Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Cha Con Nghĩa Nặng – Hồ Biểu Chánh

Hồ Biểu Chánh (1884 – 1958), tên thật là Hồ Văn Trung. Ông để lại di sản văn học không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch. Tác phẩm Cha Con Nghĩa Nặng – Hồ Biểu Chánh Thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử và lòng hiếu thảo đồng thời khẳng định những tình cảm tốt đẹp này là bài học đạo lí muôn đời của nhân dân ta. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích đoạn trích trong chương trình mà chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Cha Con Nghĩa Nặng – Hồ Biểu Chánh

Bài văn phân tích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” số 1

Văn chương từ xưa đến nay ngợi ca rất nhiều về tình mẫu tử mà rất ít những tác phẩm viết về tình phụ tử. Với những trang viết vô cùng cảm động, nhà tiêu thuyết Hồ Biểu Chánh đã phần nào bổ khuyết vào khoảng trống đó của văn học. Cha con nghĩa nặng đã diễn tả thành công tình nghĩa cha con, một trong những tình cảm thiêng liêng cao quí nhất của con người.

Hồ Biểu Chánh có một vị trí đặc biệt trong nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam trong những năm đầu thể ki XX. Nếu ở Bắc Bộ Hoàng Ngọc Phách nổi tiếng với tiểu thuyết Tô Tám thì ở Nam Bộ Hồ Biểu Chánh được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt bởi sức sáng tạo dồi dào, phong phú với hàng loạt những tiểu thuyết có khuynh hướng tư tưởng trong sáng, tốt đẹp (đề cao cái thiện, cổ vũ cho sự cao quý của đạo lí hình dân truyền thống: Quý trọng sự thủy chung, lòng bao dung, ca ngợi sự trung thực, thằng ngay, dám hi sinh vì tín nghĩa,…).

Phải đặt mình vào tác phẩm của Hồ Biểu Chánh như Cha con nghĩa nặng vào nền văn xuôi nước nhà hồi đẩu thế kỉ mới có thể cảm nhận một cách đầy đủ những phẩm chất nghệ thuật của một ngòi bút tiểu thuyết giản dị, mộc mạc trong cách kể chuyện, ít gây-bất ngờ đột ngột nhưng khá cuốn hút. Hệ thống ngôn ngữ từ vựng cũng như các tình tiết về không gian, thời gian và nhân vật gần với đời thường, rất quen thuộc với người dân Nam Bộ.

Chủ đề của đoạn trích cũng như chủ đề của tác phẩm đã được nhà văn thể hiện rất rõ qua nhan đề: Cha con nghĩa nặng Tình cha con cao quý thiêng liêng đã được nhà văn thể hiện hết sức xúc động không kém những tác phẩm hay viết về tình mẫu tử.

Trần Văn Sửu là một người nông dân hiền lành, chất phác, một người chồng thương vợ, một người cha yêu con. Thị Lựu, vợ Sửu là một người đàn bà lăng loàn, đàng điếm. Sửu bắt-quả tang vợ ngoại tình. Vợ Sửu không biết hối lỗi, còn hỗn láo. Tức giận, Sửu xô vợ ngã. Không may Thị Lựu chết, Sửu phải bỏ trốn. Mọi người tưởng anh nhảy xuống sông tự tử.

Sau mười một năm trốn tránh, Sửu lên về thăm con. Gặp bố vợ, Sửu biết con mình đã có cuộc sống yên ổn. Tuy rất muốn gặp con nhưng sợ chúng liên lụy, Sửu quyết định đi biệt tích. Nhưng thằng Tí, con trai Sửu biết bố về đã chạy đuổi theo. Cha con gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Tình cha con được tác giả đặt trong một tình huống nghệ thuật giàu kịch tính.

Mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc của con và tình con thương cha đã bật lên lời ngợi ca: “cha con nghĩa nặng”. Cuộc chạy đuổi của hai cha con thật căng thắng. Người con vì muốn đuổi kịp cha nên đã chạy thật nhanh. Người cha một mặt vì tưởng có người đuổi bắt, mặt khác không muốn vì mình để liên lụy đến con nên càng chạy nhanh hơn.

Người cha chạy vì muốn để lại phía sau sự bình yên cho các con. Người con chạy vì muốn tới kịp phía trước để giữ cha lại, lo cho tuổi già của cha. Hai-người chạy một cách vội vã, gấp gáp và họ đã gặp nhau trong tình thương yêu giành cho người mà họ yêu thương nhất.

Khi người cha định tự tử thì đứa con cũng vừa lao tới. Chi tiết này thể hiện kịch tĩnh ở độ căng thẳng nhất. Người con chí chậm một chút thôi là vĩnh viễn mất cha. Người cha chi nhanh thêm chút thôi là không bao giờ còn có cơ hội gặp lại con. Tiếng gọi của đứa con yêu dấu đã kéo người cha khói bàn tay của tử thần. Giây phút cha con gặp nhau thật vô cùng cảm động: “Trần Văn Sửu giật mình, tháo dầu trở vô, rồi dậy mà ngó.

Thằng Tí chạy riết lợi nắm tay cha nó, dòm sát vào mặt mà nhìn, rồi ôm cổ cha mà nói: “cha ơi , cha chạy đi đâu vậy “. Lúc ấy, Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tìm cháy thình thịch, nưỏc trong con mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết. Cha con ôm nhau mà khóc một hồi rồi mới buông ra”. Đặt tình cha con vào ranh giới của sự sống và cái chết, sự gặp gỡ và chia li vĩnh viễn, tác giả đã khiến người đọc vô cùng hồi hộp và cũng vô cùng hạnh phúc để rồi từ đó nhận ra tình cha con là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý.

Cuộc trò chuyện cảm động giữa hai cha con một mặt thể hiện tấm lòng thương yêu con của anh Sửu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu cha của thẳng Tí. Người cha vì hạnh phúc cùa con mà nhất quyết hi sinh cuộc sống riêng, muốn vĩnh viễn xạ con. Người con vì thương cha, lo cho tuổi già và sự an nguy của cha mà chạy theo tìm cha bằng được để mời cha trở về. Khi cha nhất định đi, Tí đã quyết theo cha vì “đi theo đặng làm mà nuôi cha, chìmg nào cha chết rồi con vể”.

Cuộc đối thoại giằng co đầy mâu thuẫn và xục động, tô đậm mối quan hệ máu mú ruột rà đáng quý: Cha quên mình chỉ nghĩ đến tương lai hạnh phúc cùa con. Ngược lại. con hoàn toàn chỉ nghĩ đến cuộc sống an vui thanh thản lúc tuổi già cùa cha. Quả thật đây là một bài ca cảm động về tình nghĩa cha con: cha hiền, con hiếu.

Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh đã được viết cách đây bảy thập kỉ. Từ ngữ, câu văn có thể cũ nhưng tình nghĩa cha con mà ông ngợi ca trong những trang viết của mình luôn luôn lấp lánh vẻ đẹp mà con người thời đại nào cũng thấy cần thiết.

Bài văn phân tích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” số 2

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”, chẳng biết câu thơ của nhà thơ Nam Bộ Nguyễn Đình Chiểu có ảnh hưởng trực tiếp tới quan điểm sáng tác của Hồ Biểu Chánh hay không? Nhưng xét về một mặt nào đó, có thể nói con thuyền văn chương của nhà thơ trung đại và nhà văn hiện đại này đều mang nặng một thứ hàng vốn vô tận và vô giá: đạo lí. Tôi muốn nói cảm hứng bao trùm lên sự nghiệp thơ văn của cả hai tác giả này là cảm hứng đạo lí.

Bốn năm trước khi Đồ Chiểu mất (1888), Hồ Biểu Chánh đã ra đời. Phải chăng con đường văn chương đạo lí của nhà văn họ Hồ chính là một sự kế tục nào đó tình thần đạo lí của bậc tiền bối kia? Với một sự nghiệp văn chương đồ sộ – hơn sáu mươi cuốn tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh xứng đáng là một tiểu thuyết gia đã góp phần dựng nên từ buổi sơ khai của thế kỉ XX cái nền móng vững chắc cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.

Một thế kỉ đã qua đi, trong văn chương Hồ Biểu Chánh, dĩ nhiên có những phần, những phía không chịu được thử thách của thời gian. Song, có những giá trị đã vượt qua tình trạng sơ khai, vẫn có thể làm cảm động lòng người đọc ở thế kỉ XXI này, và hẳn nó cũng chưa chịu dừng lại ở đấy. Bởi vì, đạo lí làm người một khi đã trở thành tâm huyết lớn của cả một đời văn, đã hoá thân thành những hình tượng có sức sống lớn thì nó sẽ đem lại cho văn chương khả năng trường tồn. Ở một phạm vi hẹp hơn, chừng nào văn còn có khả năng làm cảm động con người, chừng ấy nó không cũ.

Đọc trích đoạn của Cha con nghĩa nặng người đọc đã có được ở đây một sự cảm động như thế. Đúng là văn xuôi đã tự làm giàu cho mình bằng cách vay mượn, tận dụng, kế thừa ưu thế của nhiều thể loại khác, cho nên chúng ta thấy có loại văn xuôi giàu chất thơ, có loại đậm chất sử thi, có loại đầy kịch tính, có loại lại khoác thêm cả luận lí, triết học nữa,… Đọc những tác phẩm như thế, người đọc có thể làm giàu cho thị hiếu của chính mình.

Cha con nghĩa nặng là một câu chuyện đầy kịch tính mà người ta có thể dễ dàng chuyển thể thành một tác phẩm sân khấu. Toàn bộ câu chuyện là một chuỗi kế tiếp những sự kiện có tính chất xung đột, mâu thuẫn. Gia đình Trần Văn Sửu đang êm đềm bỗng nhiên tan nát. Đầu mối là việc ngoại tình của cô vợ lăng loàn, đàng điếm. Chồng phản ứng thì vợ đã không biết điều, lại còn có thái độ hỗn hào, láo xược. Tức quá không kiểm chế được, Sửu đã xô vợ.

Thật không may, vợ ngã và chết. Vô tình, Sửu thành kẻ giết vợ. Sửu bỗng nhiên thành kẻ phạm pháp và vô đạo. Sửu phải bỏ trốn. Anh ta luôn phải đối mặt với pháp lí và đạo lí. Pháp lí thì có thể trốn khỏi sự truy nã, nhưng đạo lí thì không trốn được tình phụ tử. Muốn được yên thân, anh ta phải trốn tránh. Nhưng muốn được sống đúng đạo của người cha, anh ta phải trở về. Lẩn trốn cả đời thì lỗi đạo làm cha.

Còn trở về có thể nguy hiểm đến tính mệnh. Ấy là mâu thuẫn giằng xé trong anh ta ở phần trước. Còn đến đây thì đã qua. Anh ta đã trở về, nghĩa là tình phụ tử đã chiến thắng ý thức bảo mạng. Tình phụ tử đã khiến anh ta mạo hiểm trở về. Như vậy, cuộc đấu tranh bên trong anh ta là sự giằng co quyết liệt giữa đạo lí và phản đạo lí, giữa nhân đạo và phi nhân đạo! Mỗi lần anh ta vượt lên được những tiếng nói ngáng trở, là một lần đạo lí giành chiến thắng.

Nhưng giờ đây, anh ta đang đối mặt với một tình huống gay go mới, đang bước vào một mâu thuẫn, xung đột mới. Mấy năm nay Sửu đi biệt tích. Cả làng xóm và gia đình đều yên trí rằng Sửu đã chết. Trong thời gian đó, hai đứa con của Sửu được sự chăm sóc của ông ngoại, đã lớn lên và khá giả hơn. Hiện thời con gái sắp lấy chồng, con trai cũng đang được mai mối để cưới vợ. Nếu Sửu xuất hiên, mọi chuyên chắc sẽ đổ bể hết.

Đoạn trích nếu được ví như một màn kịch, thì màn kịch được dàn thành hai lớp kịch chính vừa kế tiếp vừa có phần chồng chéo lên nhau: Cảnh Trần Văn Sửu gặp bố vợ là hương thị Tào và cảnh Trần Văn Sửu gặp con trai là Tí. Mỗi cảnh là một mâu thuẫn nhỏ, cả hai cảnh nằm trong một xung đột lớn. Ở đâu cũng thấy toát lên cái đạo lí làm người, phụ tử tình thâm (cha con nghĩa nặng).

Phải nói ngay rằng xung đột kịch ở đây là thuộc vể hoàn cảnh chứ không phải là tính cách. Các nhân vật tham gia vào màn kịch này đều là những con người của đạo lí, một người ông chí nghĩa, người cha chí tình và một đứa con chí hiếu. Họ đấu tranh với nhau không phải chiến đấu với những tương phản trong tính cách của cá nhân, mà xét đến cùng là các cá nhân ấy đang đấu tranh với sự nghiệt ngã của hoàn cảnh, của tình huống.

Trong mối quan hệ với Trần Văn Sửu, hương thị Tào là bố vợ. Dù rằng con rể đã vô tình giết chết con gái mình, nhưng ông không phải là kẻ rối trí hẹp tâm khiến thù hận Trần Văn Sửu. Ông vẫn dành cho Sửu sự cảm thông, thương xót. Có lúc lòng ông có gợn lên thoáng hận nào đó. Ấy là khi ông mắng chửi một câu: “Mầy thiệt là khốn nạn lắmỊ”. Nghĩ cho cùng đó là cái phản ứng dễ có ở một người cha bị mất con gái.

Song, nó cũng chỉ là thoáng qua. Chi tiết ấy cho thấy Hồ Biểu Chánh hiểu lòng người chứ không chạy theo nhu cầu lí tưởng hoá một chiều để hoàn toàn đơn giản hoá tình cảm vốn phức tạp của con người. Tràn ngập lòng hương thị Tào vẫn là cảm thông. Ông sẵn sàng tha thứ, và đã tha thứ từ lúc nào rồi: “Thôi, chuyện cũ bỏ đi!”. Và trước tấm tình đau đớn của con rể, ông đã không cầm lòng được: “Hương thị Tào nghe mấy lời thảm thiết ấy thì cảm động quá, chịu không nổi, nên ông cũng khóc”.

Tình huống đặt ra với hương thị Tào là: có nên hay không nên đáp ứng nguyên vọng tha thiết của con rể – muốn được gặp hai con của mình dù chốc lát. Có lẽ không phải là xung đột giữa một bên là sở nguyện của con rể, một bên là hạnh phúc của hai cháu ngoại, mà thực ra là xung đột giữa tình thương nhỏ và tình thương lớn. Sự giằng xé của những tình cảm ấy khiến ông đau khổ.

Ông đuổi Sửu đi không phải vì ghét bỏ Sửu mà vì thương, vì sợ Sửu xuất đầu lộ diện sẽ nguy hiểm đến tính mệnh và làm hỏng việc đại sự trăm năm của con Sửu. Cuối cùng tình thương lớn đã thắng. Cái việc đuổi Sửu đi ngay có vẻ như tàn nhẫn nhưng không phải. Nói đúng hơn là tàn nhẫn bề ngoài, vì cực chẳng đã. Còn bên trong là tình cảm sâu sắc gắn với một tầm nhìn xa của một người cha. Ông giục Sửu đi sau khi đã nói rõ điều hơn lẽ thiệt cho con rể. Và đến đấy, xung đột của cảnh thứ nhất đã được giải toả.

Sửu phải nén đau khổ để ra đi. Nhưng trong lòng anh đang dâng lên niềm hạnh phúc. Sửu ra đi, không gặp con chính là chấp thuận hi sinh: hi sinh hạnh phúc nhỏ cúa mình (gặp các con) vì hạnh phúc lớn của con cái (để chúng được yên ổn với những cuộc hôn nhân đang hứa hẹn). Tình thương nhỏ đã nhượng bộ cho tình thương lớn. Cảnh thứ nhất đã khép lại với hành vi đầy cảm kích của Sửu trước sự cảm thông và lòng độ lượng của nhạc phụ: Trần Văn Sửu chắp tay xá cha vợ rồi đội nón lên và bươn bả bước ra lộ”.

Nếu dừng lại ở đó không thôi thì Cha con nghĩa nặng mới chỉ hiện ra ở một phía, ấy là cha vợ và con rể. Đấy chưa phải là phần trọng tâm của tình phụ tử mà Cha con nghĩa nặng muốn nói đến. Sau khi Trần Văn Sửu vừa đi khỏi, thằng Tí ” ở trong nhà dò cửa chui ra”. Điều này càng thấy rõ tính chất chuyển cảnh của sân khấu. Và cảnh thứ hai mở ra.

Trước, Trần Văn Sửu chỉ muốn sống để được gặp con, giờ anh ta chỉ muốn chết để cho con bình yên. Nếu như ở cảnh trước chỉ nghiêng về đối thoại, thì đến đây “sân khấu” mở rộng hơn, hành động của nhân vật phong phú hơn. Thằng Tí cố đuổi theo để gặp cha; cha nó lại ngỡ là người làng đuổi bắt, nên con chạy càng gấp, cha chạy càng nhanh. Tình tiết cười ra nước mắt.

Có lẽ ai cũng thấy điều này: tình cảm của các nhân vật ở đây thật phân minh. Bố vợ đã không vì mất con gái mà oán thù con rể, con không vì cha làm mẹ chết mà oán hận cha. Rồi đến chồng không vì người vợ lăng loàn mà khiến con phải khinh khi, hận thù mẹ. Người đọc rất cảm động trước sự phân minh, rành rẽ ấy. Hãy nghe Trần Văn Sửu nói với con : “Con không nên phiên trách má con. Má con có quấy là quấy với cha, chứ không quấy với con. Mà cha đã quên cái lỗi của má con rồi, sao con còn nhớ làm chi?”.

Tuy nhiên, mâu thuẫn cơ bản ở cảnh thứ hai này chưa phải ở những điều đó. Thằng Tí muốn cha nó quay lại, muốn được sống cùng cha, muốn phụng dưỡng cha. Ấy là lòng hiếu nghĩa. Nhưng nếu làm được như thế thì người cha sẽ bị làng bắt, tính mệnh của cha sẽ nguy và hạnh phúc của nó chắc cũng bị đe doạ. Vậy mâu thuẫn ở đó là mâu thuẫn giữa tình thương cha và hạnh phúc của mình.

Sâu xa hơn là mâu thuẫn giữa lòng vị tha và lòng vị kỉ. Thằng Tí đã sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình để chăm sóc và che chở cha nó. Về phía Trần Văn Sửu cũng sa vào một mâu thuẫn. Nếu Sửu bỏ đi biệt thì coi như từ nay mất hẳn hai con, nhưng các con lại được hạnh phúc. Còn quay lại thì được sống trong tình phụ tử ít nhiều nhưng vô tình làm tan tành hạnh phúc trăm năm của con.

Và người cha cũng quyết chọn con đường hi sinh cái nhu cầu nhỏ của mình để làm tròn cái bổn phận lớn của người cha. Sự lựa chọn đầy tính vị tha của hai cha con dẫn đến mâu thuẫn giữa hai cha con: cha thì nhất quyết đi, con thì nhất quyết không rời cha. Cha nghe theo đứa con không phải vì nghĩ đến hạnh phúc của mình. Ngược lại nghe theo con chẳng qua là dành lòng nhượng bộ con, nghĩa là cũng vì con thôi!… Cuối cùng, tình thương cao cả đã chiến thắng.

Kịch phản ánh cuộc đời thông qua các xung đột, mâu thuẫn. Cha con nghĩa nặng không phải là tác phẩm kịch, nhưng là một tác phẩm văn xuôi giàu yếu tố kịch. Kịch tính ở đây là vẻ đẹp độc đáo của thiên truyện này. Câu chuyện dựng lên một cảnh ngộ thương tâm của con người trong cuộc đời. Người ta thấy đạo lí làm người là bất diệt. Dù con người có bị đẩy vào những hoàn cảnh nghiệt ngã đến đâu, con người vẫn cứ kiêu hãnh làm người.

Với tư tưởng ấy, có thể xem Cha con nghĩa nặng là một khúc khái hoàn ca của đạo lí đã vang lên, đã vọng về từ đầu thế kỉ XX. Và có lẽ nó vẫn còn vang vọng.

Bài văn phân tích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” số 3

Hồ Biểu Chánh là một nhà văn rất quen thuộc của nhân dân Nam bộ. Ông là tác giả của hơn 60 cuốn tiểu thuyết, ông được xem là một trong số ít người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết của ông chẳng những đã phản ánh một phong cách phong phú và chân thật cuộc sống của nhân dân Nam bộ mà còn thể hiện đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời.

Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng đã nêu bật tình cảm sâu sắc xúc động của nhân vật cha Sửu và nhân vật con Tí mà đoạn hiện in trong sách Văn 11 là một trường hợp tiêu biểu.Trước hết ta thấy đoạn trích hiện lên trước mặt người đọc hình ảnh của ba nhân vật, song điều đáng quan tâm thì chỉ có hai (Sửu và Tí). Mặc dù chỉ qua một đoạn trích nhưng số phận của nhân vật Sửu hiện lên khá đầy đủ. Trần Văn Sửu sống trong hoàn cảnh thật éo le.

Do vô tình, ông mang tiếng là người giết vợ. Sợ pháp luật săn đuổi trừng trị, Trần Văn Sửu phải sống chui lủi, đến tên tuổi tung tích của mình cũng phải tìm cách xóa sạch. Trên mười năm trời, Trần Văn Sửu phải chịu đau khổ về thể xác, tâm hồn, chịu cảnh cắn rứt dằn vặt của lương tâm. Những điều này được thể hiện qua lời nói của nhân vật khi gặp lại bố vợ và đứa con trai yêu quý của mình. Tác giả chưa miêu tả chiều sâu của nội tâm nhân vật chủ yếu dùng hành động và lời nói để thể hiện phẩm chất đạo đức của Trần Văn Sửu.

Trong hoàn cảnh cuộc sống không đáng sống, thậm chí Trần Văn Sửu đã sống những ngày không ra cuộc sống của con người nhưng ông đã không chết được vì lòng thương con, vì sự cắn rứt của lương tâm. Ông vốn là người lương thiện, hiền lành chất phác, thương vợ, thương con mà vợ ông lại là con người đàng điếm lăng loàn. Ông sợ là khi mình chết đi mà các con ông không hiểu được cha của nó một cách đúng đắn, chúng sẽ sống trong đau khổ vì là con của người cha tàn bạo.

Rõ ràng Trần Văn Sửu có cõi tâm cao thượng chỉ muốn riêng mình nhận lấy nỗi khổ đau cùng với người vợ bất hạnh, không muốn những đứa con ngây thơ trong trắng của mình phải chịu vạ lây, không muốn cho tâm hồn chúng vẩn lên những nỗi đau u uất. Thì ra những năm tháng sống đau khổ về thể xác, về tâm hồn, ông Sửu đã không chết, vì thương con, vì ý muốn tốt đẹp cho con.

Ông Sửu bươn bả về làng tìm gặp lại những đứa con sau bao năm tháng chờ đợi con khôn lớn để có thể giãi bày cùng chúng. Đây là lúc ông có thể thực hiện điều tâm niệm ấy. Gặp lại bố vợ, ông Sửu chấp nhận tất cả những lời mắng nhiếc, sỉ nhục để đạt được mục đích của mình. Trần Văn Sửu đã nói với cha vợ những lời chứa chan nước mắt đau khổ, làm hiện lên nguyên vẹn tấm lòng thương con vô hạn của người cha.

Nỗi nhớ thương con cháy lòng khiến ông trở thành người kiên quyết: “xăm xăm bước đi về cửa”, “lột nón xuống mà cầm trên tay”. Mặt khác cũng chính vì lòng thương con, khao khát được gặp mặt con khiến ông trở thành người mềm yếu một cách chân thực: “… cúi mặt ngó xuống đất, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng… Trần Văn Sửu nói tới đó rồi khóc rấm rứt”. Trần Văn Sửu than rằng: “Mười một năm nay cực khổ hết sức, song ráng mà sống, là vì trông mong có ngày thấy được mặt con.

Nay về đến đây, chưa gặp con được mà phải đi, thì làm sao được, trời đất ơi!”. Chỉ bằng một lời than thế thôi mà cũng gợi ra trước mắt ta cuộc đời khổ ải của Trần Văn Sửu và nỗi lòng yêu thương con da diết, muốn gặp mặt con dù một chút mà cũng không được. Nỗi nhớ thương con cháy lòng khiến Sửu không kiềm giữ được đã thốt thành lời: (3 lần với Hương Thị Tào):”… Con thương sắp nhỏ quá” “… Con thương nhớ chúng nó quá tía ơi!” “… Con nhớ sắp nhỏ quá”.

Chính tấm lòng yêu thương con của ông Sửu đã lay thức và làm bừng tỉnh những tình cảm tốt lành trong Hương Thị Tào. Từ chỗ ông nhiếc mắng ban đầu “Mày thiệt là đồ khốn nạn lắm. Đi liền bây giờ đi… đừng có về đây nữa” đến chỗ ông già cũng nghẹn ngào xúc động cùng Sửu: “Hương Thị Tào nghe mấy lời thảm thiết ấy thì cảm động quá, chịu không nổi, nên ông cũng khóc”. Sau khi nghe Hương Thị Tào cho biết là các con vẫn thương mình, Trần Văn Sửu chỉ muốn được nhìn thấy mặt chúng dù phải dấu mình dưới dạng người Thổ. Chi tiết đó thể hiện rất rõ nỗi lòng thương con của người cha bất hạnh.

Sửu trở về nhà khao khát gặp con bao nhiêu thì sẵn sàng lặng lẽ ra đi bấy nhiêu khi biết được các con đã hiểu đúng mình và chúng sắp sửa được sống sung sướng hạnh phúc. Vì sợ liên lụy đến con, ông Sửu sẵn sàng từ bỏ khát vọng cháy bỏng trong lòng mình là được gặp lại chúng. Trần Văn Sửu vui lòng “lãnh các sự đau đớn cực khổ, buồn rầu đó, miễn là con được giàu có, sung sướng thì thôi”. Vĩnh biệt người bố vợ hiền từ nhân ái, ông Sửu ra đi quyết tâm không về nữa.

Bằng một đoạn văn đọc thoại nội tâm: “Bây giờ mình còn sống nữa làm gì! Bấy lâu mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình, mình sợ nó bơ vơ, đói rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa.

Vậy thì mình nên chết rồi, chết mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu, cực khổ nữa”, một đoạn văn rất mới so với văn học trung đại, Hồ Biểu Chánh đã tái hiện được vẻ đẹp tâm hồn của người cha: Sửu trở về cũng là vì muốn gặp được con, lầm lũi ra đi vĩnh viễn cũng là vì con. Hai thái cực đó làm hiện lên tấm lòng nhân ái của người cha bất hạnh một tình huống éo le. Và bây giờ ông muốn chết đi, nên chết để “quên hết việc cũ”, “hết buồn rầu, cực khổ”, chết để khỏi liên lụy đến con!

Tiếp đó, Hồ Biểu Chánh đã để cho nhân vật hồi tưởng lại quá khứ sống vì con, chết vì con của đời mình (“Anh ta nghĩ như vậy rồi nhắm mắt lại”…). Trong trí tưởng tượng của ông Sửu, hình ảnh của người vợ khi chết như là nỗi ám ảnh về tội lỗi dai dẳng, giày vò tâm can ông. Điều đó làm ông muốn chết và quên đi chuyện cũ để hết nỗi đau khổ. Mặt khác hình ảnh thơ ngây của những đứa con ngoan ngoãn làm cho ông đau đớn trong lòng, trong tận cùng của nỗi đau ấy, cái đẹp của lòng lương thiện và tình thương con cũng ngời sáng.

Nhân vật Trần Văn Sửu trong đoạn trích Cha con nghĩa nặng như là hiện thân của những phẩm chất đạo đức truyền thống giàu tính nhân bản. Con người hiền lành lương thiện ấy đã phải sống một cuộc đời bất hạnh, song lòng lương thiện, đức vị tha bao dung, tình thương con của người cha đó vừa có tác dụng truyền cảm vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Câu chuyện được kết cấu theo trật tự thời gian, nhân vật được khắc họa chủ yếu qua hành trang và lời nói, mục đích sáng tác nhằm giáo huấn, tuyên truyền đạo đức. Đó là những điều chúng ta gặp trong văn học dân gian và văn học trung đại. Nhìn chung cuộc gặp gỡ giữa Sửu và bố vợ là một trường đoạn bộc lộ tâm trạng.

Đó là nỗi khát khao tình cảm của một người cha đối với con, là sự giãi bày những uẩn khúc đã giấu trong lòng suốt 11 năm trời. Sở dĩ 11 năm qua Trần Văn Sửu chưa muốn kết thúc cuộc đời mình chính là mong có phút gặp gỡ cùng con. Nhưng chưa gặp con là đã gặp lại người bố vợ.

Ngôn ngữ đối thoại ở đây đầy tâm trạng và rất xúc động đồng thời mang sắc thái ngôn ngữ Nam bộ đặc sắc. Sự phát triển tính cách nhân vật ở đoạn này dựa trên quy luật tâm lí và hoàn toàn hợp lí. Đó là một thành công trong xây dựng nội tâm nhân vật của tác giả. Tác giả khéo tạo tình huống để nhân vật có thể bộc lộ nội tâm của mình.

Bên cạnh tình cảm của người cha đối với con thật sâu sắc, là tấm lòng hiếu nghĩa của đứa con khi gặp lại cha sau 11 năm xa cách. Dường như 11 năm trời hình bóng người cha không thể nào phai mờ trong đứa con hiếu nghĩa. 11 năm trôi qua. Tí (con) phải sống thiếu tình thương yêu của người cha đối với mình, chính vì thế khi gặp lại người cha, tình phụ tử trào dâng choán ngập hết tâm hồn Tí. Lúc này đây Tí chỉ biết có mình cha, khao khát được sống trong tình thương yêu của người cha.

Tình nghĩa sâu nặng giữa hai cha con Tí đem đến cho ta niềm xúc động thật thấm thía. Bởi tình nghĩa đó không hiện diện ở một phía (Sửu) mà đến từ hai phía như một sự gặp gỡ vừa tất yếu vừa thiêng liêng. Trước hết tình thương cha, hiểu cha, muốn gắn bó với cha khiến cho Tí trở nên đĩnh đạc và chủ động. Nó đĩnh đạc và chủ động hỏi ông ngoại: “Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?”.

Đĩnh đạc và chủ động chạy theo cha khi Sửu bỏ đi. Nó đâm đầu chạy riết theo, tiếng nói cất thêm từ niềm sâu thẳm của tình nghĩa phụ tử sao mà xúc động: “Ai đó? Phải cha đó không, cha?”. Trong khi Trần Văn Sửu muốn tự tử kết thúc cuộc đời đau khổ của mình thì Tí đến với tấm lòng yêu cha chân thành, đã cứu cha trở về với cuộc sống.

Cảnh cha con gặp nhau thật cảm động, sinh động và giản dị: “Thằng Tí chạy riết lại nắm lấy tay cha nó, dòm sát trong mặt rồi nhìn mà ôm cứng trong lòng mà nói: “Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu giữ vậy”. Lúc ấy Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước trong con mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết”. Khi gặp được cha rồi, Tí nhất quyết không rời cha nửa bước.

Cậu ta kiên quyết: cha đi đâu con theo đó”, “Hễ cha đi thì con đi theo”, “Đi theo đặng mà làm mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con sẽ về”. Mặc dù đã mười một năm không gặp cha, không được cha âu yếm, nuôi nấng, nhưng khi được gặp, mối tình phụ tử lập tức tràn đầy. Như vậy, Trần Văn Sửu trở về cũng vì con mà ra đi cũng vì con, cho nên Tí cũng vì cha mà đi theo cha để chăm sóc cha quên đi cuộc sống hiện tại mình… Ấy chính là cái “nghĩa nặng” của tình cha con thể hiện ở đây.

Bài văn phân tích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” số 4

Hồ Biểu Chánh là một gương mặt nhà văn khá tiêu biểu ở khu vực Nam Bộ, đúng như con người Nam Bộ, Hồ Biểu chánh thể hiện được những nét đặc trưng của vùng miền, đó chính là cái khẳng khái, bộc trực trong tính cách, cái giản dị, mộc mạc trong cách sống, lối sống.

Vì vậy mà đọc các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh ta cảm nhận được cái gì đó rất chân thật, bởi đó đều là những câu chuyện được bắt nguồn từ thực tế cuộc sống, lại được thổi lồng hơi thở mộc mạc, chất phác của phong cách nhà thơ. Nhà văn Hồ Biểu Chánh có rất nhiều tác phẩm viết về cuộc sống của những con người Nam Bộ, một trong số đó là tác phẩm “Cha con nghĩa nặng”.

“Cha con nghĩa nặng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu, nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh, trong đó đoạn trích chúng ta tìm hiểu dưới đây là một trích đoạn thuộc chương IX, kể về tình cảm cha con sâu lặng, đầy cảm động của hai nhân vật, đó là nhân vật người cha Trần Văn Sửu và người con tên Tí.

Vốn dĩ gia đình của Trần Văn Sửu là một gia đình hạnh phúc, tuy không giàu có nhưng có vợ chồng chăm chỉ làm lụng và ba đứa con ngoan ngoãn: Sung, Tí và Quyên. Nhưng biến cố bất ngờ đã xảy đến với gia đình của Sửu, khi người vợ là Thị Lựu đã thay lòng đổi dạ, đánh mất phẩm tiết phản bội lại chồng, gian díu với người đàn ông khác.

Đỉnh cao của bi kịch gia đình, đó là khi Trần Văn Sửu đã bắt gặp cảnh Thị Lựu cùng người đàn ông ấy gian díu ngay trong ngôi nhà của mình, vì tính tình vốn bộc trực, thẳng thắn nên Sửu đã không kiềm chế nổi sự tức giận, càng tức giận hơn khi Thị Lựu không những không có biểu hiện ăn năn, hối lỗi mà còn ăn nói hỗn hào, thậm chí còn ngăn cản không cho Trần Văn Sửu đuổi theo, mở lối cho tình nhân tẩu thoát, trong cơn tức giận, Trần Văn Sửu đã có giằng co với vợ, và thật không may, vì lỡ tay mà Thị Lựu đã ngã lăn xuống phản, chết ngay. Vì vợ chết nên Trần Văn Sửu đứng trước nguy cơ bị bắt giam, vì những đứa con nhỏ dại nên người đàn ông ấy đã bỏ trốn biệt tích.

Tha phương, ẩn náu nơi đất khách, ba đứa trẻ tội nghiệp, con của Trần Văn Sửu được cưu mang, chăm sóc bởi người ông ngoại, tuy sống tha phương nhưng tâm trí và tình cảm của Trần Văn Sửu chưa bao giờ thôi mong ngóng, hướng về những người con.

Ta có thể thấy người đàn ông ấy bỏ trốn không phải là một hành động hèn nhát, chối bỏ trách nhiệm cho những sai lầm của mình mà vì một mục đích cao cả hơn, đó là vì những đứa con, vì nếu như bị bắt giam, chịu những hình phạt thì những đứa con của anh ta sẽ ra sao, sẽ đói khổ, cơ cực, đáng thương biết mấy. Và sự trốn chạy suốt mười mấy năm ròng cũng là mong có ngày được thấy mặt con “Mười một năm nay cực khổ hết sức, song ráng mà sống, là vì trông mong có ngày được thấy mặt con..”, sợ con “bơ vơ, đói rách, mà tội nghiệp nó”.

Cũng là sợ những đứa con không hiểu chuyện mà oán trách mình “…bấy lâu nay sống lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi oán mình…”. Tình cảm cha con sâu nặng được thể hiện ngay ra trong một tình huống, đó chính là khi Trần Văn Sửu vì quá nhớ con mà liều lĩnh quay trở lại quê xưa, lén lút muốn quan sát cuộc sống hiện thời của những đứa con.

Dù rất yêu thương, nỗi nhớ nhung chưa bao giờ thôi da diết, nhưng Trần Văn Sửu cũng chỉ mong có thể nhìn thấy mặt con, cho thỏa thuê nỗi nhớ, còn gặp mặt, ôm ấp những đứa con yêu dấu là điều quá sức xa xỉ với anh ta. Xa xỉ không bởi là không thực hiện được, bởi Trần Văn Sửu đã đón nhận mọi sự trách móc của người bố vợ khi vô tình gây ra cái chết cho Thị Lựu và cũng được người đàn ông ấy cho phép gặp lại những đứa con, nhưng từ ý thức của người cha.

Trần Văn Sửu không làm vậy mà lại đau khổ lựa chọn cho mình một giải thoát “…bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên được hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”. Tình tiết xúc động của tình cha con phải kể đến cuộc gặp mặt, đối thoại của Trần Văn Sửu với người con trai của mình- Tí.

Vì khi về thăm con, dù đã rất kín đáo, bí mật không để cho những đứa con biết về sự xuất hiện của mình, và sau khi nhìn thấy các con thì người đàn ông ấy cũng lập tức rời đi. Nhưng, nhận thấy bóng dáng quen thuộc của người cha, Tí đã theo chân bóng dáng quen thuộc ấy đến tận cây cầu ven sông. Và cũng nhờ vậy mà có thể ngăn cản được Trần Văn Sửu khi có ý định nhảy xuống sông tự tử.

Chi tiết gặp mặt, tiếng gọi của Tí khiến cho người đọc cảm thấy thổn thức, vì nó quá đỗi chân thành, đó là tiếng gọi của trái tim, của những cảm xúc dồn nén trong hơn chục năm qua “Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy”, qua những câu nói dồn dập của Tí ta có thể liên tưởng đến việc Tí đã đuổi theo cha từ rất lâu, và khi nhìn thấy cha trên cầu thì không tránh khỏi sự xúc động, hơi thở có phần dồn dập.

Bất ngờ gặp lại con, Trần Văn Sửu đã sững người lại, “..hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước mắt tuôn ròng ròng…đứng xụi lơ, không nói được một tiếng chi hết”. Dường như khi đã quá xúc động thì lời nói, hành động đã nhường chỗ lại cho sự tĩnh lặng. Tĩnh lặng không phải không có gì để nói mà im lặng để cảm nhận, im lặng bởi sự dạt dào của cảm xúc.

Tình cảm của Tí dành cho cha cũng không hề thay đổi, dù cha chính là người gây ra cái chết cho mẹ, Tí không những không hận thù cha mà thời gian càng làm cho tình cảm dành cho cha thêm sâu nặng. Gặp được cha sau gần chục năm xa cách, Tí không nghe lời cha là quay trở về mà một mực muốn theo cha “ …Con không về được. Bấy lâu nay con tưởng cha chết rồi, té ra cha còn sống.

Vậy thì bây giờ cha đi đâu con đi đó”, những câu nói có phần ngô nghê nhưng lại là những lời hết sức chân thật, xuất phát từ tấm lòng của người con hiếu nghĩa. Khi sự việc đau lòng xảy ra, tuy còn rất nhỏ nhưng Tí lại không bị những lời đàm tiếu của láng giềng làm ảnh hưởng mà oán trách bố, ngược lại còn nhìn nhận khá thấu đáo về chân tướng của sự thật.

Tí biết rằng má là người sai trước, người cha tội nghiệp của Tí không hề có lỗi gì cả, trốn chạy cả chục năm nay là quá đủ cho mọi sai lầm. Khi cha khuyên Tí về nhà lo cưới vợ thì Tí đã nói ngay “…Cưới vợ mà làm gì. Cưới vợ đặng báo hại như má báo hại cha hồi trước đó sao”, tuy là một người con hiếu nghĩa nhưng Tí cũng đã có những suy nghĩ sai lệch về má của mình, bị ám ảnh bởi những chuyện trong quá khứ.

Trước những suy nghĩ tiêu cực của con, Trần Văn Sửu không những không tàn đồng vì Tí bênh vực mình mà còn rất nghiêm khắc dạy dỗ con, vì Thị Lựu tuy có phản bội mình, người gây ra sự đổ vỡ của gia đình nhưng với cương vị, tư cách của một người mẹ thì chị ta hoàn toàn nhận được sự yêu thương, tôn trọng của những người con “Con không nên phiền trách má con. Má có quấy là quấy với cha, chứ không quấy với con”.

Như vậy, qua trích đoạn “Cha con sâu nặng” tác giả Hồ Biểu Chánh đã thể hiện một cách xuất sắc tình cảm cha con của Trần Văn Sửu và Tí, bởi nó quá đỗi chân thực, sống động, qua từng tình tiết của trích đoạn, người đọc còn cảm nhận được tình cảm của hai cha con cho nhau, vì vậy mà không khỏi cảm động, thương cảm trước tình cảm ấy.

Tình cha con thể hiện ở tình yêu, trách nhiệm của Trần Văn Sửu dành cho con, vì con mà chịu khổ, vì con mà sẵn sàng tìm đến cái chết để giải thoát, còn Tí lại là một người con hiếu nghĩa, bởi dù nghe bao nhiêu lời đồn đoán rằng cha đã mất nhưng trong tâm trí thì người cha ấy mãi tồn tại, chẳng vậy mà thấp thoáng thấy bóng cha mà Tí đã đuổi theo, ngăn không cho cha làm việc dại dột, dùng tình cảm để thuyết phục cha cho mình đi theo để chăm dưỡng, báo hiếu cho cha.

Bài văn phân tích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” số 5

Văn học Việt Nam có rất nhiều những tác phẩm ca ngợi tình cảm gia đình, tình mẫu tử và tình cha con, tất cả đều thể hiện và ca ngợi truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Riêng đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” trích trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh lại mang một nét rất đặc biệt, vẻ đẹp của tình cảm cha con được tô thắm trên nền của bản sắc văn hóa mang đậm dấu ấn đặc trưng của cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ.

Xây dựng nhân vật Trần Văn Sửu, tác giả đã gửi gắm vào đó là hình ảnh đại diện cho những người con Nam Bộ, những người nông dân hiền lành, chân chất và thật thà chăm chỉ, sống tình nghĩa và yêu thương vợ con hết lòng. Tuy nhiên, Sửu lại rơi vào hoàn cảnh bi kịch gia đình, lấy phải cô vợ xấu nết, trong lần bắt quả tang vợ ngoại tình, vợ anh không những không biết ăn năn hối lỗi mà còn hỗn láo ngang ngược giữ chồng cho tình nhân chạy thoát.

Trong cơn giận anh xô vợ ra, không may vợ ngã đúng cái phản chết ngay mang trong mình tội giết vợ, Sửu phải bỏ trốn để không bị bỏ tù và để gìn giữ cuộc sống yên ổn cho các con. Mười mấy năm đi biệt xứ, Trần Văn Sửu đã phải chịu bao khổ cực, đắng cay nơi đất khách quê người, cùng với đó là lòng nhớ thương các con da diết khôn nguôi. Cuối cùng anh phải lén về thăm con, gặp lại cha vợ, Sửu biết được tình hình các con đều yên ổn cả anh đã có phần yên tâm.

Cha vợ anh là hương thị Tào thực sự là một người cha giàu lòng vị tha, dù biết con rể lỡ tay giết con gái mình nhưng ông hiểu và cảm thông tha thứ, ông cũng bày tỏ rõ quan điểm rằng sự trở về của Sửu lúc này chỉ gây ra bất lợi cho cuộc sống của các con.

Sửu nghĩ đến sự ổn định lâu dài và hạnh phúc nên anh quyết tâm dứt áo ra đi dù chưa được nhìn mặt con một lần. Anh bỏ chạy như trốn tránh cũng như để lòng mình không còn vương vấn làm khổ các con, ngồi trên cầu Mê Tức, anh đã suy nghĩ đến cái chết, sống làm gì khi chẳng được về làng, chẳng được người làng chấp nhận và chẳng được gặp con cái “Bây giờ mình còn sống nữa làm gì… chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”.

Khi Sửu định nhảy cầu tự tử thì may sao thằng Tí đã đến kịp lúc, nó nhận ra cha trong niềm hạnh phúc vỡ òa “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha nó, dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói: “Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy”. Suốt mười mấy năm cha con không gặp lại nhau, niềm hạnh phúc và sự xúc động khiến cho người cha không nói nên lời, chỉ biết ôm con mà khóc.

Gặp được con là điều Sửu không nghĩ đến, cha con quyến luyến bịn rịn nhưng anh vẫn quyết định đến lúc phải đi, nghĩ đến tương lai của con anh giục con trở về “Con đừng có cãi cha. Con phải về đặng lo cưới vợ”, thương con, mong nhớ con nhưng Sửu đã gạt qua những nỗi khổ tâm của mình để nghĩ cho hạnh phúc của con. Khi thằng Tí nhắc đến chuyện của mẹ nó, anh Sửu đã trần tình nói cho con hiểu rằng anh không còn trách mẹ nó nữa, răn dạy con vẫn phải tôn trọng mẹ bởi “Má con có quấy là quấy với cha, chứ không quấy với con”, anh cũng tự nhận bi kịch đó là do số mạng của mình, không thể trách hay oán giận ai.

Dù rất muốn trở về đoàn tụ với các con nhưng Sửu biết về rồi làng tổng họ lại bắt nên anh đã nói với con rằng “Cha đi cho biệt tích, đặng con lấy vợ và con Quyên cưới chồng mới tử tế được”. Quả thực nỗi lòng và tình thương con của Trần Văn Sửu rất tha thiết, về phần mình anh không màng khó khăn khổ sở, đi bỏ xứ bất cứ đâu chịu bất cứ hoàn cảnh gì cũng được miễn các con được yên ổn, sống tử tế.

Thằng Tí khi gặp được cha sau bao năm xa cách và tưởng rằng cha đã mất, không có cách nào giúp cha trở về đoàn tụ thì nó nhất nhất muốn đi theo chăm lo cho cha, không muốn cha phải chịu cảnh một thân một mình “Đi theo đặng làm mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con sẽ về”, nó chẳng còn nghĩ đến hạnh phúc của mình, không còn quan tâm đến chuyện vợ con hay gia đình mà chỉ nghĩ sao có thể lo cho cha. Lòng hiếu nghĩa của thằng Tí không chỉ khiến anh Sửu xúc động mà cả người đọc cũng cảm thấy ấm lòng, nó không chỉ thương cha, hiểu nỗi lòng của cha mà còn sẵn sàng bỏ qua tất cả mọi thứ để vì cha.

Có thể nói, đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh đã diễn đạt thành công tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng, đạo lý làm người đã chiến thắng pháp lý xã hội, tình nghĩa cha con đã chiến thắng những mâu thuẫn giữa tình cha thương con, tình con thương cha và hạnh phúc của con.

Bài văn phân tích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” số 6

Đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” thuộc nửa sau Chương IX – cuốn tiểu thuyết thứ 15 của Hồ Biểu Chánh. Thật không có nhan đề nào hay hơn để thay thế. Câu chuyện kể có nhiều tình huống éo le và cảm động. Các tình tiết đan chéo vào nhau làm nổi bật những đức tính tốt đẹp của Trán Văn Sửu, của thằng Tí trước bi kịch gia đình.

Sau mười mấy năm phải thay họ đổi tên, làm thuê làm mướn kiếm sôhg ở quê người, nỗi khổ tâm đầy ắp trong lòng Trần Văn Sửu là nỗi nhớ day dứt, triển miên hai đứa con thơ tội nghiệp, là thằng Tí và con Quyên, ở nơi đất khách quê người, người cha đau khổ vì sau ngày nhỡ tay xô vợ ngã chết, lương tâm cứ cắn rứt mãi không thôi. Sửu sợ hai con “không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình “, lại sợ con sống trong cảnh côi cút “hơ vơ đói rách, mà tội nghiệp”. Mẹ thì đã chết rồi, cha còn hay mất? Con không cha như nhà không nóc!

Sau hơn mười năm trốn tránh nơi quê người, Sửu bí mật trở về Giồng Ké với ước nguyện được thăm con, được nhìn tận mặt con dù chỉ trong một lát mà cũng không được. Hình ảnh Sửu “chắp tay xá cha vợ rồi đội nón lên và bươn bá bước ra lộ” giữa đêm trăng, trông thật đáng thương. “Ông ngoại giấu tôi tàm chỉ? Sao đuổi cha tôi đi? ” – Câu hòi ấy của thằng Tí đâu chỉ là lời trách móc ông ngoại nó, mà còn biểu lộ tình cảm của đứa con khao khát được gặp lại người cha thân yêu của mình.

Tình thương cha vô hạn của đứa con thơ trước bi kịch gia đình đã làm ta rơi nước mắt. Cảnh thằng Tí chạy vượt qua cánh đồng Phú Tiên đã cho thấy tình cha con sâu nặng biết bao! Ngồi trên cầu Mê Tức, Sửu ân hận nhớ lại hình ảnh vợ lúc chết “nằm ngay đơ trên bộ ván, miệng nhểu mấy giọt máu đỏ lòm, mắt hết thán mà còn mở trao tráo”.

Anh quên sao được hình ảnh con Quyên, thằng Tí “đứa níu áo, đứa nắm tay mà nói dỏ dẻ” mỗi buổi chiều khi anh ở ruộng đi vể. Những kỉ niệm ấy đã làm cho Sửu “đau đớn trong lòng quá, chịu không dược “. Trưóc khi định nhảy xuống sông tự tử, Sửu cất tiếng nhản gọi con thơ: “Cha chết nhé ! Mấy con ở lại mạnh giỏi, dể cha theo mẹ con cho rỗi”. Lỗi kêu thương vĩnh biệt ấy đã thể hiện một cách sâu sắc tình cha con nghĩa nặng vô cùng.

Tâm trạng đau đón vì nhớ thương con của Trần Văn Sửu khi ngồi trôn cầu Mê Tức đã được Hồ Biểu Chánh miêu tả một cách chân thực, tinh tế. Cảnh hai cha con Trần Vàn Sửu gặp nhau trên cầu Mê Tức sau những năm dài biệt li được ghi lại một cách cảm động. Thằng Tí đã đến kịp thời, nếu chỉ chậm vài bước chân thì cha nó đã về bên kia thế giới. Thấy người chạy lên cầu, nó vội hỏi: “ai đó? Phải cha đó không, cha? thì Trần Văn Sửu tháo đầu khỏi lan can cầu “rồi day mà ngố”.

Thằng Tí xúc động đến cưc đô, hắn “chạy riết lạỉ nắm tay cha nó, dòm sát trong mắt mà nhìn rồi ôm cứng “; cha nó vào lòng. Nó kêu, nó khóc hay nó tủi cực? Nó nói, nó hỏi liên tiếp: “Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy?”. Cử chỉ, hành động và lời nói của đứa con trai tội nghiêp đã làm cho người cha bồi hồi, bàng hoàng “mất trí khôn, hết nghi lưc, máu trong tim chảy thình thịch, nước trọng mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết “.

Hai cha con cứ “ôm nhau mà khóc “. “Đến bây giờ mới thấy đây – Mà lòng đã chắc những ngày một hai (Truyện Kiều). Con thì tưởng cha đã chết;cha lại tưởng không bao giờ được gặp lại con. Thế mà giờ đây, trên cầu Mê Tức ở quê nhà, khi “trên trời trăng thanh vằng vặc; dưới sông dòng bích nao nao “, hai cha con anh nông dân hiền lành, chất phác lại được gặp nhau, tưởng như trong mơ.

Đây là một trong những đoạn văn nhiều ý vị nhất trong tác phẩm “Cha con nghĩa nặng”. Hổ Biểu Chánh đã sử dụng lời ăn tiếng nói chân quê của những người dân ấp dân lân để miêu tả tâm trạng hai cha con Trần Văn Sửu một cách khá tinh tế, xúc động. Cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỉ mà có được những trang văn xuôi đậm đà như thế, thật đáng quý. Nhà văn Hồ Biểu Chánh đã sinh ra và lớn lên ở miệt vườn vùng đồng bằng sông

Cửu Long, ngòi bút và tâm hồn ông đã gắn bó, hoà quyện với hơi thở và nhịp sống cần lao của người nông dân Nam Kì nên mới viết được chân thực như vậy. Trần Văn Sửu không thể vể sống lại nơi quê nhà. Làng tổng sẽ bắt, anh sẽ phải đi tù. Nếu sự việc xảy ra thì hạnh phúc và cuộc sống của hai đứa con của anh sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Nếu lại ra đi, sống lẩn lút nơi các sóc người Thổ ở Ba Si, Láng Thó thì sẽ thương nhớ con, lòng người cha sao đành?

Thằng Tí thì chỉ vì muốn theo cha, “đi theo đặng làm mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con sẽ về”. Tục ngữ có câu: Trẻ cậy cha, già cậy con”. Có phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau, già nua thì mới trọn đạo làm con, mới “tròn chữ hiếu”. Thằng Tí chỉ có một ý nguyện: “Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ”.

Chuyện cha trở vé hay cha lại ra đi, chuyện để cha ra đi một mình, hay con đi theo cha đến tận xứ người là nỗi băn khoăn của Trần Văn Sửu và thằng Tí. Vì thế hai cha con cứ “dan díu bịn rịn cho đến sao Mai mọc” mới tìm được lối thoát hợp lí. Đọc truyện “Cha con nghĩa nặng” đến Chương X, chúng ta cảm động đến rơi lệ trước cái kết có hậu chứa chan nhân tình nhân nghĩa. Người cha được miễn truy tố, được trở lại quê hương sum họp với đàn con yêu quý.

Trần Văn Sửu và thằng Tí, những con người chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, lam lũ quanh năm, lại mù chữ thế mà cách sống, cách ứng xử của hai cha con thật đẹp. Trước bi kịch gia đình, tình cha con vẫn sắt son sầu nặng. Đặc biệt thằng Tí là một đứa con hiếu thảo, hiếu thuận và hiếu nghĩa. Hai cha con Trần Văn Sửu là hiện thân bao phẩm chất tốt đẹp của người nông dân miền Nam nước ta xưa và nay.

Bài văn phân tích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” số 7

Hồ Biểu Chánh là một trong số những cây bút đặt nền móng quan trọng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trước khi Tự Lực Văn Đoàn xuât hiện (1932), Hồ Biểu Chánh đã cho ra mắt bạn đọc hơn 20 cuốn tiểu thuyết và sau này là hơn 60 cuốn tiểu thuyết. Ông là một tác giả quen thuộc của người dân Nam Bộ. Tiểu thuyết của ông chẳng những đã phản ánh một phong cách phong phú và chân thật cuộc sống của nhân dân Nam bộ mà còn thể hiện đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời.

Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng đã nêu bật tình cảm sâu sắc xúc động của nhân vật cha Sửu và nhân vật con Tí. Đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” mà chúng ta được học được tác giả xoay quanh ba nhân vật chính, song hai nhân vật để lại dấu ấn nhất đó là nhân vật: Sửu và Tý. Tuy chỉ nằm trong đoạn trích ngắn, nhưng bằng lối viết tinh tế và sắc sảo của Hồ Biểu Chánh, nhưng số phận éo le của nhân vật sửu hiện lên khá đầy đủ.

Có thể nhận thấy được trong đoạn trích Trần Văn Sửu trước sau như một là người nông dân thuần phát, thương vợ, thương con, chăm chỉ hiền lành. Vô tình làm chết vợ, Sửu phải trốn tránh, sống chui lủi, đến tên tuổi của mình cũng phải tìm mọi cách để xóa sạch vì sợ pháp luật săn đuổi, chừng trị.

Trên mười năm trời, Trần Văn Sửu phải chịu đau khổ về cả thể xác và tâm hồn , chịu cảnh cắn dứt dằn vặt lương tâm. Điều này đã được tác gải tái hiện qua lời nói của nhân vật khi gặp lại bố vợ và đứa con trai yêu quý của mình. “Con thương vợ con lắm. Tại nó làm quá, con giận xô nó té, nó chết chớ không phải con giết nó. Xin tía thương thân con”.

Đúng vậy, người đọc có thể thấy nhân vật vợ Sửu hiện lên là một người lăng loàn, trực tiếp gây nên cuộc sống bất hạn cho Sửu, và các con. Vợ Sửu như thế, nhưng Sửu lại không than trách , mà vẫn thương xót người đã chết để rồi cắn dứt lương tâm của mình vì đã vô tình giết vợ. Khi Sửu nói chuyện với con trai, Tí có ý trách mẹ, Sửu liền đứng ra phân trần cho người con hiểu “Má quấy là quấy với cha, chớ không phải con.

Mà cha đã quên cái lỗi của má con rồi, mà con vãn nhớ làm chi?” nói ra điều này, Trần Văn Sửu muốn Tí khỏi trách người mẹ và đã khẳng định sở dĩ cuộc đời mình éo le, cực khổ là do “số mạng” chứ không phải do lỗi tại vợ. Trong cuộc sống không đáng sông nhưng Sửu vẫn sông vì thương con, và nhận do mình chứ không phải do vợ.

Qua đây có thể thấy được nhân vật Trần Văn Sửu được tác giả hiện lên là một người lương thiện, hiền lành, chất phác, thương vợ, thương con. Không chỉ thế Trần Văn Sửu ông còn là một người có tấm lòng đôn hậu, vị tha, có tấm lọng rộng lượng. Tình thương của Trần Văn Sửu không phải là nội dung cốt lõi của đoạn trich, nhưng nó góp phần vào việc xây dựng nội tâm nhân vật khá nhất quán của tác giả.

Như chúng ta đã nói ở trên, đoạn trích để lại cho người đọc hai nhân vật có dấu ấn nhất đó là Sửu và Tí. Tí được hiện lên qua tình yêu thương, nỗi nhớ con của Trần Văn Sửu. Điều này được thể hiện khá thành công bằng việc xây dựng tình huống giàu kịch tính. Đó là việc ông Sửu đã tìm về làng, tìm lại đứa con sau bao năm tháng xa cách, nhớ nhung để giãy bày nỗi lòng mình.

Mặc kệ những ánh nhìn, những sự soi mói của họ hàng, người thân, nhưng lòng thương con ông vẫn kiên quyết “xăm xăm bước đi về cửa”, cũng chính vì lòng yêu thương con vô bờ bến đã biến ông thanh một người yếu mền chân thực : khóc dòng dòng và đã không kiềm chế được cảm xúc của bản thân: “chết không được vì thương sắp nhỏ quá”; “Con thương sắp nhỏ quá”; “Con nhớ sắp nhỏ quá”…Ông cũng đã thức tình được lòng tốt của Hương Thị Tào và Hương Thị Tào cho ông biết lũ nhỏ vẫn còn thương ông lắm, khi nghe vậy, Trần Văn Sửu chỉ muốn được thấy mặt chúng dù phải giấu mình dưới dạng thổ dân.

Nếu như ở đoạn một, tác giả khắc họa tình cảm của cha đối với con, thì ở đoạn hai này lại là tình cảm của người con đối với người cha. Cuộc đối thoại lúc trở về dưới ánh trăng của Trần Văn Sửu và bố vợ bị thằng Tí nghe thấy hết vì nó rình ở cửa. Chính chi tiết này cũng tạo nên cao trào, vì thương con mà sống, nhớ con mà về, nhưng lại vì con mà không nỡ gặp, dứt áo ra đi vì sợ tiếng tai của mình liên lụy đến con, tiền đồ của con lại ra đi trong đau khổ thương nhớ, nhưng khi ra đi Tí lại giữ ông lại, và rồi khi biết con mình sắp giàu ông lại thấy mình như cản trở nó và chỉ muốn nhảy xuống sông tự tử.

Tình cha con làm người đọc khong khỏi xúc động “Cha con ôm nhau mà khóc” khi Tí đuổi theo ông Sửu. Cuộc hội thoại của hai cha con càng thể hiện lên tình cha con nghĩa nặng. Nếu người cha quay về Tí sẽ bị ảnh hưởng bởi tiếng tai của người cha nhưng bất chấp hi sinh sự giàu sang để cùng sống với bố của mình, thái độ kiến quyết, chân thành của Tí làm cho người đọc không khỏi rung động. Đây cũng chính là “nghĩa nặng” của tình cha con trong đoạn trích.

Như vậy, qua đoạn trích ta có thể thấy được Hồ Biểu Chánh đã khắc họa lên tình cảm cha con đầy kịch tính, từ đó thấy được những tình cảm thiêng liêng nghĩa nặng của tình máu mủ. Đoạn trích bên cạnh nghệ thuật miêu tả dựng cảnh khác, hấp dẫn phải nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả. Cha con nghĩa nặng mang dấu ấn của thời kỳ đầu văn chương đổi mới theo xu hướng hiện đại.

Bài văn phân tích tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” số 8

Ai đã từng đọc tác phẩm cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh hẳn không khỏi xúc động trước tình cha con thắm thiết của ông Trần Văn Sửu với hai con người là Quyên và Tí. Mặc dù gặp hoàn cảnh éo le, trôi dạt, bỏ quê hương ra đi hơn mười một năm nhưng ông Sửu vẫn luôn hướng về các con, lo cho cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của con mình.

Có thể nói, ông Sửu là một người cha đã chịu bao nhiêu đau khổ nhưng luôn nêu cao tình cảm thương con, luôn hi sinh vì các con. Ông là một người cha thật điển hình, gặp bao khó khăn, khổ ải, thay tên đổi họ, sống cũng như chết – mà linh hồn vẫn ngời sáng hướng về các con.

Ông Sửu là một người cha phải chịu đựng bao nhiêu nỗi đau khổ. Từ lúc còn trai trẻ, ông đã phải chịu đựng một cuộc sống chung với người vợ thiếu đạo đức. Nếu đọc từ đầu tác phẩm, chúng ta sẽ hiểu hơn điều này. Một con người thật thà, chăm chỉ, thương vợ thương con như ông mà phải sống với người vợ đàng điếm, lăng loàn, lại có ngoại tình thì thật là bất hạnh.

Ngay trong lời nói của Trần Văn Tí – người con trai ông cũng đã thể hiện rõ điều đó: “Cưới vợ làm gì? Cưới vợ đặng báo hại như má báo hại cha hồi trước đó sao?”. Cũng vì người vợ thiếu đạo đức này cùng với sự nóng tính của mình, ông lại phạm tội ngộ sát vợ (do một lần Trần Văn Sửu bắt được vợ ngoại tình lại ăn nói láo xược, tức quá, Sửu xô vợ và không may vợ bị chết).

Thế rồi, ông phải bỏ quê hương đi trốn biệt, sống chui lủi mười một năm trời, thay tên đổi họ. Cuộc đời ông thật là bất hạnh, có nhà cửa, con cái mà cũng như không, phải sống đơn độc nơi đất khách quê người, từ người Kinh đến thành người Thổ. Ngay cả cái tên Trần Văn Sửu ông đã mang từ khi lọt lòng mẹ. Ông cũng không được giữ lấy mà đành phải đổi thành Sơn Rùm.

Mười một năm ấy ông cũng không được sống thanh thản với cõi lòng mình, trong ông luôn canh cánh một nỗi lo không dứt: lo cho hai đứa con còn đang ở quê nhà, lo cho nỗi oan khuất của mình chưa được giải tỏa. Tuy nhiên, cuộc đời đầy khổ ải trong mười một năm qua của ông cũng chưa được kết thúc khi ông trở lại quê nhà thăm con. Mục đích trở về làng của ông thật giản dị, trong sáng.

Vậy mà, ông vẫn không được chấp nhận. Ai đã từng là người cha chắc đều thấu hiểu nỗi đau xót của ông: xa cách con bao nhiêu năm, bây giờ chỉ chờ một lúc nữa thôi, ông sẽ thỏa lòng mong nhớ, ông sẽ gặp được con, sẽ giải đáp được bao nhiêu câu hỏi mà ông luôn mong có được ngày trả lời. Không biết giờ đây chúng có còn nhớ đến ông không? Bấy lâu nay chúng sống ra sao, giờ đây chúng lớn bằng chừng nào?

Nhưng do lời khuyên ngăn của bố vợ mà ông đành gạt nước mắt quay trở lại: “Sống làm chi, rồi quan làng họ bắt, đây sinh chuyện ra nữa. Mày thiệt là khốn nạn lắm. Đi liền bây giờ đi. Vô Rạch Giá, Cà Mau mà trốn cho biệt tích, đừng có về đây nữa…”. Như vậy, cuộc gặp gỡ không hẹn trước của ông đã tan vỡ trong sự đau xót. Bao mơ ước có ngày gặp lại con của ông đã tan tành. Nỗi đau khổ của ông không chỉ có vậy.

Ông ra đi dưới ánh trăng trong trẻo, sáng sủa lại phải hoảng hốt bỏ chạy mà người đuổi lại chính là con trai mình. “Cha chạy trước, con chạy sau, nhưng vì cha sợ chúng bắt phải chạy đặng thoát thân, nên chạy mau quá, con theo không kịp”. Ông chạy trốn con như một kẻ tội phạm bị truy bắt. Ông chạy trước để tránh gặp mặt con (điều mà ông không hề muốn); con chạy sau đuổi theo cha để kịp ngăn chặn những hành động buông xuôi của cha và mong gặp lại cha sau bao năm xa cách.

Có thể nói, Trần Văn Sửu là một người cha chịu bao nhiêu cay đắng, bất hạnh của cuộc đời, những cay đắng, bất hạnh không biết bao giờ mới hết. Tuy phải chịu khổ cực nhưng Trần Văn Sửu vẫn luôn là người cha thương yêu các con. 11 năm trời thể xác ông như tàn tạ, như đã chết, nhưng tâm hồn, tình thương vẫn sống, vẫn lớn dần, ngời sáng hướng về các con. Có thể nói, mười một năm trời ấy, tình thương yêu, nhớ các con lớn dần lên trong ông, tích tụ lại và đến một ngày nó thôi thúc ông quay về làng tìm gặp con mình.

Động cơ trở về làng của ông Sửu là tìm hiểu cuộc sống và giải tỏa nỗi băn khoăn cho những đứa con. Đó là một người cha đầy trách nhiệm, biết quan tâm đến cuộc sống vật chất và tinh thần của con. Tuy sống trong khổ cực, sống cũng như chết, nhưng không vì thế mà ông buông xuôi, quên lãng các con. Phút đầu gặp bố vợ, ông nói: “Mười mấy năm con thương nhớ chúng nó quá tía ơi”, “Con nhớ sắp nhỏ quá”…

Qua những câu nói của ông Sửu, ta càng thấm thía hơn tình yêu thương của ông với các con. Trong câu nói của ông dường như có nước mắt, như van nài năn nỉ người bố vợ vì một mục đích duy nhất: được gặp con. Có lẽ, mười một năm qua ông đã cố sống để mong có ngày này: “Mười một năm cực khổ hết sức, sống ráng mà sống, là vì trông mong có ngày thấy được mặt con”.

Khi biết những điều lo lắng của mình đã được giải tỏa, ông đã chấp nhận cái chết để mong con mình được sung sướng, không phải liên lụy vì ông – một người cha đã từng bị người đời cho là kẻ phạm tội. Hành động của ông có thể hơi kì quặc nhưng cũng không hợp lí, đúng với tâm lí và phẩm chất của người cha luôn luôn cầu mong cho được hạnh phúc. Ông ra đi tìm cái chết trong sự sung sướng, thỏa mãn vì các con ông giờ đây đang được hạnh phúc.

Chính vì vậy, cảnh dòng sông – nơi ông định trầm mình được Hồ Biểu Chánh tả lại thật đẹp. Nó như tô đậm thêm hình ảnh đáng thương đáng quý của người cha: “Bấy giờ mình còn sống làm gì nữa! Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa (…) chết mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu, cực khổ nửa”. Tuy nhiên, ý định của ông không thành vì con trai đã kịp ngăn lại.

Ông Sửu gặp được con, mừng mừng tủi tủi. Có lẽ đây là giờ phút vui sướng nhất của ông sau mười một năm. Tí tỏ ý sẵn sàng đi nuôi cha nhưng ông Sửu vẫn tỏ ra là một người cha hết lòng vì con, ông Sửu khuyên Tí về nhà với ông ngoại, còn ông lại tiếp tục cuộc đời mai danh ẩn tích, chấp nhận cuộc đời tha phương lặng lẽ, không tên tuổi, họ hàng, sống cũng như chết, bởi ông nhận ra rằng: Chỉ có như vậy hạnh phúc của con mới được trọn vẹn, các con sẽ không phải bận bịu, liên lụy vì ông.

Có thể nói, đến giây phút này, được gặp con, được biết những điều mà ông hằng mong ước cho cuộc sống của các con, ông vẫn từ chối quay trở về làng cùng chung hưởng cảnh sum họp gia đình. Ông chấp nhận cảnh chia lìa là để con được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Ông luôn luôn hi sinh bản thân mình để giành lấy hạnh phúc cho hai con.

Tìm hiểu nhân vật người cha – ông Trần Văn Sửu, một con người chịu đau khổ nhưng luôn mong con được hạnh phúc, hi sinh tất cả vì con, ta lại nhớ đến nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Lão Hạc cũng là một người cha đầy đau khổ vì nghèo quá mà đành phải để con đi làm đồn điền cao su, cuối cùng lão đã tìm đến cái chết để giữ lại cho con mảnh vườn và số tiền bấy lâu ông dành dụm được mà không muốn tiêu phí vào việc chữa chạy bệnh tật ốm đau của mình.

Tóm lại, Cha con nghĩa nặng là một tác phẩm đề cao giá trị con người. Đó là tình cha con, nêu cao ý nghĩa nhân bản, nhân văn thật xúc động. Qua tác phẩm, ta hiểu thêm về ý nghĩa “biểu chánh”, đó là đề cao tình người với người, khuyên con người sống có tình có nghĩa, thủy chung với nhau, biết hi sinh bản thân mình để đem lại, giành lại nguồn vui cho mọi người, cho những người trong gia đình cũng như những người khác.

Đặc biệt là trong tình cảm giữa những người cùng chung một gia đình: Hãy sống với nhau chân thành, tình sâu, nghĩa nặng, bỏ qua những thiếu sót sai lầm của nhau để cùng chung hưởng cuộc sống hạnh phúc. Đọc đoạn trích của tác phẩm, chúng ta thêm khâm phục Hồ Biểu Chánh – con người đạo đức cao cả; khâm phục và cảm thông với Trần Văn Sửu – người cha điển hình, của tình thương yêu vợ con, hết lòng vì hạnh phúc của người thân.

Trên đây là Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Cha Con Nghĩa Nặng – Hồ Biểu Chánh do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hi vọng các bạn sẽ chọn cho mình một bài văn nghị luận thích hợp để phân tích tác phẩm Cha Con Nghĩa Nặng – Hồ Biểu Chánh hay nhé! Chúc các bạn học tốt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *