Actuator là gì? Sự Khác Nhau Giữa Pneumatic Và Electric Actuators

Hiện nay trên các thiết bị điện thường có các tên gọi tiếng anh cũng như thuật ngữ riêng. Khiến nhiều bạn gặp khó khăn trong việc học cũng như làm điện. Một trong những thắc mắc mà nhiều người thường gặp đó là Actuator là gì ? Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số khái niệm của các thiết bị này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Định nghĩa actuator là gì?

Định nghĩa actuator là gì?

“Actuator” tiếng việt đó là: bộ [cần] truyền động; bộ kích thích; bộ viết-đọc; bộ điều tiết; thiết bị truyền động. Hiểu đơn giản thì actuator là bộ truyền động/ bộ tác động hay cơ cấu chấp hành. Trong van công nghiệp thì actuator kết hợp với các loại van cơ (van bướm, van bi, van cầu…) tạo thành các loại van tự động có các tên gọi khác nhau như: van bướm điều khiển điện, van bướm điều khiển khí nén, van bi điều khiển điện, van bi điều khiển khí nén…

Pneumatic Actuator là gì ?

Pneumatic Actuator là gì ?

Pneumatic actuator dịch sang tiếng việt là các thiết bị truyền động khí nén. Pneumatic actuator hoạt động dựa vào lực của khí nén, khi chúng ta cấp lực khí nén vào bộ khí nén sẽ làm bộ khí nén dịch chuyển theo phương ngang, thẳng đứng hoặc xoay.

Pneumatic actuator chia ra làm hai loại: bộ tác động đơn (Single Acting Pneumatic) và bộ tác động kép (Double acting Pneumatic)

Double acting Pneumatic (bộ tác động kép): Trong quá trình điều khiển bộ tác động khí nén loại tác động kép, muốn cho van trở về trạng thái ban đầu, ta phải cấp khí cho bộ tác động.

Single Acting Pneumatic (bộ tác động đơn): Khi cấp khí cho bộ tác động để điều khiển van mở, kết thúc quá trình cấp khí lò xo sẽ tự kéo thanh trượt trong bộ tác động kéo theo nó là tác động quay giúp van trở về trạng thái ban đầu là thường đóng hay thường mở. Điều này có nghĩa là trong quá trính hoạt động nếu bị mất khí cấp thì van sẽ trở về trạng thái ban đầu là thường đóng hay thường mở.

Các loại van điều khiển khí nén thông dụng

Các loại van điều khiển khí nén thông dụng

Khi các loại van công nghiệp kết hợp với bộ điều khiển khí nén (Pneumatic actuator) sẽ tạo ra các loại van sau:

  • Van bướm điều khiển khí nén.
  • Van bi điều khiển khí nén.
  • Van xiên điều khiển khí nén.
  • Van cổng điều khiển khí nén

Electric Actuator là gì?

Electric actutor – Thiết bị truyền động bằng điện, được điều khiển thông qua quá trình cấp điện cho nó. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà mức điện áp cấp sẽ là khác nhau (24 VDC, 220 VAC, 380 VAC…)

Các loại van điều khiển điện thông dụng

Khi các loại van công nghiệp kết hợp với bộ điều khiển điện (Electric actuator) sẽ tạo ra các loại van sau:

  • Van bướm điều khiển bằng điện
  • Van bi điều khiển bằng điện.
  • Van xiên điều khiển bằng điện
  • Van cổng điều khiển bằng điện.
  • Van bi 2PC điều khiển bằng điện
  • Van bi 3 ngã điều khiển bằng điện.

Sự Khác Nhau Giữa Pneumatic Và Electric Actuators

Thiết bị truyền động điện (electric actuator) là thiết bị sử dụng điện (24VDC, 220VAC, 380VAC…) Trong khi đó thiết bị truyền động khí nén là bộ truyền động được vận hành bởi việc chuyển đổi áp suất khí thành lực cơ học để vận hành van.

Sự Khác Nhau Giữa Pneumatic Và Electric Actuators

Lực và Thời gian đáp ứng

Nếu bạn đang cần tìm thiết bị phục vụ cho nhu cầu đóng nhanh/ mở nhanh, momen lực lớn thì thiết bị điều khiển khí nén là sự lựa chọn cho bạn. Nếu xét trên cùng một size van thì thiết bị truyền động bằng khí nén  đóng nhanh, mở nhanh và lực tác động lớn hơn đầu điều khiển bằng điện, và hơn nửa bằng việc điều khiện áp lực khí nén cấp vào bộ điều khiển khí nén thông qua bộ lọc, van chỉnh áp củng khiến cho việc điều khiển lực và tốc độ đóng mở van dể dàng hơn rất nhiều.

Vậy nên trong trường hợp với yêu cầu này việc chọn đầu khí nén là giải pháp hợp lí

Chi phí đầu tư

Nếu mục tiêu lớn để bạn chọn loại phù hợp là giá cả thì việc chọn lựa đầu điều khiển khí nén là sự hợp lí bởi giá trị nó thấp hơn rất nhiều so với đầu điều khiển bằng điện.

Chi phí bảo trì, thay thế, sửa chưa,

Với viêc chọn đầu khí nén (Pneumatic actuators) vì giá đầu tư thấp thì chi phí vận hành, bảo trì, thay thế lại là điểm trừ bởi nó liên quan đến nhiều cấu kiện chứ không đơn thuần xài mỗi nguồn điện như đầu điều khiển điện ví dụ như bộ lọc khí, xi lanh, đường dẩn khí…

Hơn nửa việc cài đặt phần cứng cho đầu điều khiển bằng điện khá đơn giản, bạn chỉ việc cấp nguồn điện, đưa tín hiệu về các bộ điều khiển để vận hành trong khi với đầu điều khiển bằng khí nén phải lắp khá nhiều cấu kiện phức tạp hơn như đường dẩn khí, bộ lọc khí, công tắc áp, đồng hồ đo áp suất…

Phát sinh nhiệt trong quá trình vận hành

Với thiết kế ít sinh nhiệt trong quá trình vận hành nên về điểm này đầu điều khiển khí nén khá ưu việt so với đầu điều khiển điện, nếu bạn sự dụng trong môi trường dể gây cháy nổ, môi trường hạn chế sinh nhiệt hảy lưu ý điểm này để lựa chọn nhé.

Khả năng chống nước và môi trường có đổ ẩm cao

Một điểm khác biệt khá quan trọng nửa là khả năng chống nước, môi trường có độ ẩm cao, đây là ưu điểm nửa của bộ truyền động bằng khí so với khả năng chống nước và độ ẩm môi trường kém của bộ truyền động bằng điện, nếu chọn đầu điều khiện bằng điện thì các bạn hảy lưu tâm vấn đề này, nếu chọn loại chống nước giá thành sẽ cao hơn rất nhiều

Các vấn đề, trục trặc khi vận hành

Một ưu điểm của đầu điều khiển bằng điện chính là sự ổn định, ít bị trục trặc trong quá trình vận hành ngược lại do đầu điều khiển bằng khí nén là sự lắp ghép rất nhiều thành phần với nhau nên các trục trặc thường rất hay xảy ra, và việc xử lí củng mất khá nhiều thời gian đấy nhé…

Momen xoắn

Momen xoắn là đại lượng cần quan tâm bởi nó là đặc trưng cho “ sức mạnh “ của bộ truyền động đó phù hợp với size van nào

Xét về khía cạnh này bộ truyền động khí nén cho momen xoắn lớn hơn so với bộ truyền động điện

Điều khiển

Với sự cải tiến nhanh về công nghệ, bộ điều khiển bằng điện có thế mạnh bằng sự điều khiển gốc đóng mở linh hoạt hơn so với loại bằng khí nén, đây củng là một thế mạnh cho bộ truyền động này khi nhu cầu về điều khiển ngay một tăng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Actuator do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *