở chỗ, CPO không bắt buộc người dùng thanh toán. Người dùng đặt hàng thành công, nhưng quyết định nhận hàng hay không là do họ. Chính vì vậy mà tỷ lệ giao hàng và thanh toán thành công của hình thức này không cao.

Những lợi thế không thể phủ nhận của CPS: Đem lại doanh số thực tế cho người bán hàng, giảm lượng mua ảo, phân loại khách hàng và có nguồn big data chính xác cho những chiến dịch tiếp theo.

Ưu và nhược điểm của CPS

Hiện nay, CPS được coi là hình thức tối ưu trên thị trường Marketing, nó cũng chứa những ưu – nhược điểm nhất định, hãy cùng tìm hiểu:

Ưu và nhược điểm của CPS

Ưu điểm: Nhiều nhà quảng cáo đánh giá đây là hình thức thanh toán mang tới lợi nhuận cao và có độ rủi ro thấp. Bạn chỉ thanh toán chi phí quảng cáo khi có đơn hàng thành công.

Nhược điểm: CPS cần một hệ thống đo lường chính xác, nếu không đáp ứng được nhu cầu này sẽ xuất hiện nhiều sai sót trong việc tính toán và trả phí cho các nhà quảng cáo.

Khi nào nên sử dụng CPS?

Nếu bạn chỉ có một số tiền nhỏ để chi phí vào việc quảng cáo và cần tận dụng mỗi đồng tiền bỏ ra thì CPS chính là dành cho bạn.

CPS và CPA giống nhau ở chỗ đều là cách thức đo lường chi phí quảng cáo cho mỗi đơn hàng – Đây là hành động mang tính quyết định của người dùng mà các doanh nghiệp đều mong muốn. CPS giúp đo lường cụ thể phần doanh số chính xác khi đầu tư ngân sách vào chiến dịch. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả của chiến lược marketing.

Những khái niệm liên quan đến CPS

CPA

CPA

CPA (Cost Per Action) là phương thức quảng cáo mà ở đó người thuê quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi đủ điều kiện, như hoàn thành mẩu đăng ký, tham gia sự kiện, tải phần mềm ứng dụng… sau khi click một banner được đặt tại trang liên kết.

CPM

Ưu và nhược điểm của CPS

CPM (Cost Per Mile ) – Đây là loại quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Website của bạn càng có nhiều người xem và số trang mà họ xem càng nhiều thì bạn càng được trả nhiều tiền. Công việc của bạn chỉ là đặt quảng cáo trên website, phát triển sao cho thật nhiều người biết đến website của bạn.

CPC

CPC

CPC (Cost Per Click) Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC) là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CPC cho bất kỳ quảng cáo nào đều do nhà quảng cáo xác định; một số nhà quảng cáo có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột so với các nhà quảng cáo khác, tùy vào thứ mà họ đang quảng cáo.

CPI

CPI (Cost Per Install) Thanh toán theo lượt cài đặt: Là hình thức hợp tác kinh doanh, trong đó Nhà cung cấp sẽ trả tiền khi có khách hàng thực hiện hành động tải và cài đặt ứng dụng,phần mềm hoặc các loại nội dung số khác thông qua link quảng bá của hệ thống.

CPI

Hình thức này có thể nói trước đây rất rất phổ biến luôn và chiếm phần lớn danh thu mmo là của nó cả.Với hình thức này thì có rất nhiều cách để phát triển nội dụng – niche site để chiến nó. Nếu bạn am hiểu về MMO thì chắc từng nghe qua Offer rồi chứ nhỉ, trước đây một số anh chị kiếm tiền qua việc cài đặt app với CPI rất cao và tiền thu lại con số rất khủng, đương nhiên là họ dùng thủ thuật chủ yếu.

Trên đây, dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những kiến thức liên quan đến CPS. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *